Viêm gan B là bệnh có thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe bằng nhiều con đường khác nhau. Vấn đề được nhiều người quan tâm đó là “chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không” và phải làm sao để phòng tránh một cách hiệu quả. Để có lời giải đáp chi tiết nhất, mời bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
03/12/2020 | Virus viêm gan B có lây không? Cách phòng tránh như thế nào? 23/12/2019 | Bệnh viêm gan B có lây qua đường ăn uống không? 14/12/2019 | Viêm gan B có lây không? Cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả 30/10/2019 | Virus viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?
1. Bệnh viêm gan B nguy hiểm như thế nào?
Việt Nam là một trong những quốc gia có số ca mắc bệnh viêm gan B ở mức cao. Đáng lo ngại hơn, khi số ca mắc mới liên tục tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người vẫn chủ quan về căn bệnh này và chưa được cập nhật những kiến thức cơ bản để nhận biết sớm cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm
Ở giai đoạn đầu, bệnh viêm gan B thường diễn biến thầm lặng và không có những biểu hiện rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Đến khi xuất hiện những triệu chứng điển hình thì bệnh đã bước sang giai đoạn muộn và đã gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là những triệu chứng cảnh báo bệnh viêm gan B mà bạn không nên bỏ qua:
- Tình trạng vàng da, vàng mắt.
- Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải.
- Thường xuyên bị đau đầu.
- Hay bị đau ở hạ sườn phải.
Một số biến chứng nguy hiểm do viêm gan B gây ra là:
- Suy giảm chức năng gan: Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus HBV sẽ tấn công các tế bào gan, dẫn đến tổn thương gan và làm suy giảm chức năng gan. Khi đó, những hoạt động thải độc, lọc máu, tổng hợp và chuyển hóa các chất sẽ không còn hiệu quả,… gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe.
- Gan nhiễm mỡ: Khi các tế bào gan bị virus phá hủy, quá trình phân giải Triglyceride cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Do đó chất béo sẽ không được chuyển hóa tối đa mà có nguy cơ tích tụ lại gan gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ.
- Xơ gan: Bệnh nhân viêm gan B không được điều trị kịp thời và hiệu quả có thể dẫn đến tình trạng xơ gan và suy giảm chức năng gan.
- Ung thư gan: Những người mắc bệnh viêm gan B sẽ có nguy cơ bị ung thư gan cao hơn rất nhiều so với những trường hợp khỏe mạnh.
2. Virus viêm gan B có thể lây nhiễm qua những con đường nào?
Viêm gan B là bệnh có thể lây truyền qua 3 con đường chính là đường máu, đường quan hệ tình dục và lây truyền từ mẹ sang con. Cụ thể như sau:
- Lây qua đường máu: Virus viêm gan B xâm nhập, tấn công và tồn tại trong máu của người bệnh. Do đó, bệnh có thể lây truyền qua đường máu khi dùng chung kim tiêm với người bệnh, bị xước da khi dùng chung dao cạo râu với người bệnh, nhận máu từ người bệnh,…
Viêm gan B có thể lây truyền qua đường quan hệ tình dục
- Lây qua đường sinh hoạt tình dục: Virus viêm gan B cũng tồn tại trong dịch âm đạo ở nữ và tinh dịch ở nam ở người bị nhiễm bệnh và thâm nhập vào máu qua các vết xước nhỏ. Chính vì thế, bệnh có thể lây qua đường quan hệ tình dục nếu không sử dụng biện pháp an toàn. Trên thực tế, nhiều trường hợp nam giới chưa được tiêm chủng đầy đủ, có hoạt động tình dục tập thể, sinh hoạt tình dục với gái mại dâm đã mắc phải căn bệnh truyền nhiễm này.
- Truyền từ mẹ sang con: Không phải tất cả người mẹ mắc viêm gan B đều lây truyền bệnh sang con của mình. Tuy nhiên, khả năng thai phụ lây nhiễm bệnh sang con là rất cao. Trong 3 tháng đầu, tỷ lệ lây truyền bệnh từ mẹ sang con thường thấp. Ở 3 tháng cuối thì nguy cơ lây bệnh sẽ cao hơn, có thể lên tới 60 đến 70%. Ngoài ra những trường hợp trẻ bú mẹ bị viêm gan B cũng có thể bị lây truyền bệnh khi núm vú của mẹ có vết thương hở.
3. Chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không?
Nhiều người bệnh thắc mắc “chồng bị viêm gan B có lây sang cho vợ không”. Đây là một câu hỏi không dễ trả lời. Nguy cơ lây nhiễm từ người chồng bị bệnh sang cho người vợ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như thời điểm phát hiện bệnh của người chồng, khi quan hệ có sử dụng các biện pháp an toàn hay không, người vợ đã được tiêm chủng chưa,...
Dùng bao cao su khi quan hệ để tránh lây nhiễm bệnh viêm gan B
Tuy nhiên, có thể nói rằng, những trường hợp chồng bị viêm gan B thì khả năng lây bệnh sang cho vợ rất cao nếu người vợ chưa được tiêm phòng hoặc chưa có kháng thể bảo vệ vì những lý do dưới đây:
+ Như đã nói ở phía trên, virus viêm gan B hoàn toàn có thể lây nhiễm qua đường tình dục. Khi đã là vợ chồng, nhu cầu sinh hoạt tình dục là rất chính đáng và virus có tồn tại trong dịch tiết niệu đạo, nên có thể xâm nhập vào máu qua các vết xước nhỏ khi quan hệ.
+ Khi sống chung trong một gia đình, những cặp vợ chồng sẽ sinh hoạt chung trong một không gian, dùng chung một số đồ dùng chẳng hạn như bấm móng tay, dao cạo, lược,… Trong trường hợp người chồng bị bệnh có vết thương hở thì nguy cơ người vợ bị lây nhiễm bệnh là rất cao.
Khám sức khỏe tiền hôn nhân hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của cả vợ và chồng
- Một số phương pháp phòng tránh nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ chồng sang vợ:
+ Khám sức khỏe tiền hôn nhân.
+ Trong trường hợp cả vợ và chồng đều không mang mầm bệnh thì nên tiêm vắc xin phòng bệnh.
+ Sau khi kết hôn, nên thăm khám sức khỏe định kỳ, nhất là tầm soát các bệnh về gan và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
+ Sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm bệnh.
+ Không quan hệ tình dục bừa bãi, chỉ nên chung thủy 1 vợ 1 chồng.
+ Duy trì lối sống khoa học, ăn những thực phẩm lành mạnh và thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức đề kháng.
Những thông tin trên đã giúp bạn tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc “chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không”. Để được tìm hiểu thêm về căn bệnh này hoặc muốn kiểm tra sức khỏe gan, mời bạn liên hệ đến đường dây nóng 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các chuyên gia tư vấn, hỗ trợ.