Khi đi siêu âm tim bạn sẽ được bác sĩ nhắc đến chỉ số phân suất tống máu. Đây là một chỉ số quan trọng đại diện cho chức năng co bóp thất trái, được sử dụng trong nhiều nghiên cứu lâm sàng để chọn lọc bệnh nhân, cũng như đánh giá đáp ứng điều trị và tiên lượng. Cụ thể, MEDLATEC sẽ chia sẻ một số thông tin nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ EF trong siêu âm tim là gì và ý nghĩa của chỉ số này.
16/07/2020 | Siêu âm tim thai - Mốc khám sức khỏe thai nhi quan trọng mẹ nên biết 26/03/2020 | Kỹ thuật siêu âm tim qua thực quản và những điều cần biết 02/03/2020 | Siêu âm tim cơ bản và những thông tin cần biết
1. Tìm hiểu về chỉ số EF trong siêu âm tim là gì?
Không phải ai cũng biết chỉ số EF trong siêu âm tim là gì. EF (Ejection Fraction) trong y học gọi là phân suất tống máu. Đây là thông số đánh giá chức năng tâm thu dựa trên siêu âm tim. Ứng với thất trái, thất phải có hai phân suất cho hai thất. Đó là phân suất tống máu thất trái và phân suất tống máu thất phải. Trong đó:
-
Phân suất tống máu thất trái chính là tỷ lệ máu được bơm ra khỏi tâm thất trái trong mỗi lần thực hiện co bóp tim và di chuyển đến động mạch chủ, động mạch dưới.
-
Phân suất tống máu thất phải là tỷ lệ máu được bơm ra khỏi tâm thất phải trong mỗi lần thực hiện co bóp tim và sau đó di chuyển đến động mạch phổi.
Tuy nhiên trong siêu âm tim hiện nay người ta thường nhắc đến phân suất tống máu thất trái nhiều hơn so với thất phải. Và để đo phân suất tống máu của bệnh nhân thì siêu âm tim chính là kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay.
Ngoài siêu âm tim, trong lĩnh vực y tế để đo phân suất tống máu các bác sĩ cũng có thể áp dụng các phương pháp khác như chụp cắt lớp CT, chụp X- quang, chụp cộng hưởng từ hoặc quét đồng vị phóng xạ.
Không phải ai cũng biết chỉ số EF trong siêu âm tim là gì
2. Các thông số của chỉ số EF trong siêu âm tim
Chức năng chính của tim là bơm máu để đi nuôi cơ thể, chính vì vậy đây là bộ phận đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên vì một lý do nào đó khiến tim không thể bơm máu, chức năng bơm máu của tim bị thay đổi, từ đó các cơ quan của cơ thể bị ảnh hưởng.
Đối với những người khỏe mạnh chỉ số EF trong siêu âm tim thường dao động từ 50 - 70%. Theo các bác sĩ đây là chỉ số lý tưởng cho việc bơm máu của tim. Khi đó tim sẽ hoạt động một cách tốt nhất, bơm đủ lượng máu nhất định cho nhu cầu cần thiết của toàn bộ cơ thể.
Nếu tiến hành siêu âm tim cho kết quả EF của người bệnh thay đổi, các bác sĩ sẽ nhanh chóng tiến hành tìm kiếm nguyên nhân và đưa ra nhận xét về tình trạng sức khỏe tim mạch.
Khi chỉ số EF đo được lớn hơn 75%, rất có thể người bệnh đang mắc các bệnh lý về tim như chứng cơ tim phì đại. Căn bệnh này khiến cho công suất bơm máu của tim tăng cao. Ngoài ra chứng cơ tim cũng là dấu hiệu cảnh báo cho biết các sợi cơ tim đang phát triển không bình thường, thành tim dày lên.
Chỉ số phân suất tống máu cao cảnh báo cơ thể mắc các bệnh lý về tim như chứng cơ tim phì đại
Nếu chỉ số phân suất tống máu giảm dưới 50% là dấu hiệu cho thấy chức năng bơm máu từ tim đang bị ảnh hưởng. Khi đó tim không còn khả năng để bơm máu nhằm đáp ứng nhu cầu cầu cần thiết của cơ thể. Đặc biệt đối với bệnh nhân bị suy tim sẽ có những dấu hiệu này.
3. Làm gì khi phân suất tống máu giảm
Khi phân suất tống máu giảm cho thấy tim hoạt động không bình thường. Ngoài ra chỉ số EF giảm sẽ càng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh mắc suy tim và có thể để gây tử vong. Vậy phải làm gì khi phân suất tống máu trong siêu âm tim giảm.
Đầu tiên khi đi siêu âm tim thấy chỉ số EF giảm bạn không cần quá lo lắng mà hãy bình tĩnh lắng nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Tùy thuộc vào các triệu chứng kèm theo bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý dành cho những người có phân suất tống máu giảm.
Hạn chế bổ sung muối
Nên hạn chế bổ sung muối vào trong cơ thể bởi khi chỉ số EF giảm đồng nghĩa với việc chức năng tim bị suy giảm, khả năng bơm máu của tim không đủ đáp ứng cho cơ thể và người bệnh sẽ bị khó thở, phù nề,... Vì vậy nên hạn chế bổ sung muối để giảm áp suất thẩm thấu và và giúp lượng dịch đi vào tuần hoàn giảm. Hạn chế ăn muối cũng giúp giảm áp lực cho tim, là phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân suy tim.
Tập luyện thể dục
Thường xuyên vận động rèn luyện cơ thể để để cải thiện sức khỏe tim mạch và chỉ số EF. Theo lời khuyên của các chuyên gia ra mỗi ngày ngày người bệnh nên dành ít nhất 30 phút để vận động và rèn luyện cơ thể, giúp cải thiện tình trạng phân suất tống máu giảm.
Sử dụng thuốc
Người bệnh có thể điều trị suy tim bằng thuốc, kết hợp với sinh hoạt, ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ để cải thiện.
Nên hạn chế muối, tập luyện thể dục mỗi ngày để cải thiện sức khỏe tim mạch
4. Siêu âm tim ở đâu uy tín, an toàn
Sau khi tìm hiểu EF trong siêu âm tim là gì có thể thấy chỉ số này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiên lượng và đánh giá hiệu quả điều trị căn bệnh suy tim. Nếu có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu liên quan nào, bạn hãy đến ngay các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu gây biến chứng nguy hiểm.
Một trong những địa chỉ uy tín được nhiều người lựa chọn đó là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, chúng tôi tự hào là địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy của nhiều khách hàng trên toàn quốc.
Đến với MEDLATEC khách hàng sẽ được thực hiện siêu âm tim để phát hiện sớm nhất các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao, có nhiều năm kinh nghiệm đảm bảo sẽ thăm khám tận tình và cho kết quả chính xác.
Ngoài ra bệnh viện còn trang bị hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến cho kết quả nhanh chóng, giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian.
MEDLATEC - địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh uy tín
Hi vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu được chỉ số EF trong siêu âm tim là gì. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với MEDLATEC theo số hotline 1900.56.56.56 để được hỗ trợ.