Nước tiểu là sản phẩm của hệ bài tiết trong quá trình đưa chất thải và chất độc ra bên ngoài để giữ sự ổn định cho cơ thể. Chính vì thế, mọi bất thường ở nước tiểu đều có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe. Vậy nước tiểu có cặn có phải là bất thường và nguyên nhân do đâu?
19/10/2022 | Nước tiểu màu cam cảnh báo vấn đề gì về sức khỏe? 26/08/2022 | Nước tiểu có mùi hôi - những thông tin nên biết 11/08/2022 | Hướng dẫn đọc kết quả chỉ số xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu
1. Cơ chế hình thành và trạng thái bình thường của nước tiểu
1.1. Cơ chế hình thành nước tiểu
Nước tiểu là một loại chất lỏng do cơ thể đào thải ra ngoài; trong đó chủ yếu chứa nước, ure, acid uric, muối,... Để hình thành nên nước tiểu cần phải trải qua những quá trình biến đổi trung gian phức tạp tại thận.
Mô tả quá trình hình thành nước tiểu
Mỗi quả thận có kết cấu bao gồm bộ phận sinh ra nước tiểu (còn gọi là nhu mô thận) và bộ phận bài tiết nước tiểu (còn gọi là bể thận). Tại nhu mô thận sẽ có các ống và các tiểu cầu thận; máu đi qua tiểu cầu thận sẽ được lọc một lượt, phần nước thừa và chất phế thải ở trong máu được đưa đến các ống nhỏ, đây chính là nước tiểu.
Nước tiểu tập trung tại bể thận rồi xuống bàng quang qua niệu quản. Nếu nước tiểu đạt được lượng nhất định thì bàng quang sẽ phình ra. Khi đó, tín hiệu kích thích sẽ được dây thần kinh truyền lên đại não và bộ phận này sẽ phát tín hiệu điều khiển bàng quang đẩy nước tiểu ra ngoài cơ thể.
Cầu thận của người trưởng thành mỗi ngày lọc khoảng 1440 lít máu cũng có nghĩa là khoảng 170 lít tiểu đầu được tạo ra. Do quá trình hấp thu lại nên chỉ chính thức tạo ra được khoảng 1.5 lít nước tiểu.
1.2. Trạng thái bình thường của nước tiểu
Bình thường, nước tiểu màu vàng nhạt hoặc hổ phách, trong suốt. Tùy thuộc vào thời gian đi tiểu và lượng nước tiểu mà màu sắc của nước tiểu sẽ khác nhau. Khi uống ít nước và lâu đi tiểu thì màu nước tiểu sẽ sẫm hơn. Khi nước tiểu được để lắng đọng trong một thời gian nhất định sẽ có một lớp vẩn đục nằm lơ lửng ở giữa hoặc lắng đọng ở đáy bình chứa nước tiểu. Vì thế, nếu thấy nước tiểu có lắng cặn xuống bề mặt dụng cụ chứa thì đó là hiện tượng bình thường vì đây chính là cặn của axit uric, urat natri hoặc phosphat có trong nước tiểu.
Nước tiểu bình thường có màu vàng nhẹ và trong suốt
Nước tiểu có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như thuốc, thực phẩm, bệnh lý,... Vì thế, nếu thấy xuất hiện tình trạng nước tiểu có cặn, không có màu hay màu bất thường, có mùi lạ,... thì không nên bỏ qua bởi nó vì nó là tín hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề.
2. Nước tiểu có cặn - nguyên nhân do đâu?
2.1. Dung nạp thực phẩm
Màu sắc và trạng thái nước tiểu có thể bị ảnh hưởng bởi các loại thức ăn nạp vào cơ thể. Nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu vitamin D hoặc phốt pho có thể khiến nước tiểu có cặn vì lượng phốt pho dư thừa sẽ được thận đào qua nước tiểu.
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng có cặn trong nước tiểu. Đặc trưng của nhiễm trùng tiết niệu là sự hiện diện của vi khuẩn ở trong nước tiểu hoặc các triệu chứng cho thấy sự xâm nhập của vi khuẩn ở đường tiết niệu.
Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường thấy cặn lắng trong nước tiểu tạo thành màu giống như màu sữa. Ngoài ra, nước tiểu còn dễ bị đục do nhiễm trùng tạo mủ hoặc máu ở đường tiết niệu. Cặn lắng ở nước tiểu có thể là kết quả của sự tích tụ tế bào bạch cầu. Bệnh cũng sẽ khiến người bệnh cảm thấy nóng rát, đau khi đi tiểu.
2.3. Nhiễm trùng thận
Đại đa số tình trạng nhiễm trùng đều ảnh hưởng tới thận. Khởi phát là nhiễm trùng đường tiết niệu sau đó nếu không điều trị nhiễm trùng sẽ lan rộng và gây nên hiện tượng nước tiểu có cặn, có mủ, sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, buồn nôn, đau lưng,...
Nước tiểu có cặn là hiện tượng bất thường, nên khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân
2.4. Tiểu phosphate
Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do có nhiều phosphate bài tiết ở nước tiểu. Khi tiểu tiện, người bệnh thỉnh thoảng sẽ thấy nước tiểu có màu như nước vo gạo, khi để lắng có hiện tượng cặn lắng như cặn vôi. Cần lưu ý rằng tiểu phosphate không phải là bệnh lý nhưng nếu nó kéo dài kết hợp với uống ít nước rất dễ bị lắng đọng tinh thể phosphate và hình thành sỏi thận.
2.5. Tiểu dưỡng chấp
Sự rò rỉ lưu thông từ hệ bạch mạch vào thận sẽ hình thành bệnh tiểu dưỡng chấp. Người mắc bệnh này ngoài triệu chứng nước tiểu có cặn còn kèm theo màu nước tiểu giống như nước vo gạo hoặc đục như sữa, có váng mỡ, phần dưới đáy nước tiểu lắng lại các mảng keo trắng giống như mỡ đông.
2.6. Sử dụng thuốc
Việc dùng một số loại thuốc có thể gây nên tình trạng lắng cặn trong nước tiểu như: vitamin B, C; thuốc trị tiểu đường;... vì chúng có chứa nhiều phốt pho.
2.7. Không uống đủ nước
Nước tiểu có cặn còn có thể xuất phát từ việc uống nước không đủ. Do cơ thể không được cấp đủ nước nên không có khả năng lọc hết chất bên trong đường niệu. Trường hợp này chỉ cần uống đủ 1.5 - 2 lít nước/ ngày là sẽ chấm dứt cặn trong nước tiểu.
3. Xét nghiệm cặn nước tiểu - tìm nguyên nhân khiến nước tiểu có cặn
Như vậy có thể thấy rằng hầu hết các trường hợp nước tiểu có cặn là do xuất phát từ vấn đề bất thường của sức khỏe. Vì thế, tình trạng này cần được kiểm tra để xác định nguyên nhân thì mới có được phương hướng khắc phục hiệu quả. Xét nghiệm cặn nước tiểu giúp đạt được mục đích ấy.
Mục đích của việc xét nghiệm cặn nước tiểu gồm:
- Kiểm tra nhiễm trùng tiểu tiện hoặc bệnh lý nào đó gây nên nước tiểu có cặn.
- Kiểm tra kết quả điều trị một số bệnh như: sỏi thận, tiểu đường, nhiễm trùng tiểu tiện, bệnh về gan và thận, cao huyết áp.
Việc thực hiện xét nghiệm cặn nước tiểu sẽ giúp bác sĩ có cơ sở đánh giá và chẩn đoán bệnh lý cho từng bệnh nhân. Vì thế, khi đang gặp tình trạng nước tiểu có cặn, quý khách hàng có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đặt lịch xét nghiệm nước tiểu tại nhà hoặc đến thăm khám trực tiếp tại viện. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ giải thích cặn kẽ và tư vấn hướng xử trí phù hợp để quý khách sớm chấm dứt tình trạng này.