Chỉ định truyền tiểu cầu khi nào, thực hiện ra sao? | Medlatec

Chỉ định truyền tiểu cầu khi nào thực hiện ra sao?

Chỉ định truyền tiểu cầu được đưa ra cho những trường hợp xuất huyết và đề phòng xuất huyết do bị giảm tiểu cầu ở mức nghiêm trọng. Đây là phương pháp điều trị có liên quan đến chế phẩm máu nên đòi hỏi cần được thực hiện nghiêm túc chỉ định và nguyên tắc điều trị.


22/12/2022 | Tăng tiểu cầu là gì, nguyên nhân do đâu?
31/10/2022 | Hỏi đáp: Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu không?
27/10/2022 | Nguyên nhân giảm tiểu cầu và phương án điều trị bệnh

1. Tiểu cầu có vai trò gì?

Trong máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần đảm  nhận những chức năng khác nhau nhưng có liên quan trực tiếp đến chức năng sống. Huyết tương và các tế bào máu là 2 thành phần chính của máu. Các tế bào máu lại gồm: bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu.

Tiểu cầu có chức năng tạo cục máu đông để cầm máu

Tiểu cầu có chức năng tạo cục máu đông để cầm máu

Tiểu cầu là các mảnh tế bào rất nhỏ có chức năng cầm máu bằng cách tạo ra cục máu đông để bịt vết thương xảy ra ở thành mạch máu. Nhờ có tiểu cầu mà thành mạch trở nên mềm mại và dẻo dai hơn. Tiểu cầu được sinh ra từ tủy xương, mỗi tiểu cầu có đời sống 7 - 10 ngày.  

2. Tại sao tiểu cầu bị giảm?

Bình thường, chỉ số tiểu cầu có trong mỗi lít máu ở mức 150 - 450 Giga, nếu tiểu cầu dưới mức 100 G/l sẽ xem là giảm tiểu cầu. Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu được phân thành 2 nhóm chính: giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương và tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi.

Một số nguyên nhân dẫn đến tiểu cầu giảm đã được xác định như: viêm gan siêu vi, sởi, quai bị, nhiễm virus cúm, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng nặng,... Bệnh tự miễn, bệnh có lách to, bệnh về máu,... cũng là tác nhân gây giảm tiểu cầu.

Ngoài ra, sử dụng một số loại thuốc cảm cúm, kháng sinh, an thần,... hay độc chất cũng có thể làm giảm tiểu cầu. Một số ít trường hợp không thể xác định được nguyên nhân gây giảm tiểu cầu và được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.

3. Chỉ định truyền tiểu cầu trong các tình huống cụ thể

3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ định truyền tiểu cầu

Tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng và chỉ số tiểu cầu ở từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định truyền tiểu cầu phù hợp. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ định của bác sĩ gồm:

- Đang có diễn biến chảy máu, vị trí chảy máu và mức độ chảy máu.

- Mức độ đáp ứng với truyền tiểu cầu dự kiến và loại bệnh mắc phải

- Tiên lượng về nguy cơ chảy máu trong tương lai.

- Dấu hiệu về sinh tồn của bệnh nhân.

- Các yếu tố được xem là nguyên nhân gây giảm tiểu cầu đã được giải quyết chưa, đang hay đã ở giai đoạn hồi phục,...

- Cân nhắc giữa nguy cơ với lợi ích của truyền tiểu cầu.

Chỉ định truyền tiểu cầu được đưa ra khi người bệnh bị xuất huyết giảm tiểu cầu nghiêm trọng

Chỉ định truyền tiểu cầu được đưa ra khi người bệnh bị xuất huyết giảm tiểu cầu nghiêm trọng

3.2. Chỉ định truyền tiểu cầu với những trường hợp cụ thể

Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định truyền tiểu cầu dựa vào mức tiểu cầu và từng tình huống cụ thể:

- Trường hợp giảm số lượng tiểu cầu

+ Dự phòng tiểu cầu nếu chỉ số tiểu cầu dưới 10 G/l dù có hay không có yếu tố nguy cơ.

+ Dự phòng tiểu cầu dưới 20 G/l có kèm theo yếu tố nguy cơ nhẹ như chảy máu, sốt,...

+ Bị bệnh nặng, có nguy cơ tử vong cao, tuy không có dấu hiệu chảy máu nhưng vẫn phải truyền dự phòng nếu tiểu cầu dưới 20 G/l.

- Trường hợp có thủ thuật hoặc phẫu thuật

+ Nếu thủ thuật nhẹ, ít xâm lấn: duy trì tiểu cầu ≥ 50 G/l.

+ Nếu phẫu thuật có nguy cơ chảy máu cao: duy trì tiểu cầu ≥ 100 G/l.

- Trường hợp chức năng tiểu cầu bị rối loạn

+ Nếu không có triệu chứng chảy máu: không truyền tiểu cầu.

+ Tùy vào mức độ mất máu, chảy máu mà chỉ định truyền tiểu cầu phù hợp: duy trì tiểu cầu > 100 G/l.

+ Khi các triệu chứng bệnh đã ổn định, nguy cơ đã được kiểm soát: dừng truyền tiểu cầu.

- Trường hợp bị chảy máu: chỉ truyền tiểu cầu khi đã xác định được giảm tiểu cầu liên quan trực tiếp hoặc làm cho tình trạng chảy máu trầm trọng hơn.

- Bị chảy máu với khối lượng lớn

+ Truyền tiểu cầu sớm: duy trì tiểu cầu < 75 G/l và tối thiểu 50 G/l.

+ Chấn thương nội sọ, đa chấn thương, chảy máu lớn: duy trì tiểu cầu > 100 G/l.

- Truyền máu với khối lượng lớn

+ Sau khi truyền 2 lần thể tích cơ thể thì bổ sung thêm tiểu cầu nếu chỉ số tiểu cầu < 50 G/l.

+ Xác định nhu cầu tiểu cầu cần truyền thông qua sự kết hợp của các kỹ thuật xét nghiệm đông máu toàn thể.

4. Khi cần truyền tiểu cầu cần lưu ý

Tiểu cầu là một loại chế phẩm máu nên việc cần tuân thủ mọi chỉ định truyền tiểu cầu từ bác sĩ. Đặc biệt, cần lưu ý đến một số vấn đề như:

4.1. Phản ứng với tiểu cầu

Người bệnh sẽ được kiểm tra mạch, nhiệt độ và huyết áp trong suốt quá trình truyền tiểu cầu để đảm bảo không xảy ra phản ứng hoặc phát hiện sớm phản ứng để xử trí kịp thời. Các phản ứng có thể gặp phải như: tăng thân nhiệt, rùng mình, phát ban, ngứa da.

Toàn bộ quá trình truyền tiểu cầu sẽ được nhân viên y tế theo dõi và giám sát cẩn thận

Toàn bộ quá trình truyền tiểu cầu sẽ được nhân viên y tế theo dõi và giám sát cẩn thận

4.2. Đề kháng tiểu cầu

Bản thân tiểu cầu là mảnh vỡ tế bào nên không có hình dạng đồng nhất và nguyên vẹn. Điều này khiến cho tiểu cầu vẫn có tính kháng nguyên và vẫn có khả năng kích hoạt phản ứng đào thải của hệ thống miễn dịch. 

Nếu điều này xảy ra thì dù có truyền tiểu cầu, tình trạng thiếu hụt tiểu cầu vẫn không thể cải thiện. Khi đó, không có chỉ định truyền tiểu cầu mà người bệnh sẽ được thực hiện các biện pháp tích cực tìm kiếm nguyên nhân gây đề kháng tiểu cầu.

4.3. Lây nhiễm

Do tiểu cầu được lấy từ người hiến máu chứ không thể tổng hợp được nên vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh lây qua đường máu. Thực tế là những người hiến tiểu cầu, hiến máu luôn được sàng lọc virus, bệnh nhiễm trùng, HIV cẩn thận; nhưng xét một cách tuyệt đối thì vẫn có xác suất nhỏ nguy cơ lây nhiễm.

Tuy nhiên, cân nhắc giữa những lợi ích mà truyền tiểu cầu mang lại thì chỉ định truyền tiểu cầu vẫn được bác sĩ đưa ra khi người bệnh bị xuất huyết đe dọa sự sống hoặc bị thiếu hụt tiểu cầu nghiêm trọng.

Như vậy, chỉ định truyền tiểu cầu được đưa ra khi người bệnh có số lượng tiểu cầu thấp và đang có chảy máu hoặc bị giảm tiểu cầu đe dọa xuất huyết. Để biết cụ thể trường hợp của mình được chỉ định điều trị như thế nào, người bệnh cần có sự thăm khám và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa huyết học.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh xuất huyết não: nhận diện và xử trí

Xuất huyết não là một thể đột quỵ não nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sự sống và để lại những hệ lụy nặng nề. Phát hiện để không bỏ qua thời điểm vàng cấp cứu bệnh nhân xuất huyết não là cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng này. Trong nội dung bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến xuất huyết não.
Ngày 19/06/2023

Tìm hiểu về hạch bạch huyết và các bệnh lý liên quan

Đối với cơ thể, hạch bạch huyết giữ vai trò như người giữ cửa để bảo vệ các hệ thống cơ quan trước sự xâm nhập của tác nhân lạ. Đây chính là một phần không thể thiếu của hệ miễn dịch nên khi hệ thống hạch bạch huyết có vấn đề bất thường thì cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về hệ này và các bệnh lý liên quan.
Ngày 19/06/2023

Chuyên gia tư vấn: thiếu máu uống thuốc gì?

Thiếu máu là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Tình trạng này không những gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trường hợp thiếu máu nặng còn có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vậy thiếu máu uống thuốc gì sẽ giúp cải thiện sức khỏe? Chuyên gia của MEDLATEC sẽ giải đáp qua bài viết sau đây. 
Ngày 15/06/2023

Thiếu máu do đâu? nên ăn gì để cải thiện?

Thiếu máu là một trong những tình trạng rất phổ biến khi có khoảng 1/3 dân số thế giới mắc phải nhưng rất ít người hiểu rõ nguyên nhân cũng như tác hại của tình trạng này. Thiếu máu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng sức khỏe, gián đoạn hoạt động của các cơ quan do không được cung cấp đủ oxy. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này do đâu và những hệ lụy là gì?
Ngày 13/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp