Nhiều người có thói quen ăn mặn, nhất là cho nhiều nước mắm, muối vào các món kho, cá khô, hay ăn kèm các món dưa, cải muối trong bữa cơm. Tuy nhiên, ăn quá mặn sẽ khiến nồng độ natri trong cơ thể tăng, dẫn đến tăng huyết áp mà thận lại đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp. Nghiên cứu của Tiến sĩ Surasak Kantachuvetsiri (Đại học Mahidol, Thái Lan) cho thấy việc ăn quá mặn khiến tuần hoàn máu tăng, buộc thận phải làm việc nhiều dẫn đến suy thận. Bệnh nhân đã bị bệnh thận nếu ăn muối nhiều sẽ nhanh suy sụp, nhưng nếu biết kiềm chế lượng muối ăn hằng ngày thì chức năng thận dễ được cải tạo tốt hơn. Bên cạnh đó muối còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh sỏi thận, thận nhiễm mỡ.
Đường
Cũng có người quen ăn ngọt, nhưng lâu dần thức ăn gì cũng được nêm bằng đường, không chỉ các món ngọt đến các món mặn chiên, kho, canh, xào cũng được nêm rất nhiều đường. Theo các nghiên cứu, trong đường chứa rất nhiều frutose, đây thuộc nhóm những chất khó hấp thu, việc cùng đưa vào cơ thể quá nhiều đường sẽ thúc đẩy sự hình thành axit uric làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Các bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận, cũng như sức khỏe hệ tim mạch.
Đồ ăn vặt
Chất nhuộm tạo màu, chất bảo quản, đường, hương liệu tổng hợp… là những loại thường có trong các gói bánh snack, kẹo trái cây, đồ ăn nhẹ thường thấy. Những chất độc hại này hấp thụ vào cơ thể sẽ khiến thận phải làm việc vất vả hơn, vì phải lọc sạch những độc tố này có trong máu. Ăn nhiều đồ ăn vặt còn dẫn đến nguy cơ béo phì, các bệnh liên quan đếp tim mạch.
Nước có gas
Đồ ăn vặt thèm được uống kèm nước có gas. Uống nước ngọt có gas có thể khiến bạn hướng khởi, cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn, nhưng đây lại là cách bạn đầu độc thận nhanh nhất. Các bác sĩ khuyên không nên uống nước ngọt liên tục, vì thành phần trong nó chứa rất nhiều chất không có lợi cho sức khỏe. Uống nước ngọt hàng ngày có nguy cơ mắc chứng proteinuria, tức là trong nước tiểu chứa quá nhiều hàm lượng protein. Sự bài tiết protein trong nước tiểu gia tăng, nghĩa là thận của bạn đã bị tổn thương.
Thức uống chứa nhiều cồn
Thường xuyên uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận lên gấp đôi, theo Tổ Chức Thận Anh Quốc. Tiệc tùng liên miên, rượu bia nhiều khiến cơ thể tiêu thụ quá nhiều chất cồn, dễ dẫn đến tình trạng lắng đọng axit uric ở ống thận. Từ đó gây tắc nghẽn ống thận, làm tăng nguy cơ suy thận, các bệnh liên quan đến thận.
Nước xốt
Nước xốt tưởng chừng không liên quan gì đến bệnh thận nhưng nó cũng là một trong những nguyên nhân gây suy thận. Những món mỳ spaggeti, mỳ ống hay pizza, phở, gà rán,… dĩ nhiên không thể thiếu nước xốt. Tuy nhiên, trong những chai nước xốt này lại chứa đầy natri, hàm lượng muối natri trong cơ thể bình thường là 9‰, nếu muối tích tụ nhiều dễ gây cao huyết áp, nguy cơ dẫn đến suy thận. Bạn có thể thay thế nước xốt bằng rau củ, nêm nếm gia vị tự nhiên vừa hợp khẩu vị vừa bổ sung nhiều chất có lợi cho sức khỏe.
Viên uống bổ sung Vitamin C
Khi làm việc quá sức, cơ thể mệt mỏi, người ta thường uống viên sủi để tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi ngay lúc đó. Có người còn uống chúng hằng ngày như là cách tiện lợi thay thế các loại nước ép trái cây chứa Vitamin C. Nghiên cứu của Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển cho thấy việc tiêu thụ viên uống bổ sung vitamin C hàng ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ bị sỏi thận, nhất là ở nam giới. Nguyên nhân ở đây là do một phần vitamin C cơ thể hấp thụ sẽ được bài tiết ra đường tiểu dưới dạng oxalate, một trong những thành phần chính tích tụ nên sỏi thận.
Các thực phẩm giàu protein
Những người muốn giảm cân nhanh, thường xuyên tập gym kèm chế độ ăn uống để có thân hình săn chắc tăng cơ giảm mỡ thường ăn rất nhiều thực phẩm chứa lượng lớn protein. Nhưng họ không biết rằng chế độ ăn uống giàu protein này lại là gánh nặng cho thận. Sự tăng cường làm việc để đào thải một lượng lớn ure nếu kéo dài thì thận bị tổn thương là không tránh khỏi. Ngoài ra, nếu cơ thể đang bị chứng nhiễm ceton, một loại bệnh mà thể ceton trong máu tăng quá mức cho phép, còn dẫn đến sự gia tăng bài tiết canxi, là nguyên nhân gây bệnh sỏi thận.
Theo các bác sĩ thường thì người bệnh thận không có triệu chứng gì cho đến khi chức năng thận của họ suy giảm nghiêm trọng, chỉ còn khoảng 10-15%. Triệu chứng sớm nhất có thể thấy đối với người bệnh thận là lượng nước tiểu thải ra giảm đi, tiểu ít, mệt mỏi nhiều, biếng ăn nhất là những lúc mắc các chứng bệnh thông thường như cảm cúm, đau đầu, tiêu chảy,…
Bệnh nhân cũng có dấu hiệu phù thủng chân tay, huyết áp cao thường xuyên tăng bất ổn, cơ thể ngứa ngáy mà không rõ nguyên nhân. Một số trường hợp có thể tiểu ra máu, hoặc khi xét nghiệm nước tiểu, hàm lượng chất đạm (protein) chứa trong nước tiểu rất cao. Người bị viêm thận do virus hay sỏi thận thường có dấu hiện đau ở eo lưng, gần chỗ thận, cơn đau có thể bộc phát và kéo dài dai dẳng.
Nguồn: plo.vn