Chụp CT là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và phổ biến nhất hiện nay. Và để phát hiện một số chấn thương xảy ra ở não bộ, phương pháp chụp CT đầu luôn được ưu tiên sử dụng. Vậy hình thức này có thể phát hiện những vấn đề sức khỏe gì?
15/03/2021 | Chụp CT não có ảnh hưởng gì không? Chụp cắt lớp não có nguy hiểm? 12/03/2021 | Chụp CT là gì? Chụp CT có được bảo hiểm không? 12/01/2021 | Chụp CT não có ảnh hưởng gì không và lưu ý khi thực hiện 12/01/2021 | Chụp CT não có hại không và khi nào nên thực hiện?
1. Tìm hiểu về phương pháp chụp CT đầu
Chụp CT hay còn được biết đến với tên gọi là chụp cắt lớp vi tính, đây là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất cho tới ngày nay. Các bác sĩ thường sử dụng để chẩn đoán những tổn thương mà chụp X- quang không thể nhìn thấy.
Chụp CT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh rất hiện đại
Trong đó, máy tính và máy CT là hai thiết bị được sử dụng để phân tích, thu về hình ảnh lớp cắt ngang của cơ thể. Có thể nói, hình ảnh thu được nhờ chụp CT khá rõ nét, đem lại hiệu quả chẩn đoán cao hơn so với chụp X - quang thông thường.
Đặc biệt, phương pháp chụp CT đầu không còn xa lạ đối với những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh về não. Chùm tia X sẽ được phóng ra xung quanh đầu của người bệnh, sau một thời gian ngắn phân tích, máy cho ra hình ảnh hai chiều hoặc ba chiều.
Nhờ sự phát triển hiện đại của các thiết bị chụp CT, chúng ta có thể phát hiện bệnh về não nhanh chóng, chính xác mà không cần thực hiện phẫu thuật kiểm tra. Không thể phủ nhận rằng phương pháp này vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
2. Chụp CT có thể phát hiện bệnh gì?
Một vấn đề được rất nhiều người quan tâm đó là phương pháp chụp CT đầu có thể góp phần phát hiện những vấn đề gì liên quan tới não bộ?
Để chẩn đoán một số bệnh như: xuất huyết não hoặc chấn thương sọ não do bị tai nạn, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh đi chụp cắt lớp vi tính ở đầu. Đây là phương pháp hiệu quả nhất, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân và thời gian thực hiện nhanh chóng.
Nhờ chụp CT đầu, chúng ta có thể phát hiện những tổn thương của não bộ
Nếu người bệnh đang đối mặt với tình trạng tụ máu nội sọ, có các khối u hình thành trong não, việc đi chụp CT ở đầu là bước không thể bỏ qua nhằm kiểm soát tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được áp dụng để theo dõi tình trạng của những trường hợp có cấu trúc não bất thường. Một số trường hợp có thể kể đến như: nhiễm trùng não hoặc não úng thủy,…hay chụp mạch não để đánh giá những bất thường mạch máu trong não.
Ngày nay, chụp cắt lớp vi tính còn được ứng dụng trong điều trị, phẫu thuật một số bệnh lý nghiêm trọng về não. Các bác sĩ thường sử dụng thủ thuật trên để đánh giá xem các phương pháp điều trị bệnh có đem lại hiệu quả hay không?
3. Bạn nên đi chụp CT đầu khi gặp những triệu chứng nào?
Trên thực tế, các triệu chứng có liên quan tới bệnh về não rất khó phát hiện, bệnh nhân có thể nhầm lẫn với những căn bệnh khác hoặc nghĩ mình đang căng thẳng, mệt mỏi.
Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh về não, sức khỏe và tính mạng của bạn sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Chính vì thế, ngay khi phát hiện một số triệu chứng sau đây, bạn nên đi khám và tiến hành chụp CT đầu ngay lập tức.
Đa số bệnh nhân gặp vấn đề về não bộ sẽ phải đối mặt với tình trạng đau nhức đầu liên tục. Họ có thể cảm thấy đau theo từng cơn hoặc đau ngắt quãng, điều này khiến người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi, không thể tập trung làm việc, sinh hoạt như bình thường.
Bạn không nên chủ quan khi bị đau nhức đầu thường xuyên
Chúng ta cũng không nên chủ quan với triệu chứng ù tai, suy giảm khả năng nghe hoặc hay bị ngất xỉu. Đó đều là những dấu hiệu thông báo não bộ của bạn đang bị tổn thương và cần được điều trị kịp thời.
4. Những ưu điểm nổi bật của thủ thuật chụp CT đầu
Chắc hẳn phương pháp chụp CT đầu sở hữu những ưu điểm vượt trội nên được ưu tiên áp dụng trong chẩn đoán bệnh. Đầu tiên, nhờ sự ra đời của phương pháp kể trên, chúng ta không cần sử dụng kỹ thuật mổ để kiểm tra tình trạng bệnh. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian, tiền bạc mà còn đảm bảo tính an toàn cho người bệnh.
Thời gian thực hiện chụp cắt lớp vi tính khá ngắn, thông thường, chúng ta chỉ cần dành khoảng 1 - 2 phút là hoàn thành. Đó là lý do vì sao phương pháp trên phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, nhất là trẻ nhỏ, người lớn tuổi hoặc những bệnh nhân có tình trạng bệnh nguy hiểm.
5. Lưu ý khi thực hiện chụp CT đầu
Mặc dù phương pháp chụp CT đầu đem lại hiệu quả trong việc theo dõi, chẩn đoán tình trạng bệnh, tuy nhiên bạn nên lưu ý một số vấn đề khi thực hiện thủ thuật trên.
Nếu bị dị ứng với chất cản quang, bạn hãy báo với bác sĩ
Phương pháp chụp cắt lớp vi tính sử dụng tia X để phân tích và thu hình ảnh 2D, 3D, song liều tia rất thấp nên ít có nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyên bệnh nhân không nên chụp CT liên tục trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này có thể gây hại cho sức khỏe của bạn, gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Ngoài ra, những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các chất cản quang nên thông báo với bác sĩ trước khi thực hiện. Nhờ vậy, bác sĩ có thể đưa ra phương pháp xử lý phù hợp, hạn chế những tác động xấu đối với sức khỏe người bệnh.
6. Chụp CT đầu bao nhiêu tiền?
Chi phí chụp CT đầu cũng là vấn đề đáng quan tâm, bạn nên tìm hiểu kỹ càng trước khi thực hiện nhé!
Trên thực tế, để trả lời câu hỏi chụp CT đầu bao nhiêu tiền, chúng ta cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Bạn có thể nghiên cứu về chất lượng trang thiết bị, trình độ của y bác sĩ, liệu bệnh nhân có phải dùng thuốc cản quang hay không? Đó là những yếu tố giúp chúng ta nắm được chi phí chụp cắt lớp vi tính, chuẩn bị tài chính. Hiện nay, giá chụp cắt lớp vi tính có thể dao động trong khoảng 900.000 - 4.000.000 VNĐ.
Nhiều người thắc mắc chụp CT đầu bao nhiêu tiền?
Như vậy, phương pháp chụp CT đầu không chỉ hiện đại mà còn khá hiệu quả trong việc chẩn đoán, theo dõi bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị. Trước khi đi chụp cắt lớp vi tính, bạn nên chuẩn bị thật kỹ và xin lời khuyên của bác sĩ nhé! Hy vọng rằng phương pháp này sẽ tiếp tục được cải tiến trong tương lai để đem lại hiệu quả cao nhất trong điều trị bệnh.