Chụp cắt lớp vi tính tầm soát toàn thân là một kỹ thuật vô cùng quan trọng trong chẩn đoán cận lâm sàng đặc biệt về ý nghĩa tầm soát di căn hay trong đa chấn thương. Kỹ thuật có thể đánh giá được toàn diện hệ thống phần mềm, xương, xoang…
20/06/2022 | Chụp cắt lớp vi tính tai mũi họng để làm gì? 10/06/2022 | Chụp cắt lớp vi tính tầng trên ổ bụng thường quy 07/04/2022 | Đặc điểm tổn thương phổi do Covid qua hình ảnh cắt lớp vi tính 07/04/2022 | Khám phổi sau Covid qua cắt lớp vi tính - Giải pháp giúp tầm soát sức khỏe hiệu quả
1. Chụp cắt lớp vi tính là gì
Kể từ những năm 70 của thế kỷ trước hệ thống máy cắt lớp vi tính đầu tiên ra đời. Qua nhiều năm phát triển không ngừng của nền kinh tế cũng như ứng dụng trong y học. Từ những hệ thống cắt lớp vi tính đơn dãy, đa dãy đến hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính hai đầu bóng. Chụp cắt lớp vi tính nói chung vẫn luôn là chỉ định chẩn đoán cận lâm sàng hàng đầu được áp dụng rộng rãi với hiệu quả chẩn đoán không thể bàn cãi. Hệ thống chụp cơ bản của một máy cắt lớp vi tính bao gồm bóng phát tia X, tấm cảm biến thu nhận hình ảnh, hệ thống máy tính xử lý dữ liệu tạo ảnh..
Khi tiến hành chụp cắt lớp vi tính bệnh nhân nằm trên bàn chụp, bóng và tấm sẽ phát tia X đồng thời quay quanh bệnh nhân, bàn chụp sẽ di chuyển để đảm bảo quét được toàn bộ vùng chụp. Dựa vào mức độ hấp thụ tia X khác nhau từ các cơ quan, bộ phận trên cơ thể, máy tính sẽ xử lý dữ liệu và tạo thành hình ảnh chụp. Với độ dày lát cắt mỏng, máy chụp có thể tái tạo thành hình ảnh hai chiều hoặc ba chiều với các mặt phẳng khác nhau, từ đó giúp đánh giá bệnh lý được chính xác nhất.
Hình ảnh nguyên lý chụp cắt lớp vi tính
2. Khi nào cần chụp cắt lớp vi tính toàn thân
Chụp cắt lớp vi tính tầm soát toàn thân là một trong rất nhiều chỉ định cận lâm sàng của cắt lớp vi tính. Tuy nhiên chụp cắt lớp vi tính tầm soát toàn thân sẽ đánh giá được tất cả các cấu trúc vùng sọ, cổ, ngực, bụng và chậu.
Người bệnh được chỉ định chụp cắt lớp vi tính toàn thân thường hạn chế hơn so với các chỉ định từng bộ phận riêng lẻ khác. Một số chẩn đoán cần chụp cắt lớp vi tính tầm soát toàn thân như:
- Chẩn đoán đa chấn thương trong tai nạn
- Đánh giá sự di căn của khối u hay tầm soát sau điều trị khối u, xác định tổn thương nguyên phát..
3. Chụp cắt lớp vi tính toàn thân cần chuẩn bị gì
Với trường hợp chụp cắt lớp vi tính toàn thân trong trường hợp cấp cứu đa chấn thương, cần xác định tổn thương nhanh người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân tháo bỏ mọi vật dụng kim loại trên người do kim loại có tính chất cản tia X dễ gây nhiễu ảnh, ảnh hưởng đến chẩn đoán bệnh. Người bệnh mang thai cần hội chẩn liên chuyên khoa để có thể chỉ định chính tốt nhất.
Trường hợp chụp cắt lớp vi tính tầm soát toàn thân khối U. Trước khi chụp người bệnh cần đảm bảo không mang thai, cần nhịn ăn trước khoảng 4 - 6 tiếng, đảm bảo không tiền sử dị ứng với thuốc cản quang và tháo bỏ mọi vật dụng kim loại trên người.
Cả hai trường hợp người bệnh cần thông báo cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên chụp nếu trên cơ thể có đặt khớp giả , hoặc có cấy ghép vật dụng kim loại trên người để người chụp có thể chỉnh sửa trình chụp, tạo hình ảnh có chất lượng chẩn đoán tốt nhất.
Hình ảnh nhiễu ảnh do vật dụng kim loại cấy ghép trên cơ thể
4. Quy trình chụp cắt lớp vi tính toàn thân tại bệnh viện đa khoa MEDLATEC
Bước 1: Chuẩn bị bệnh nhân
Sau khi được chỉ định chụp cắt lớp vi tính tầm soát toàn thân tại bệnh viện đa khoa medlatec, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn đến phòng chụp. Kỹ thuật viên tiếp nhận bệnh nhân, kiểm tra lại thông tin hành chính. Hướng dẫn bệnh nhân tháo bỏ vật dụng kim loại trên người, thay đồ chuyên dụng. Giải thích về tác dụng, tác dụng không mong muốn của thuốc và làm cam kết trước khi chụp với trường hợp chỉ định tiêm thuốc cản quang. Đảm bảo bệnh nhân không mang thai. Hướng dẫn bệnh nhân nằm trên bàn chụp, bệnh nhân kích động hoặc có vấn đề không thể phối hợp cần sự trợ giúp an thần của bác sĩ lâm sàng, đặt đường truyền tay phải, đặt tia định vị tiến hành kỹ thuật chụp.
Hình ảnh tiêm an thần hỗ trợ chụp CLVT với bệnh nhân kích động tại bệnh viện MEDLATEC
Bước 2: Kỹ thuật chụp
Chỉ định chụp cắt lớp vi tính tầm soát toàn thân với từng bệnh cảnh lâm sàng sẽ có những kỹ thuật chụp khác nhau, nhằm đảm bảo tạo hình ảnh tốt nhất, giảm liều bức xạ tia X cho bệnh nhân
- Trường hợp chụp tầm soát khối u
Chụp hình định vị:
Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp, đầu quay vào phía bóng, hai tay xuôi theo cơ thể. Trường cắt từ đỉnh sọ đến hết khớp mu theo hai hướng Coronal và Sagittal
Chụp trước tiêm:
Đặt trường cắt đầu - cổ từ đỉnh sọ đến hết khoảng đốt sống D1. Hướng cắt từ trên xuống dưới. Trường cắt ngực - bụng chậu đặt từ ngàng đốt sống C7 đến hết khớp mu, hướng cắt từ trên xuống dưới. Lưu ý đặt delay giữa hai trường cắt khoảng 30 giây. Sau khi quét xong trường đầu- cổ, trong thời gian delay kỹ thuật viên chụp hướng dẫn bệnh nhân đưa tay lên đầu để hạn chế tối đa nhiễu ảnh cánh tay.
Chụp thì tiêm thuốc:
Copy trường chụp giống thì trước tiêm. Đặt đường truyền tay phải, Tiêm thuốc tốc độ 3 -4ml/s lượng thuốc tương đứng 1,2-1,5ml/kg cân nặng, 60-70ml nước muối. Đặt delay với trường đầu - cổ khoảng 25-30 giây và ngực - bụng- chậu khoảng 60-70 giây. Sau khi chụp xong trình đầu - cổ, hướng dẫn bệnh nhân đưa tay lên đầu chụp trình ngực - bụng - chậu.
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính tầm soát toàn thân tại bệnh viện MEDLATEC
Kỹ thuật này có ưu điểm hạn chế tối đa nhiễu ảnh, mang lại hình ảnh tốt nhất. Tuy nhiên để kỹ thuật được thực hiện cần sự phối hợp tốt của bệnh nhân.
- Trong trường hợp chụp cấp cứu chấn thương
Chụp hình định vị:
Bệnh nhân nằm ngửa, đầu quay về phía bóng, hai tay gấp lại, cẳng tay đặt song song nhau và đặt trên một gối đệm ngăn cách với cơ thế. Quét hình định vị từ đỉnh sọ đến hết khớp mu theo hai hướng coronal và sagittal.
Chụp thì trước tiêm:
Dựa vào hình định vị đã chụp, đặt trình cắt sọ - não từ đỉnh sọ đến hết cằm. Trình cắt cổ ngực - bụng - chậu, định vị từ nền sọ đến hết khớp mu, quét theo hướng từ trên xuống dưới.
Chụp thì sau tiêm thuốc:
Copy trường chụp từ thì trước tiêm, sử dụng kỹ thuật Bolus Tracking, đặt ROI ngang vị trí động mạch chủ ngực. Nồng độ khoảng 120 HU. Sau khi thuốc đạt ngưỡng máy sẽ tự động chụp thì động mạch. Thì tĩnh mạch sẽ cắt sau khoảng 60-70 giây sau tiêm thuốc.
Tốc độ tiêm khoảng 3-4ml/s, lượng thuốc khoảng 1,2 - 1.5ml/kg cân nặng, 60-70ml nước muối.
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính toàn thân trong cấp cứu chấn thương
Kỹ thuật này ưu điểm nhanh, bệnh nhân không cần cử động tuy nhiên hình ảnh chụp vùng ngực bụng - chậu sẽ bị nhiễu do ca tay nằm trong vùng chụp.
Bước 3: Kết thúc ca chụp hẹn kết quả
Sau khi chụp xong kỹ thuật viên tháo bỏ đường truyền ( Giữ lại kim đề phòng trường hợp phản ứng muộn), Theo dõi trong khoảng 15 phút. Đánh giá tình trạng bệnh nhân sau tiêm thuốc. Nếu không có vấn đề bất thường gì hẹn trả kết quả cho bệnh nhân.
5. Tổng kết
Chụp cắt lớp vi tính tầm soát toàn thân là một trong những thành công của phát triển hệ thống trang thiết bị y tế. Kỹ thuật có giá trị rất lớn trong việc phát hiện và điều trị các bệnh lý cho bệnh nhân. Tại bệnh viện đa khoa MEDLATEC hiện đang có hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy thế hệ mới từ 64-128 dãy, đáp ứng được mọi chỉ định lâm sàng về chụp cắt lớp vi tính. Từ chụp thường quy, chụp mạch đến chụp toàn thân.
Máy chụp cắt lớp vi tính tại bệnh viện đa khoa MEDLATEC
Trung tâm chẩn đoán hình ảnh MEDIM với đội ngũ bác sĩ bao gồm phó giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia đầu ngành trong chẩn đoán hình ảnh, kết hợp với kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm luôn chụp được hình ảnh tốt nhất, mang lại kết quả chính xác nhất cho khách hàng. Mọi thông tin chi tiết khách hàng có thể liên hệ hotline 1900565656 để được tư vấn và đặt lịch.