Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích mọi người cung cấp đủ chất để cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch. Trong đó, chất xơ giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Vậy bạn có biết chất xơ là gì và chúng có nhiệm vụ như thế nào không?
12/11/2020 | Cùng tìm hiểu tháp dinh dưỡng cho người trưởng thành 12/11/2020 | Xây dựng thực đơn khoa chọn cho bé từ tháp dinh dưỡng mầm non 07/11/2020 | Lập chế độ dinh dưỡng cho người viêm đại tràng
1. Giải đáp thắc mắc chất xơ là gì?
Chắc hẳn mọi người không còn cảm thấy xa lạ khi nhắc tới chất xơ, đây là chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể. Khi tìm hiểu chất xơ là gì, chúng ta đều biết được đặc điểm đặc trưng của chúng, đó là thành phần mà cơ thể không tiêu hóa được.
Trong đó, cấu tạo chính của chất xơ đó là các phân tử cacbohydrat, cụ thể là monosaccarit hoặc là polisaccarit. Theo nghiên cứu của nhà khoa học, nhờ sự có mặt của chất xơ trong cơ thể, hoạt động tiêu hóa diễn ra ổn định hơn, sức khỏe tim mạch được cải thiện đáng kể. Đó là lý do vì sao mọi người nên tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng này trong bữa ăn hàng ngày.
Nhiều bạn thắc mắc: chất xơ là gì?
2. Phân loại chất xơ
Vậy chất xơ gồm những loại phổ biến nào và chúng mang những đặc điểm ra sao?
Nhìn chung, người ta phân loại chất dinh dưỡng này thành chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Cả hai loại kể trên đều giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể và đem lại lợi ích cho sức khỏe, hệ miễn dịch của chúng ta.
Đối với chất xơ hòa tan, khi ở trong đường ruột chúng có thể tồn tại dưới dạng gel. Đặc biệt, bạn có thể tiêu hóa dễ dàng hơn nhờ bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ hòa tan. Bạn có thể bổ sung dinh dưỡng từ các loại rau củ, trái cây hoặc một số loại đậu.
Trong quá trình nghiên cứu chất xơ là gì, bạn đừng bỏ qua việc tìm hiểu về chất xơ không hòa tan nhé. Đây là một dạng không có khả năng hòa tan với chất lỏng khi đi vào đường ruột. Nhìn chung, chất xơ không hòa tan có hàm lượng tương đối cao trong một số thực phẩm, ví dụ như gạo lứt, lúa mạch nguyên vỏ,…
3. Chất xơ giúp ngăn ngừa những căn bệnh nào?
Một vấn đề được nhiều người quan tâm đó là vai trò của chất xơ đối với cơ thể là gì? Không thể phủ nhận rằng nhờ chất dinh dưỡng này, sức khỏe và hệ miễn dịch được cải thiện rõ rệt, chúng giúp bạn ngăn ngừa một số căn bệnh tương đối nghiêm trọng.
3.1. Hạn chế tình trạng táo bón
Khi tìm hiểu chất xơ là gì, mọi người nếu cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, chúng ta sẽ hạn chế nguy cơ bị táo bón. Cụ thể, chất xơ là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của các loại lợi khuẩn sinh sống trong đường ruột. Nhờ vậy, quá trình tiêu hóa tại ruột diễn ra hiệu quả hơn, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
Nếu thường xuyên bổ sung chất xơ, bạn sẽ hạn chế tình trạng táo bón
Bên cạnh đó, khi ở trong ruột, chất dinh dưỡng này có khả năng hút nước rất tốt. Đó là lý do vì sao chất thải được tống ra ngoài thường xuyên, giảm nguy cơ bị táo bón.
3.2. Hạn chế các bệnh có liên quan tới tim mạch
Nhiều bạn bất ngờ khi biết rằng chất xơ có tác dụng phòng chống bệnh về tim mạch cực kỳ tốt. Một số nghiên cứu cho biết chất xơ có thể kiểm soát hàm lượng cholesterol trong máu. Do đó, sức khỏe tim mạch được tăng cường nhanh chóng, chúng ta không quá lo lắng về nguy cơ mắc bệnh về tim, ví dụ như bệnh mỡ máu hoặc xơ vữa động mạch vành.
Các chuyên gia dinh dưỡng thường xuyên khuyến khích người mắc bệnh đái tháo đường bổ sung thức ăn nhiều chất xơ vào thực đơn hàng ngày. Bởi vì, chất dinh dưỡng này giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, đồng thời chúng tham gia vào quá trình điều hòa lượng đường huyết có trong máu.
Tốt nhất, khi nghiên cứu chất xơ là gì, mọi người nên tìm hiểu các những vấn đề nhỏ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của cơ thể nhé!
Bệnh đái tháo đường có thể được kiểm soát nếu bệnh nhân cung cấp đủ chất xơ
Ngoài ra, chất dinh dưỡng này cũng góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư, kiểm soát tình trạng sức khỏe tốt hơn. Mọi người đừng bỏ qua các món ăn giàu chất xơ để tăng cường hệ miễn dịch và giúp cho hoạt động bên trong diễn ra ổn định.
4. Những thực phẩm giàu chất xơ bạn không nên bỏ qua
Vậy chúng ta nên bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ nào cho cơ thể trong các bữa ăn hàng ngày nhỉ? Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề này, hãy tham khảo ngay một vài gợi ý dưới đây.
4.1. Đậu Hà Lan
Thực phẩm vô cùng quen thuộc với chúng ta đó là đậu Hà Lan, đây là sản phẩm chứa hàm lượng chất xơ tương đối cao. Theo ước tính, có khoảng 16.3g chất xơ trong một tô đậu Hà Lan đã được nấu chín.
Ngoài ra, nguyên liệu này có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, bạn hãy tham khảo cách nấu để đa dạng hóa thực đơn hàng ngày nhé!
4.2. Yến mạch
Trong quá trình tìm hiểu chất xơ là gì, mọi người đều phát hiện ra rằng yến mạch là thực phẩm chứa lượng chất xơ không hòa tan cao. Nếu thường xuyên sử dụng yến mạch, chúng ta dễ dàng kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu, đồng thời hạn chế nguy cơ mắc bệnh liên quan trực tiếp tới tim mạch.
Chúng ta có thể chế biến yến mạch theo nhiều cách
Tuy nhiên, khá nhiều bạn không quen ăn yến mạch và dễ cảm thấy ngán. Mọi người có thể lên thực đơn ăn từ 3 - 4 lần mỗi tuần và kết hợp với một số loại trái cây, sữa chua ăn kèm.
4.3. Cà rốt
Chắc hẳn mọi người đều biết cà rốt là loại rau củ cực kỳ tốt cho sức khỏe với khả năng chống oxy hóa rất tốt. Đặc biệt, hàm lượng chất xơ có trong 100g cà rốt khá cao, dao động trong khoảng 2,8g - 3g. Bạn hãy kết hợp cà rốt với các món ăn khá nhiều để tạo cảm giác ngon miệng và bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể.
Đối với trẻ nhỏ, việc bổ sung thức ăn giàu chất xơ còn hạn chế do bé kén ăn hoặc chưa biết cách ăn. Hiểu được điều này, rất nhiều sản phẩm sữa cung cấp chất xơ đã ra đời. Các bậc phụ huynh hãy lưu ý sữa nào có nhiều chất xơ để cho bé sử dụng nhé!
Rau củ là thực phẩm giàu chất xơ
Chắc hẳn sau bài viết này mọi người đã phần nào giải đáp được thắc mắc chất xơ là gì và hiểu được tầm quan trọng của chúng đối với sức khỏe, hệ miễn dịch. Hy vọng rằng mỗi người sẽ chủ động xây dựng thực đơn hàng ngày với đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhờ vậy, chúng ta luôn khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng.