Thai nhi nấc cụt là một trong các cử động của em bé mà mẹ bầu có thể cảm nhận được. Nhiều mẹ thắc mắc đây là hiện tượng như thế nào, nguyên nhân nào dẫn đến và mẹ nên làm gì khi em bé có hiện tượng nó. Để giải đáp được những băn khoăn ấy, hãy cùng MEDLATEC tham khảo các thông tin trong bài viết dưới đây.
18/11/2022 | Giải đáp ý nghĩa của hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ 17/11/2022 | Sóng điện thoại ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh như thế nào? 03/11/2022 | Nên cho thai nhi nghe nhạc gì và nghe thế nào là đúng cách?
1. Hiện tượng thai nhi nấc cụt là như thế nào?
Thai nhi nấc cụt là một hiện tượng mà các chị em phụ nữ trong thai kỳ có thể bắt đầu cảm thấy được vào thời điểm ở khoảng giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.
Lúc đó, mẹ sẽ cảm nhận được sự xuất hiện của những cú giật nhẹ, đều đều, nhịp nhàng ở vị trí vùng bụng dưới. Em bé có thể nấc cụt với tần suất từ một đến vài lần mỗi ngày và hiện tượng này cũng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, không phân biệt ngày hay đêm. Vì thế, mỗi mẹ bầu có thể cảm nhận được tiếng nấc của con tại các thời điểm khác nhau.
Mẹ bầu có thể cảm nhận được hiện tượng thai nhi nấc cụt
Đi kèm với đó, có bé sẽ bị nấc cụt một cách thường xuyên, song cũng có trường hợp không xuất hiện cơn nấc cụt. Do vậy, mẹ cũng không cần quá lo lắng khi không cảm nhận được tiếng nấc từ em bé trong bụng.
Hiện tượng nấc cụt thường không gây nguy hiểm đến em bé. Tuy nhiên, nếu sau tuần 32 của thai kỳ, thai nhi bị nấc cụt nhiều và có những triệu chứng bất thường kèm theo như có các âm thanh "ùng ục" giống như sôi bụng thì mẹ cần cảnh giác. Vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng dây rốn bị chèn ép làm cho em bé khó thở hơn bình thường. Lúc này, điều mẹ cần làm là đến gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời.
2. Hiện tượng thai nhi nấc cụt xuất hiện do đâu?
Nguyên nhân tại sao em bé bị nấc cụt cũng là điều các mẹ không kém phần quan tâm. Cụ thể, hiện tượng này xảy ra có thể là bởi:
Sự chuyển động bất thường của cơ hoành
Em bé trong bụng mẹ với các cơ quan đang chưa hoàn thiện nên chưa thể tự cân bằng được nhịp nuốt. Khi nuốt, thai nhi thở ra hay hít vào đẩy nước ối ra ngoài. Từ đó, tạo nên tiếng nấc cụt.
Thai nhi bị nấc cụt có thể là bởi sự chuyển động bất thường của cơ hoành gây ra
Do dây rốn bị chèn ép
Nếu em bé đang trong bụng mẹ bị nấc cụt do nguyên nhân này thì có thể tác động tới sức khỏe của bé. Cụ thể, mẹ bầu cảm nhận được thai nhi trong bụng nấc cụt thường xuyên và kéo dài vào sau tuần thứ 32 của thai kỳ. Nguyên nhân có thể là bởi dây rốn bị chèn ép làm giảm lượng oxy được cung cấp đến, dẫn tới việc em bé bị nấc trong thời gian dài. Nếu do nguyên nhân này cần được khám và xử trí kịp thời. Do vậy, mẹ bầu cần theo dõi chuyển động của thai, nếu có bất thường thì phải đi khám ngay.
Thai nhi tập phản xạ bú mút
Em bé cũng bắt đầu tập phản xạ bú mút ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ giúp bé điều chỉnh được khả năng bú mút sau khi chào đời. Ngoài ra, cũng giúp làm giảm thiểu và hạn chế nguy cơ tắc nghẽn phổi. Điều này cũng là một nguyên do khác làm thai nhi bị nấc cụt.
3. Mẹ bầu nên làm gì khi thai nhi nấc cụt?
Khi cảm nhận được em bé trong bụng xuất hiện những cơn nấc cụt, mẹ bầu không cần cảm thấy hoang mang hay quá lo lắng. Thay vào đó, hãy luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái để cả bản thân và em bé đều được khỏe mạnh.
Đi kèm với đó, mẹ bầu cũng nên:
- Xây dựng và duy trì thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, lành mạnh, đa dạng và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết.
Mẹ đừng quên duy trì khẩu phần ăn đầy đủ các bữa trong ngày, uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể đều đặn mỗi ngày, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây, các loại thực phẩm nhiều protein,...
Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh
- Nghỉ ngơi thường xuyên, đi ngủ đúng giờ, đảm bảo chất lượng giấc ngủ.
- Tập yoga hay tập những bài thể dục nhẹ nhàng và phù hợp với bà bầu. Không tập luyện quá sức. Việc mẹ có sự vận động phù hợp trong giai đoạn mang thai vừa đem lại lợi ích cho sự phát triển của thai nhi vừa có lợi cho cơ thể của mẹ cũng như giai đoạn vượt cạn sau này. Vì thế, khi em bé bị nấc cụt, mẹ cũng nên duy trì vận động, hoạt động vừa sức. Đồng thời, tham khảo thêm ý kiến từ phía bác sĩ trước khi tập bất kỳ bài tập nào nhằm chắc chắc hơn về sự an toàn với bản thân và thai nhi.
- Thường xuyên thay đổi tư thế, đi lại nhẹ nhàng, hạn chế chỉ nằm hoặc ngồi hay đứng yên một chỗ. Lúc nằm ngủ nên nằm nghiêng sang phía bên trái. Kèm theo đó, có thể sử dụng thêm một cái gối mềm để kê dưới bụng.
Mẹ bầu nên nằm nghiêng sang phía bên trái khi nằm ngủ
Mong rằng bài viết trên đây đã giúp các mẹ bầu phần nào đó "gỡ rối" được một số thắc mắc khi có hiện tượng thai nhi nấc cụt xuất hiện. Mặc dù đây là một hiện tượng bình thường có thể xảy ra đối với em bé của mẹ, mẹ vẫn nên theo dõi để kịp thời phát hiện sự bất thường nếu có. Chẳng hạn như, em bé trong bụng đột ngột bị nấc cụt với cường độ mạnh và kéo dài. Cùng với đó, có sự xuất hiện của các triệu chứng không bình thường đáng lo ngại thì mẹ đừng chần chừ mà nên nhanh chóng đi gặp bác sĩ để được tiến hành thăm khám. Từ đó, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của thai nhi.
Để được thăm khám và theo dõi sức khỏe trong suốt thai kỳ, giúp mẹ an tâm hơn về sự phát triển của em bé, mẹ bầu hãy đến với khoa Sản - Phụ khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Sự đầu tư của MEDLATEC về nguồn nhân lực với đội ngũ các bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn kết hợp với hệ thống các trang thiết bị máy móc hiện đại sẽ đem đến cho quý khách hàng dịch vụ thăm khám đảm bảo chất lượng. Vì thế, các mẹ bầu hoàn toàn có thể tin tưởng khi lựa chọn MEDLATEC để chăm sóc và theo dõi sức khỏe trong thai kỳ của mình. Thông qua đó, bảo vệ tốt sức khỏe và hạn chế các biến chứng gây ảnh hưởng tới cả mẹ và em bé.
Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch khám tại MEDLATEC vui lòng gọi đến tổng đài của bệnh viện theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.