Ung thư là một bệnh lý nguy hiểm mà không ai muốn mắc phải. Ngoài việc điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng cần được quan tâm để không khiến sức khỏe của người bệnh suy kiệt. Vậy thì, chế độ dinh dưỡng cho người ung thư cần chú ý những gì, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau.
07/01/2022 | Chế độ dinh dưỡng cho người u xơ tử cung sớm khỏi bệnh 24/11/2021 | Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm thoái hóa khớp ngón tay 01/10/2021 | Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người viêm khớp dạng cấp
1. Chế độ dinh dưỡng quan trọng như thế nào đối với người ung thư
Không chỉ đối với bệnh nhân ung thư, ngay cả người khỏe mạnh bình thường cũng cần đến một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm:
-
Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
-
Duy trì ổn định trọng lượng cơ thể.
-
Cải thiện và hồi phục sức khoẻ khi bị bệnh và sau điều trị.
-
Cải thiện sức khỏe tâm lý, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi.
-
Hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, ung thư, cao huyết áp,...
Còn đối với người ung thư, chế độ ăn uống khoa học là điều không thể thiếu để:
-
Hạn chế và cải thiện các tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình điều trị bệnh, đẩy nhanh quá trình hồi phục, rút ngắn thời gian nằm viện.
-
Hỗ trợ quá trình làm lành vết thương sau phẫu thuật, hoá trị, xạ trị,...
-
Tăng cường sức đề kháng, hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều cần thiết với mỗi bệnh nhân ung thư
2. Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị và hồi phục bệnh. Chính vì thế, để cải thiện nhanh chóng bệnh lý nguy hiểm này, người bệnh cần:
Chế độ dinh dưỡng cần duy trì cân nặng ổn định
Trong quá trình điều trị, cơ thể phải gồng lên để chống chọi với các tế bào ác tính vì thế không tránh khỏi việc bị sụt cân nhanh chóng. Vì thế, người bệnh cần có chế độ ăn uống để duy trì cân nặng ở mức ổn định.
Để làm được điều này, thói quen ăn uống của người bềnh phải được điều chỉnh theo hướng phù hợp. Sau khi khỏi bệnh, bệnh cần chú trọng hơn vào chất lượng calo mà cơ thể nạp vào hơn là số lượng calo. Điều này mới có thể giúp cân nặng được duy trì ổn định.
Ngoài ra, béo phì do các bệnh lý gây ra như tiểu đường, cao huyết áp, đột quỵ,... có thể thúc đẩy tình trạng ung thư tái phát. Do đó, bạn cần xác định cân nặng của mình có phù hợp với chiều cao của mình hay không thông qua chỉ số BMI. Nếu thừa cân, bạn hãy đẩy mạnh việc hoạt động thể chất và giảm lượng calo nạp vào.
Thông qua chỉ số BMI người bệnh có thể biết được mình có đang béo phì, thừa cân không
Khẩu phần ăn hợp lý
Một khẩu phần ăn hợp lý với đầy đủ các nhóm dinh dưỡng là điều cần thiết đặc biệt là bệnh nhân ung thư. Cụ thể:
Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả mỗi ngày. Bệnh nhân ung thư nên bổ sung các loại rau như rau chân vịt, bông cải xanh, măng tây, nấm, bắp cải, cà chua, măng tây, nấm, tỏi, sả,...hãy thiết lập thói quen tiêu thụ ⅔ thực phẩm có nguồn gốc thực vật mỗi ngày.
Về chất béo, nên lựa chọn những chất béo lành mạnh như omega-3 có nhiều trong hạt óc chó, cá hồi,...
Về protein, ưu tiên lựa chọn protein có hàm lượng chất béo bão hòa thấp như các loại hạt, đậu, quả hạch, thịt nạc, trứng, cá,...
Tinh bột cũng là một phần không thể thiếu trong khẩu phần của người ung thư, tuy nhiên nên chọn nguồn carbohydrate lành mạnh như đậu, ngũ cốc nguyên hạt.
Ăn nhiều chất xơ
Các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật mà bệnh nhân ung thư nên bổ sung là rau xanh, đậu, bông cải xanh, cà rốt, củ cải, ngũ cốc nguyên hạt,... Được biết, những loại thực phẩm này không chỉ nhiều chất xơ, cung cấp lượng vitamin và khoáng chất dồi dào mà còn có lượng calo thấp từ đó giúp người bệnh duy trì cân nặng hợp lý và hạn chế nguy cơ tái phát.
Người ung thư nên bổ sung nhiều chất xơ trong mỗi bữa ăn
Hạn chế bổ sung đường
Đồ ăn nhiều đường không mang lại bất kỳ lợi ích nào đối với sức khỏe. Được biết, chỉ với 12 muỗng đường đã tương đương với lượng calo mà cơ thể nạp vào mỗi ngày. Vì thế, ăn quá nhiều đường sẽ khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Để kiểm soát tình trạng này, người bệnh nên cắt giảm đường trong khẩu phần ăn của mình.
Hạn chế các loại thịt đã qua chế biến, thịt đỏ
Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu là 3 loại thịt đỏ được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào danh sách các thực phẩm có thể gây ra tình trạng ung thư. Ngoài ra, các loại thịt đã qua chế biến cũng góp phần tăng nguy cơ mắc ung thư như thịt xông khói, thịt nguội, giăm bông, xúc xích. Do đó, người bị ung thư nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này.
Hạn chế muối
Các chuyên gia khuyến cáo, không nên tiêu thụ quá 2.3g trong một ngày. Bởi ăn nhiều muối mang lại nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ như thận, cao huyết áp, ung thư dạ dày,... Vì vậy, không chỉ đối với bệnh nhân ung thư mà người bình thường cũng nên hạn chế sử dụng muối trong các bữa ăn. Thay vào đó, có thể sử dụng các loại gia vị lành mạnh và thảo mộc khi chế biến.
Ăn muối quá nhiều là thói quen không tốt đối với bệnh nhân ung thư
Hạn chế bia, rượu
Người bị ung thư có thể sử dụng các loại đồ uống có cồn như bia, rượu,... Tuy nhiên, không nên tiêu thụ quá mức. Bởi người uống quá nhiều bia rượu có nguy mắc tiểu đường, tim mạch thậm chí là ung thư cao hơn nhiều so với những người không sử dụng hoặc sử dụng có chừng mực. Tốt nhất, bạn nên gặp bác sĩ trước khi sử dụng đồ uống có cồn để hỏi ý kiến cũng như giới hạn lượng uống.
Có thể thấy rằng, chế độ dinh dưỡng hợp lý đối với bệnh nhân ung thư là điều rất cần thiết. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều trị cũng như khả năng phục hồi của người bệnh. Vì thế, bệnh nhân ung thư cần chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng, hạn chế muối, đường trong khẩu phần ăn, hạn chế sử dụng bia, rượu, các loại thịt đỏ, thịt đã qua chế biến,...
Trên đây là những thông tin liên quan đến chế độ dinh dưỡng cho người ung thư. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hay có nhu cầu đặt lịch thăm khám, tầm soát ung thư tại MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng của bệnh viện theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.