Sinh non được coi là một trong những tai biến nghiêm trọng của sản khoa gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe thậm chí là tính mạng của cả mẹ và bé. Do đó các mẹ cần phải tìm hiểu trước các nguyên nhân và dấu hiệu sinh non để kịp thời xử trí khi có biến chứng này xảy ra.
03/06/2022 | Cảnh báo tình trạng sinh non gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh 13/02/2022 | Bác sĩ chỉ cách chăm sóc trẻ sinh non, sinh thiếu tháng đúng cách 01/12/2021 | Những nguyên tắc vàng khi chăm sóc trẻ sinh non tại nhà
1. Khái niệm sinh non là gì
Sinh non xảy ra khi trẻ ra đời trong tuần tuổi thứ 22 đến trước khi được 37 tuần. Một thai kỳ bình thường sẽ trải qua khoảng 9 tháng 7 ngày (40 tuần) với 3 giai đoạn: tam cá nguyệt thứ nhất, thứ hai và thứ 3 tương đương với 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, trên toàn cầu ước tính có khoảng 15 triệu trẻ bị sinh non, chiếm khoảng 1/10 trong số các trường hợp sơ sinh. Sinh non là một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em dưới 5 tuổi gặp biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong. Có những trẻ sống sót sau sinh non nhưng phải đối mặt với nhiều di chứng nghiêm trọng như khuyết tật suốt đời, bao gồm khuyết tật về tim mạch, thần kinh, thính giác và thị giác.
Trẻ sinh non cần được chăm sóc y tế đặc biệt ngay sau sinh
Có 4 mức độ sinh non như sau:
-
Sinh cực non: là những bé ra đời trước tuần thai thứ 28;
-
Rất non: là khi thai nhi sinh ra trong khoảng tuần thai 28 - 31 tuần 6 ngày;
-
Mức trung bình: các em bé chào đời từ 32 - 33 tuần 6 ngày;
-
Sinh non muộn: các mẹ lâm bồn khi thai được 34 - 36 tuần 6 ngày.
Đa số các trẻ sinh non là ở mức độ vừa và nhẹ trong tuần thai từ 32 đến 37 tuần, cân nặng khi chào đời từ 1,5 - 2,5kg. Nguy cơ tử vong ở những trẻ này vẫn cao do thiếu điều kiện chăm sóc cơ bản như nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, giữ ấm, chống nhiễm khuẩn,... Ở những quốc gia kém phát triển có khoảng từ 10 - 13% trẻ bị sinh non khi đạt mốc tuổi thai từ 28 - 32 tuần, khoảng 50% số trẻ này bị tử vong do không được điều trị và chăm sóc tích cực.
2. Nhận biết các dấu hiệu sinh non
Trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ bầu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào dưới đây thì hãy đi khám ngay lập tức:
-
Chân tay thậm chí là mặt mũi bị sưng phù;
-
Lưng đau âm ỉ;
-
Gia tăng áp lực vùng chậu, em bé có biểu hiện đẩy người xuống phía dưới;
-
Mắt mờ hoặc các vấn đề rối loạn mắt khác;
-
Buồn nôn, ói mửa hoặc tiêu chảy;
-
Em bé ít cử động, thậm chí là không thấy tín hiệu cử động;
-
Đau quặn bụng tương tự cảm giác đau bụng kinh;
-
Âm đạo có dịch tiết hoặc máu ra bất thường;
-
Cơn gò tử cung: trong vòng 20 phút có 4 cơn gò tử cung, hoặc trong vòng 60 phút là 8 cơn gò;
-
Cổ tử cung mở ≥ 2cm hay xóa mỏng ≥ 80%;
-
Vỡ ối.
3. Nguyên nhân gây sinh non ở trẻ
Có nhiều trường hợp sinh non không rõ nguyên do, nhưng cũng tồn tại một số yếu tố nguy cơ như sau:
-
Nguyên nhân bệnh lý từ mẹ: mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, phẫu thuật vùng bụng khi mang bầu, chấn thương vùng bụng, môi trường làm việc nhiều chất độc hại, tiền sử mắc bệnh về thận, tim mạch, gan hay đã từng bị tiền sản giật, sản giật, tử cung dị dạng bẩm sinh, viêm nhiễm âm đạo, đã từng đẻ non trước đó,... Trong đó cổ tử cung ngắn là nguyên nhân hàng đầu gây sinh non;
-
Điều kiện chăm sóc khó khăn, đời sống kinh tế thấp, thai phụ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, khi mang bầu vẫn phải lao động nặng nhọc hoặc độ tuổi sinh sản cũng ảnh hưởng tới sức khỏe thai sản, ví dụ như người mẹ mang thai khi còn quá trẻ (dưới 20 tuổi) hoặc tuổi đã lớn (trên 35);
-
Do bất thường từ thai nhi: sinh non có thể là do có rau tiền đạo, đa thai, vỡ ối sớm, nhiễm trùng ối, rau bong non hay đa ối.
Các mẹ cần nhận biết các dấu hiệu sinh non để được cấp cứu kịp thời
4. Các biến chứng nguy hiểm của sinh non
Do trẻ sinh non khi chưa sẵn sàng về mặt thể chất, các cơ quan vẫn chưa đủ thời gian để phát triển toàn diện nên khi rời khỏi bụng mẹ trẻ có nguy cơ cao phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe. Chính vì thế ngay từ khi chào đời trẻ sinh non cần được hỗ trợ kịp thời về mặt y tế. Phụ thuộc vào thời điểm bé sinh ra là ở tuần thai thứ bao nhiêu mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Những biến chứng trẻ sinh non có thể gặp phải đó là:
Sau này khi trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn lúc mới chào đời thì vẫn có thể đối mặt với các di chứng nghiêm trọng như:
-
Chậm phát triển ngôn ngữ;
-
Khó khăn trong tư duy và học tập;
-
Mắc bệnh lý nha khoa;
-
Có vấn đề về vận động và tăng trưởng;
-
Ảnh hưởng đến thị giác và thính giác.
5. Các biện pháp giúp phòng tránh nguy cơ sinh non
Bên cạnh phát hiện ra các dấu hiệu sinh non, các mẹ bầu cũng cần trang bị kiến thức về những cách giúp phòng ngừa sinh non. Trên thực tế việc phòng ngừa tai biến sản khoa này cũng gặp nhiều thách thức do có nhiều nguyên nhân gây nên và những nguyên nhân này thường mang tính chất phức tạp, có thể gây khó khăn cho việc điều trị. Tuy nhiên những biện pháp sau đây cũng có tác dụng giúp các mẹ giảm thiểu rủi ro này:
-
Trước khi mang thai: chuẩn bị đầy đủ các kiến thức cần thiết về sức khỏe sinh sản, tránh trường hợp phải can thiệp sâu vào tử cung. Không nên mang thai nhiều lần và nếu bạn đang làm công việc hao tổn sức lực hay phải đi lại nhiều thì cần lưu ý giảm tần suất vận động, nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra cần áp dụng một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết;
-
Trong quá trình mang thai: tránh xa khói thuốc lá, rượu bia, tăng cường bổ sung nhiều vitamin, tránh căng thẳng, stress và thăm khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Ở những sản phụ dọa sinh non trước tuần thai 34 có thể sẽ được kê dùng Corticoid trước khi sinh. Steroid sẽ truyền vào nhau thau để kích thích phổi của thai nhi sản xuất đủ surfactant - một loại chất chứa trong phổi có tác dụng giảm sức căng bề mặt, giúp phế nang hoạt động ổn định và ngăn ngừa xẹp phế nang. Tuy nhiên chất này chỉ được sản xuất ra khi thai bước sang tuần 26, do vậy nếu trẻ sinh non ở tuần 24, 25 thì phổi sẽ chưa được phát triển hoàn thiện.
Trẻ sinh non sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề về sức khỏe sau này, do đó trong quá trình mang thai các mẹ cần hết sức thận trọng
Hy vọng rằng thông qua bài viết trên, các mẹ bầu đã nắm được các dấu hiệu sinh non điển hình và một số lưu ý đề phòng biến chứng sinh non trong thai kỳ.
Việc khám thai định kỳ là một hoạt động vô cùng quan trọng giúp mẹ và bé luôn được theo dõi và kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đảm bảo phát hiện sớm các vấn đề bất thường xảy ra đối với thai nhi. Chuyên khoa Sản phụ khoa Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ thăm khám thai uy tín được nhiều mẹ bầu tin tưởng chọn lựa. Chuyên khoa là nơi quy tụ các bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó còn được trang bị hệ thống máy móc hiện đại giúp đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác và kịp thời.
Để được tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ tại MEDLATEC, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56!