Trong cơ thể con người có hàng trăm các khớp giữa các xương, để tránh việc vận động quá mức dẫn đến chấn thương, đụng dập các bộ phận liên quan thì giữa chúng sẽ có các dây chằng đóng vai trò như những sợi dây kết nối, giúp bảo vệ các khớp khi chúng ta vận động. Các tổn thương dây chằng rất dễ xảy ra trong hoạt động hàng ngày, tuy nhiên, việc thăm khám, chẩn đoán các bệnh lý về dây chằng lại khá hạn chế do kích thước nhỏ, mảnh và thường nằm ở các vị trí khó theo dõi.
06/02/2022 | Những thông tin về chấn thương dây chằng đầu gối mà bạn nên biết! 23/11/2021 | Giãn dây chằng vai: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý 15/10/2021 | Chấn thương dây chằng đầu gối: phân loại và cách điều trị 26/09/2021 | Điều trị giãn dây chằng lưng như thế nào để đạt hiệu quả cao?
1. Cấu tạo, chức năng của dây chằng trong cơ thể
Cấu tạo của dây chằng
Dây chằng được cấu tạo bởi các sợi collagen liên kết dày đặc với nhau, có hình dạng và kích thước tùy thuộc vào vị trí và chức năng của các khớp mà nó bám vào. Tổng trên cơ thể người có khoảng 900 các dây chằng lớn nhỏ khác nhau được phân bố tùy theo mức độ vận động, nhiều nhất là ở cánh tay và chân với tầm 600 dây chằng, sau đó là vùng thân người với hơn 200 dây chằng. Khi chúng ta vận động, các dây chằng sẽ căng dãn nhịp nhàng tạo sử uyển chuyển, êm ái cho chuyển động, tuy nhiên, mức độ căng dãn này có giới hạn nhất định, nếu căng ra quá mức hoặc trong thời gian quá lâu sẽ dễ dẫn đến tổn thương dây chằng.
Dây chằng vùng khớp gối
Chức năng của dây chằng
Dây chằng phân bố tại các khớp trong cơ thể như khớp gối, khớp háng, cổ tay, cổ chân, khuỷu tay. Các dây chằng có rất nhiều hình dạng và kích thước khác nhau nhưng đều có các chức năng chủ yếu là:
- Liên kết, cố định các xương với nhau tạo ra các khớp, đồng thời đảm bảo trật tự sắp xếp các xương, tránh tình trạng bị di lệch quá mức.
- Giúp khớp xương vận động một cách nhẹ nhàng, linh hoạt và trơn tru.
- Có tác dụng nâng đỡ bộ xương, định hình khung xương và hình dáng của cơ thể.
- Chứa các dây thần kinh cảm giác có tác dụng chuyền các tín hiệu thần kinh giúp cơ thể tránh vận động quá mức, gây hại cho các khớp xương.
2. Quy trình chụp mri dây chằng
-
Đầu tiên, người bệnh cần tháo bỏ toàn bộ các vật dụng bằng kim loại và nghe theo hướng dẫn của kỹ thuật viên chụp. Nếu bệnh nhân có cấy ghép kim loại hay dị vật kim loại trong người thì không nên chụp cộng hưởng từ.
-
Chụp cộng hưởng từ dây chằng đòi hỏi bệnh nhân cần nằm im trong quá trình chụp, cố định tốt khớp cần chụp tránh di động dẫn đến chụp sai, không quan sát thấy dây chằng do kích thước dây chằng khá nhỏ và mảnh.
-
Thời gian chụp thường diễn ra trong khoảng 15-20 phút nên bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi mỏi vùng khớp cần chụp do bất động trong thời gian dài, kỹ thuật viên chụp sẽ kê đệm lót giúp tư thế bệnh nhân được thoải mái và dễ chịu hơn.
-
Kết quả sẽ có sau chừng 15-20 phút sau khi chụp, bệnh nhân sẽ cầm kết quả cho bác sĩ chuyên khoa tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Chụp cộng hưởng từ tại bệnh viện đa khoa Medlatec
3. Tác dụng khi chụp cộng hưởng từ dây chằng
Chụp cộng hưởng từ dây chằng là phương pháp nên thực hiện càng sớm càng tốt đối với các trường hợp chấn thương do các tổn thương về dây chằng thường rất khó phát hiện do kích thước nhỏ, nằm sâu trong các khớp xương. Đặc biệt, các tổn thương dây chằng cần rất nhiều thời gian để bình phục do ít mạch máu nuôi dưỡng và thường tái phát do bệnh nhân hay vận động khi chưa bình phục hoàn toàn. Vì vậy, việc phát hiện, chẩn đoán sớm các bệnh lý của dây chằng sẽ giúp ích rất nhiều cho điều trị phục hồi chức năng các khớp cho người bệnh. Các lợi ích khi chụp cộng hưởng từ dây chằng bao gồm:
-
Quan sát dây chằng một cách chi tiết trên nhiều mặt phẳng khác nhau với độ chi tiết rất cao, giúp chẩn đoán được đa số các bệnh lý của dây chằng như đụng dập, đứt bán phần hay đứt hoàn toàn dây chằng, thoái hóa dây chằng.
-
Chụp mri dây chằng ngoài phát hiện các bệnh lý về dây chằng còn có thể quan sát, chẩn đoán các tổn thương về sụn chêm, vùng gân cơ lân cận và mạch máu xung quanh.
-
Bệnh nhân không bị nhiễm xạ khi chụp do cộng hưởng từ dùng sóng điện từ, đây là điều mà nhiều kỹ thuật cao khác khó có được, vì vậy mà cộng hưởng từ dây chằng có thể áp dụng cho rất nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau.
-
Xác định một cách chi tiết, chính xác về mức độ đứt dây chằng, tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật điều trị sau đó, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và hiệu quả.
-
Chụp mri dây chằng sau phẫu thuật giúp đánh giá quá trình hồi phục để bác sĩ điều chỉnh phương pháp phục hồi chức năng phù hợp.
Hình ảnh đứt dây chằng chéo sau trên cộng hưởng từ
4. Các cách bảo vệ dây chằng
- Duy trì vận động thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.
- Trước khi thể dục hoặc làm việc nặng cần khởi động kỹ lưỡng, vận động nhẹ nhàng, tránh quá sức, sai tư thế.
- Chọn các loại giày phù hợp khi chơi thể thao, đeo đồ bảo vệ các khớp khi vận động thể thao ( khớp gối, khớp cổ chân, khớp khuỷu, khớp cổ tay).
- Khi vận động nặng lâu dài cần có thời gian nghỉ ngơi để các khớp được thả lỏng, tránh căng dãn quá mức trong thời gian dài.
- Khi tập luyện cần có người hướng dẫn kèm cặp, không nên tập các bài tập khó khi một mình mà nên có người hỗ trợ để phòng các trường hợp không may xảy ra.
Chụp cộng hưởng từ dây chằng là phương pháp hữu hiệu để phát hiện, chẩn đoán các tổn thương về dây chằng, vừa an toàn, nhanh chóng và hiệu quả. Đây là kỹ thuật luôn được ưu tiên hàng đầu cho các bệnh nhân có nghi ngờ tổn thương dây chằng. Bệnh viện đa khoa MEDLATEC với máy móc hiện đại và đội ngũ y bác sĩ trình độ cao đã phát hiện, chẩn đoán cho rất nhiều bệnh nhân có các tổn thương dây chằng phức tạp, giúp ích rất nhiều cho điều trị phục hồi sau đó. Khi đến với Medlatec, bệnh nhân sẽ được trải nghiệm các dịch vụ khám, chữa bệnh tốt nhất hiện nay với giá cả hợp lý. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ tổng đài 1900.565656 để được tư vấn và đặt lịch.