Thế kỷ 21 là thời điểm bùng nổ của khoa học kỹ thuật với nhiều thành tựu đáng kể về mọi lĩnh vực, trong đó có y học. Đã có hàng loạt phát minh mới ra đời hỗ trợ cho việc chẩn đoán, khám chữa bệnh thuận tiện hơn, điển hình như công nghệ chụp CT. Bài viết sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về kỹ thuật này cũng như gợi ý một địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng hiện nay.
18/07/2019 | Chụp CT toàn thân - phương pháp kiểm soát sức khỏe hiệu quả 17/07/2019 | Chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh lý nguy hiểm với kỹ thuật Chụp CT dạ dày 09/07/2019 | Những kiến thức cần biết trước khi chụp CT ổ bụng
1. Chụp CT là gì?
Chụp CT hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính, là kỹ thuật kết hợp sử dụng nhiều tia X-quang quét lên một bộ phận hay toàn bộ cơ thể theo những lát cắt ngang (Axial), phối hợp với kỹ thuật xử lý hình ảnh bằng máy tính để cho ra hình ảnh giải phẫu 2 chiều hoặc 3 chiều của cơ quan, bộ phận được chụp.
Chụp CT là kỹ thuật kết hợp tia X-quang và xử lý hình ảnh vi tính
Bản chất chụp CT cũng sử dụng những tia X-quang để cho được hình ảnh khu vực được chụp, tuy nhiên so với phương pháp chụp X-quang thông thường, chụp CT có những ưu thế nổi trội hơn:
- Mô phỏng rõ nét, chi tiết hơn về hình ảnh bên trong cơ thể.
- Thời gian nhanh chóng, phù hợp với những ca bệnh cần cấp cứu.
- Chẩn đoán đặc biệt hiệu quả hơn phương pháp chụp X-quang đối với các bệnh lý về xương.
Như vậy, có thể thấy chụp CT là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh cực kỳ hiện đại và có tính ứng dụng cao.
2. Khi nào thì bạn cần chụp CT?
Mục đích của việc chụp CT là để chẩn đoán bệnh, đánh giá những thương tổn, bệnh lý tồn tại, thông qua đó xác định căn bệnh cũng như các nguyên nhân triệu chứng mà bệnh nhân mắc phải. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT để:
- Chẩn đoán các rối loạn bệnh lý ở xương, cụ thể như u xương, gãy xương.
- Xác định vị trí của khối u, khối nhiễm trùng hay cục máu đông.
- Định hướng các thủ thuật ngoại khoa cho phù hợp như phẫu thuật, sinh thiết, xạ trị,…
- Phát hiện kịp thời các tình trạng bệnh lý như ung thư, bệnh tim, các khối u ở phổi và gan.
- Theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị bệnh bằng các phương pháp nhất định.
- Phát hiện những tổn thương nội tạng hay tình trạng chảy máu trong ở bệnh nhân.
Như vậy, kỹ thuật chụp CT không chỉ hỗ trợ bác sĩ khám bệnh, chẩn đoán bệnh hiệu quả, mà còn tham gia vào công tác nghiên cứu, theo dõi quá trình điều trị bệnh.
Hình ảnh chụp CT phổi
3. Khi chụp CT cần lưu ý những gì?
Trước khi chụp CT
Trước khi chụp CT, bạn cần lưu ý những điểm sau:
Nhịn ăn 4-6 tiếng
Ngoài ra, trước khi tiêm chất tương phản, hãy lưu ý nhịn ăn 4 đến 6 tiếng để hạn chế các phản ứng gây nôn, nhu động quá mức.
Lưu ý khi bạn là bệnh nhân tiểu đường và bệnh thận
Đối với bệnh nhân bị tiểu đường đang sử dụng thuốc metformin để điều trị, bạn cần nói với bác sĩ để ngưng dùng thuốc một thời gian để tiêm chất tương phản.
Còn đối với bệnh nhân bị bệnh thận, cũng cần hết sức lưu ý vì chất tương phản có thể phản ứng mãnh liệt ở thận gây ra tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn ở thận nhé!
Lưu ý trọng lượng máy chụp CT có thể chịu đựng
Một số máy chụp CT quy định giới hạn cân nặng của bệnh nhân, thông thường nếu bạn nặng hơn 135 kg, hãy chắc chắn rằng máy có thể chấp nhận được cân nặng của bạn.
Loại bỏ trang sức, áo quần, áo choàng khi chụp CT
Việc loại bỏ toàn bộ trang sức, quần áo sẽ giúp cho công cụ chẩn đoán hình ảnh được chính xác hơn, hơn nữa còn hạn chế những rủi ro máy móc không cần thiết.
Tiêm chất tương phản
Tùy theo vị trí và loại xét nghiệm bạn tham gia mà bác sĩ có thể yêu cầu bạn phải tiêm chất tương phản. Chất tương phản sẽ giúp các khu vực được chụp hiển thị tốt hơn trên phim chụp với tia X.
Nhưng nó có thể sẽ khiến bạn bị dị ứng gây nên shock phản vệ, nặng có thể dẫn đến tử vong vì vậy.... Vì vậy hãy thông báo tới bác sỹ nếu đã từng có phản ứng với chất tương phản trong lần chụp trước đây, cần nói ngay với bác sĩ về tiền sử dị ứng với các loại thức ăn đồ uống hay các loại thuốc khác.
Trong khi chụp CT
Nhiều người thường đặt câu hỏi chụp CT có đau không, thực tế chụp CT không hề gây ra cảm giác đau, tuy nhiên sẽ hơi căng thẳng khi bạn phải nằm 1 chỗ không động đậy trong một khoảng thời gian để máy quét hoạt động. Hãy lưu ý là hạn chế những cử động đến mức tối đa để hình ảnh quét qua không bị nhòe, dẫn đến kết quả kiểm tra không chính xác.
Thời gian chụp CT nhanh hay chậm tùy thuộc vào loại máy chụp CT mà bạn đang sử dụng và diện tích cơ quan, bộ phận mà bạn tiến hành chụp. Thông thường bạn sẽ tốn từ 20 phút đến 1 tiếng để tiến hành kỹ thuật này.
Đối với trẻ nhỏ, bác sĩ có thể tiêm thuốc an thần để giúp trẻ đỡ hoảng loạn trong lúc chụp CT.Vì vậy không cần quá lo lắng trong quá trình chụp CT đâu nhé, chỉ cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ là được.
Sau khi chụp CT
Sau khi chụp CT, bác sĩ sẽ tiến hành phân tích hình ảnh, chẩn đoán tình trạng bệnh. Trong thời gian đó, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi và chờ đợi kết quả từ các bác sĩ phụ trách.
Các bước khi chụp CT
4. Kết quả chụp CT có ý nghĩa gì?
Kết quả chụp CT phản ánh chính xác các tình trạng bệnh lý mà bạn đang mắc phải. Nếu bác sĩ chẩn đoán hình ảnh không tìm thấy bất kỳ khối u, cục máu đông, dấu hiệu méo, lệch các cơ quan hay gãy xương và các bất thường nói chung, thì kết quả chụp CT được chẩn đoán là bình thường.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào kể trên, bạn có thể sẽ cần làm thêm các xét nghiệm y học khác hoặc kết hợp biện pháp chẩn đoán khác để có được kết quả chính xác nhất.
Thực tế, có rất nhiều loại máy chụp CT với số dãy, số lát cắt khác nhau, do đó kết quả phản ánh tình trạng bệnh cũng có thể khác nhau. Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, chúng tôi có trang bị máy chụp CT 256 lát cắt, với công nghệ hiện đại nhất cùng với đội ngũ y bác sĩ lành nghề, lâu năm, đảm bảo kết quả chẩn đoán là chính xác nhất, an toàn và nhanh chóng nhất hiện nay.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có máy chụp CT 128 dãy
Trên đây là một số thông tin cũng như chia sẻ của MEDLATEC về kỹ thuật chụp CT cùng những lưu ý mà bệnh nhân cần biết khi có ý định thực hiện. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay yêu cầu tư vấn nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ website medlatec.vn để nhận được lời giải đáp nhanh và chính xác nhất!