Chia sẻ bí quyết giúp các mẹ bầu chữa đau lưng khi mang thai | Medlatec

Chia sẻ bí quyết giúp các mẹ bầu chữa đau lưng khi mang thai

Tình trạng đau lưng khi mang thai ở mẹ bầu xảy ra khá phổ biến. Nguyên nhân là do theo thời gian, thai nhi càng lớn sẽ tạo một áp lực ảnh hưởng tới vùng xương chậu và cột sống của mẹ khiến cho mẹ bầu rất dễ bị đau ở khu vực này. Mặc dù đây là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể nhưng chị em phụ nữ cũng nên bỏ túi cho mình một số bí kíp chữa đau lưng khi mang thai hiệu quả để công cuộc thai nghén trở nên đỡ vất vả hơn.


24/10/2021 | Thai phụ siêu âm có kết quả đo độ mờ da gáy bất thường cần làm gì
23/10/2021 | Tầm quan trọng của xét nghiệm Rubella với phụ nữ mang thai
22/10/2021 | Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắt nhìn mờ khi mang thai

1. Tổng hợp các nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng khi mang thai

Mẹ thay đổi hormone khi có bầu:

Thông thường cơ thể phụ nữ khi mang thai sẽ tiết ra một loại hormone có tên là relaxin nhằm giúp giãn nở phần khung chậu, chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp tới. Bộ phận khung chậu gồm có các dây chằng và cơ vùng lưng dưới sẽ chịu áp lực ngày càng lớn khi thai nhi phát triển, tử cung to ra tì đè vào các bộ phận này khiến chúng căng giãn và gây đau lưng hông. Ngoài ra khi khung chậu giãn nở, các khớp xương cũng thiếu đi sự liên kết như ban đầu, kết cấu trở nên lỏng lẻo hơn dẫn tới tình trạng đau.

Do sự suy yếu của các cơ vùng bụng:

Nhiệm vụ của các cơ vùng bụng là chịu đựng sức ép từ trọng lượng cơ thể khi chúng ta nằm sấp hoặc giúp co giãn linh hoạt mỗi khi ta gập người. Đối với phụ nữ đang mang thai, những cơ vùng bụng sẽ yếu đi rất nhiều, thậm chí còn bị kéo căng giãn quá mức vì thai nhi lớn dần lên trong bụng mẹ. Theo thời gian các cơ ở lưng sẽ bị chèn ép khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau đớn.

Đau lưng khi mang thai là một sinh lý bình thường của cơ thể

Đau lưng khi mang thai là một sinh lý bình thường của cơ thể

Mẹ bầu tăng cân:

Sự gia tăng trọng lượng của cả thai nhi lẫn thai phụ sẽ tạo nên một sức nặng đè lên khung xương chậu và cột sống, từ đó làm cho mẹ bầu luôn cảm thấy bị đau, nhức mỏi lưng.

Cảm xúc căng thẳng:

Mặc dù căng thẳng là một trạng thái tâm lý nhưng cũng có một tác động nhất định đối với sức khỏe mẹ bầu. Cảm xúc này có thể khiến cho các cơ không được thư giãn, luôn trong trạng thái căng cứng. Nếu tình trạng này kéo dài lâu sẽ gây mệt mỏi và đau lưng. 

Vị trí của thai nhi:

Càng tiến dần đến những tháng cuối của thai kỳ thì em bé sẽ tích cực hấp thu nhiều chất dinh dưỡng để đạt tới cân nặng lý tưởng khi chào đời. Những cơn đau lưng cũng vì thế mà tăng lên. Nếu thai nhi có tư thế lưng nằm ngược so với lưng của mẹ thì sẽ tạo ra một sức ép đáng kể lên khu vực xương lưng của mẹ.

Động thai:

Động thai cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho lưng mẹ bầu bị đau. Các dấu hiệu nhận biết tình trạng này bao gồm: tiết dịch âm đạo một cách bất thường, ra máu nâu hoặc đỏ tươi, đau bụng, đặc biệt là đau vùng thắt lưng. Do đó nếu mẹ bầu thấy lưng đau kèm theo những biểu hiện trên cần đi khám ngay để có phương án xử trí kịp thời và phù hợp.

Căng thẳng quá mức cũng là yếu tố khiến mẹ bầu bị đau lưng

Căng thẳng quá mức cũng là yếu tố khiến mẹ bầu bị đau lưng

Do thay đổi tư thế:

Khi mang bầu, tử cung sẽ cùng lớn lên với thai nhi khiến cho cột sống thắt lưng có xu hướng cong nhiều hơn về phía trước, trọng tâm cơ thể do đó cũng thay đổi theo. Nhằm giữ tư thế thăng bằng mỗi khi di chuyển, các mẹ thường có thói quen ngả người về đằng sau càng khiến cho lưng bị cong và dễ gây nên tình trạng đau nhức.

Do bị đau dây thần kinh tọa:

Khi thai nhi phát triển lớn, có thể gây gia tăng áp lực lên cột sống làm đè ép vào dây TK tọa gây đau. Biểu hiện này rõ nhất ở các trường hợp phụ nữ lười vận động hoặc có bệnh lý về xương khớp trước đó, nhất là ở phụ nữ lớn tuổi, các vấn đề về giảm mật độ xương, thoái hoá, loãng xương bắt đầu xuất hiện….

2. Cách chữa đau lưng khi mang thai

Vì đối tượng bà bầu cần hạn chế tối đa việc dùng thuốc do lo ngại những ảnh hưởng không mong muốn lên thai nhi, vì thế tốt hơn hết để chữa đau lưng khi mang thai, các mẹ nên áp dụng những biện pháp an toàn sau:

  • Không mang vác những vật nặng.

  • Nên đi giày thấp hoặc đế bằng, rộng rãi, mềm mại và vừa chân. Ngoài ra nên mặc những bộ đồ thoáng mát, thắt lưng thấp hỗ trợ vùng lưng bụng.

  • Luyện tập thể dục nhẹ nhàng như yoga cho bà bầu, đi bộ, bơi lội,... giúp tăng cường độ dẻo dai của xương khớp, hỗ trợ cho quá trình sinh nở sau này được diễn ra dễ dàng hơn.

Vận động nhẹ nhàng cũng là một trong những cách chữa đau lưng khi mang thai hiệu quả

Vận động nhẹ nhàng cũng là một trong những cách chữa đau lưng khi mang thai hiệu quả

  • Có thể chườm nóng vùng thắt lưng. Nên tắm bằng nước ấm để giúp cơ thể thư giãn, lưu thông khí huyết.

  • Các mẹ bầu nên thực hiện massage toàn thân và vùng lưng để co giãn và tạo độ đàn hồi cho các cơ vùng chân và lưng.

  • Chế độ dinh dưỡng nên được kiểm soát một cách khoa học và hợp lý, tránh nạp quá nhiều năng lượng khiến cân nặng gia tăng nhanh gây áp lực lên vùng lưng hông. Tuy nhiên vẫn cần phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

  • Thai kỳ từ tháng thứ 7 trở đi, lúc này bụng bầu đã khá lớn, các mẹ nên dùng loại đai đỡ bụng chuyên dành cho bà bầu để giảm tác động lên vùng lưng.

  • Điều chỉnh tư thế: 

  • Đi đứng đúng cách thông qua tập luyện: hạ mông xuống, đứng thẳng người kéo 2 vai về phía sau, sau đó vươn người lên cao;

  • Khi ngồi ở bất kỳ đâu cũng cần lót một miếng đệm tựa lưng, kê chân lên một vật như ghế, ngồi thẳng, xuôi vai xuống;

  • Khi nằm ngủ không nên sử dụng đệm quá mềm hoặc quá cứng. Khuyến khích mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái để tăng cường lưu thông dưỡng chất, máu và oxy tới thai nhi, đồng thời có tác dụng làm giảm áp lực đè vào xương chậu, vùng lưng và thắt lưng. Nên kết hợp dùng gối bà bầu để tư thế ngủ được thoải mái hơn.

3. Ở mức độ đau lưng nào thì mẹ bầu nên đi khám? 

  • Đau lưng liên tục và sau khi đã áp dụng nhiều cách vẫn không thể giảm đau;

  • Cơn đau lưng tăng nặng khiến mẹ bầu trở nên căng thẳng;

  • Có cảm giác rát hoặc đau buốt mỗi khi đi tiểu;

  • Đau lưng kèm theo các biểu hiện như chảy máu âm đạo, sốt hoặc dự tính sẽ sinh sớm;

  • Phải dùng tới thuốc giảm đau hoặc không đáp ứng thuốc giảm đau.

Nếu mẹ bầu gặp những biểu hiện đau lưng kéo dài bất thường cần đi khám ngay

Nếu mẹ bầu gặp những biểu hiện đau lưng kéo dài bất thường cần đi khám ngay

Trên đây là những nguyên nhân gây đau lưng và cách chữa đau lưng khi mang thai ở mẹ bầu. Chị em phụ nữ thường sẽ bị đau lưng nhiều ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ và đây cũng là thời điểm rất nhạy cảm. Do đó mẹ bầu cần phải đặc biệt lưu ý dù chỉ là những triệu chứng nhỏ nhất vì đó có thể là cảnh báo cho tình trạng động thai, sinh non hoặc thai lưu. Mẹ bầu nên tích cực thăm khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi thai kỳ, đảm bảo em bé luôn phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.

Mẹ bầu hãy truy cập ngay vào website chính thức: medlatec.vn của BVĐK MEDLATEC để tìm hiểu những thông tin bổ ích khi mang thai, đồng thời nếu có bất kỳ băn khoăn nào, mẹ đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay tới hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được giải đáp hoặc tư vấn các gói dịch vụ thăm khám vô cùng tiện lợi tại đây!   

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp