Chạy thận là phương pháp điều trị phổ biến với người suy thận, hỗ trợ cơ thể người bệnh đào thải các chất độc, muối và nước ra khỏi cơ thể. Khi chức năng thận suy giảm nghiêm trọng, người bệnh sẽ phải chạy thận thường xuyên để duy trì sức khỏe, sự sống và sinh hoạt bình thường. Vậy chạy thận là gì?
09/06/2022 | Dấu hiệu nhận biết tình trạng thận yếu và cách điều trị 25/03/2017 | 8 thực phẩm càng ăn càng sớm có nguy cơ chạy thận 09/09/2015 | Đi tiểu có dấu hiệu sau cần chữa gấp kẻo nguy cơ chạy thận cả đời
1. Bác sĩ tư vấn: chạy thận là gì?
Thận có vai trò quan trọng với cơ thể là lọc bỏ chất thải, chất độc trong máu cùng dịch dư thừa ra ngoài để không ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan. Tuy nhiên khi chức năng thận bị suy giảm, khả năng lọc máu cũng kém đi, kết quả là các chất độc và dịch tích tụ trong cơ thể gây rối loạn các cơ quan, nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Chạy thận là phương pháp điều trị cho người suy thận
Do vậy ở những người bị suy thận, tổn thương thận cấp tính hoặc chấn thương, chạy thận là phương pháp lọc máu thường được áp dụng bên cạnh phương pháp lọc màng bụng. Ở kỹ thuật này, máu của người bệnh sẽ được đưa ra một bộ lọc bên ngoài cơ thể, làm nhiệm vụ giống như thận là làm sạch máu và sau đó máu được đưa trở lại cơ thể người bệnh.
Chạy thận có thể được thực hiện tại bệnh viện, cơ sở lọc máu hoặc ngay tại nhà. Tùy vào tình trạng suy thận, tổn thương thận mà tần suất chạy thận ở những người bệnh có thể không giống nhau, song hầu hết bệnh nhân phải duy trì chạy thận cho đến khi kiểm soát được bệnh.
Bệnh nhân suy thận giai đoạn muộn cần phải chạy thận thường xuyên
Trong quá trình chạy thận, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nên cần được theo dõi sức khỏe và các chỉ số sống quan trọng. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
-
Chuột rút cơ bắp.
-
Hạ huyết áp.
-
Nhiễm trùng.
-
Nhịp tim không đều.
-
Buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu,...
-
Hình thành máu đông bất thường trong ống thông tĩnh mạch.
-
Biến chứng kỹ thuật như tắc khí trong ống lọc máu.
Ngoài ra, người bệnh chạy thận trong thời gian dài có thể đối mặt với 1 số biến chứng sức khỏe do lọc không đầy đủ các chất thải hoặc các vấn đề tim mạch như bệnh mạch máu, bệnh tim, đột quỵ,...
2. Quy trình chạy thận nhân tạo diễn ra như thế nào?
Tùy theo tình trạng sức khỏe mà khi chạy thận nhân tạo, người bệnh có thể ngồi hoặc nằm trên ghế trong thời gian chờ đợi máu chảy qua bộ lọc. Các bước chạy thận nhân tạo được thực hiện như sau:
2.1. Bước chuẩn bị
Bước chuẩn bị trước khi chạy thận nhân tạo là bước quan trọng mà cả người bệnh và bác sĩ cần phải lưu ý. Bác sĩ sẽ kiểm tra trọng lượng cơ thể, đo nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ,... trước khi thẩm tách máu. Để thực hiện thẩm tách máu, bác sĩ sẽ chèn hai kim vào cánh tay ở vị trí tĩnh mạch và dán để giữ cố định tại chỗ.
Bác sĩ sẽ kiểm tra đảm bảo bệnh nhân đủ điều kiện sức khỏe trước khi chạy thận
Ở ống thông thứ nhất, máy lọc sẽ lấy máu để lọc bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu, chất tẩy rửa được sử dụng là dialysate. Máu sau khi lọc sẽ được đưa trở lại cơ thể qua ống thông thứ hai.
Tốc độ thẩm tách máu, thuốc hoặc các chỉ số liên quan có thể được điều chỉnh trước khi lọc máu ổn định để người bệnh cảm thấy thoải mái nhất cũng như sức khỏe ổn định nhất.
2.2. Bước theo dõi và giám sát chạy thận nhân tạo
Đây là khoảng thời gian bệnh nhân chờ cho máu trong cơ thể được bơm và lọc đến mức nhất định. Trong quá trình này, nhịp tim và huyết áp có thể dao động do chất lỏng dư thừa được lấy ra khỏi cơ thể, vì thế bác sĩ cũng sẽ theo dõi sát sao các chỉ số này trong suốt quá trình chạy thận nhân tạo.
2.3. Bước kết thúc
Sau khi quá trình thẩm tách máu hoàn thành, bác sĩ sẽ lấy kim ra khỏi tĩnh mạch của người bệnh và ngăn chặn tránh chảy máu. Người bệnh nghỉ ngơi tại chỗ và sau đó có thể trở về nhà sinh hoạt bình thường mà không gặp phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Với người bị suy thận, tổn thương thận nặng thì chạy thận nhân tạo là một trong những bước điều trị quan trọng. Bệnh nhân sẽ nhận được nhiều lợi ích từ mỗi lần chạy thận nhân tạo như: loại bỏ được chất độc và dịch thừa khỏi cơ thể nên giảm triệu chứng suy thận, hồi phục sức khỏe, tăng cảm giác thèm ăn, ngủ ngon và từ đó chất lượng cuộc sống cũng tốt hơn.
Chạy thận nhân tạo giúp duy trì sức khỏe cho bệnh nhân suy thận, tổn thương thận nặng
Tuy nhiên, người bệnh có thể phải duy trì chạy thận nhân tạo trong thời gian dài với chi phí cao và gây không ít mệt mỏi, khó chịu. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe, theo dõi các chỉ số định kỳ trong suốt quá trình điều trị và chạy thận nhân tạo để điều chỉnh phù hợp.
3. Nên lưu ý gì khi chạy thận nhân tạo?
Để đạt được kết quả tốt nhất khi chạy thận nhân tạo, cũng như hạn chế phản ứng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn cần lưu ý một số điều sau:
3.1. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng với người chạy thận, có thể cải thiện tình trạng bệnh cũng như tăng cường hiệu quả chạy thận. Trong quá trình điều trị và chạy thận nhân tạo, người bệnh cần theo dõi cẩn thận các chỉ số protein, chất lỏng, Kali, natri, phosphor,...
Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để lập bữa ăn với các loại thực phẩm phù hợp dựa trên cân nặng, sở thích cá nhân, chức năng thận và tình trạng bệnh khác.
Bệnh nhân chạy thận cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp
3.2. Dùng thuốc đúng theo chỉ định
Cùng với chạy thận nhân tạo, người bệnh cần lưu ý dùng thuốc điều trị đúng theo đơn thuốc được bác sĩ hướng dẫn để tăng hiệu quả điều trị.
Nếu có bất cứ vấn đề nào thắc mắc nào khác bên cạnh chạy thận là gì, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, nhất là khi có triệu chứng bất thường ở thận..
Quý khách hàng hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp cụ thể, chi tiết hơn từ chuyên gia trong ngành.