Chai chân là do đâu? Điều trị bằng cách nào? | Medlatec

Chai chân là do đâu? Điều trị bằng cách nào?

Chai chân thường không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh đau, khó chịu, giảm chất lượng sống. Vậy nguyên nhân nào gây chai chân và phải làm sao để điều trị dứt điểm tình trạng này?


04/03/2023 | Mụn chai là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao?
26/12/2022 | Chai da là gì? 5 phương pháp cải thiện hiệu quả
26/09/2022 | Tổng hợp những cách đơn giản khắc phục chai tay chân hiệu quả

1. Chai chân là gì và những nguyên nhân gây bệnh phổ biến

Chai chân là tình trạng da ở chân bị hóa sừng hay quá sản lớp thượng bì. Những vết chai chân có màu vàng hoặc màu ngà, có hình tròn hay hình bầu dục. Khi sờ vào, bạn sẽ cảm nhận được độ cứng rõ ràng của những đám chai, vùng da bị bệnh thường thô ráp và rất khác biệt với vùng da lành. Nếu ranh giới giữa vùng da bị chai và vùng da lành có vết nứt thì có thể gây bội nhiễm. 

Chai chân thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe

Chai chân thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe

Những đám chai chân có thể dày khoảng vài mm cho tới vài cm, khiến người bệnh khó chịu. Trong một số trường hợp chai chân quá dày, có nhân cứng ở giữa và đầu nhọn hướng vào trong da như một dạng ghim, chèn ép lên dây thần kinh khiến người bệnh bị đau, nhất là khi vận động thể chất. Bên cạnh đó, nếu xảy ra tình trạng viêm tại các đám chai thì bệnh nhân cũng sẽ bị đau. 

Đi giày không đi tất sẽ rất dễ bị chai chân

Đi giày không đi tất sẽ rất dễ bị chai chân

Nguyên nhân gây chai chân là do áp lực hay cọ sát khi chúng ta vận động. Lúc này, cơ thể sẽ giải phóng một số chất gây viêm, làm tăng sản xuất tế bào và cuối cùng là hình thành một mảng chai chân. Người thường xuyên đi chân trần, đi giày mà không đi tất,… là những trường hợp dễ bị chai chân. Bên cạnh đó, khi đi giày, các xương ngón chân có xu hướng ép vào nhau, có thể dẫn tới chai chân. 

2. Một số phương pháp điều trị chai chân 

Để khắc phục tình trạng chai chân, bạn có thể áp dụng một số cách như sau: 

- Sử dụng củ nghệ: Đây là nguyên liệu điều trị chai chân đã được nhiều người áp dụng từ rất lâu. Nghệ có đặc tính kháng khuẩn nên có thể chữa lành những đám chai chỉ trong vài ngày. Ưu điểm của phương pháp này là rất dễ thực hiện. Kết hợp với mật ong, có thể mang lại hiệu quả cao hơn. 

Dùng nghệ để điều trị chai chân

Dùng nghệ để điều trị chai chân

Cách thực hiện như sau: 

+ Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 thìa súp bột nghệ, 1,5 thìa mật ong và nước ấm. 

+ Cách thực hiện: Đầu tiên, bạn hãy trộn bột nghệ với mật ong. Sau đó, bạn đắp hỗn hợp dẻo này lên vị trí da bị chai. Chờ đến khi hỗn hợp này khô lại thì dùng nước ấm để rửa sạch. 

Sau khi áp dụng cách này, khoảng 2 đến 3 ngày sau, bạn sẽ thấy cục chai giảm kích thước đáng kể. 

- Dùng chanh: Axit trong quả chanh có tác dụng làm mềm và loại bỏ vết chai ở chân. Bên cạnh đó, chanh còn có thể làm giảm mùi hôi chân khá hiệu quả. 

+ Bạn cần chuẩn bị một lát chanh tươi và băng gạc. 

+ Cách thực hiện như sau: Vào mỗi đêm, trước khi đi ngủ, bạn đặt một lát chanh lên vết chai, sau đó băng lại bằng gạc. Nên thực hiện đều đặn cho đến khi vết chai được loại bỏ hoàn toàn. 

- Dùng dứa để trị chai chân: Dứa không chỉ là món ăn thơm ngon mà còn có tác dụng chữa chai chân rất hiệu quả. Loại quả này có chứa enzyme bromelain, có tác dụng loại bỏ vết chai sần trong một thời gian ngắn.

Chỉ cần chuẩn bị một quả dứa tươi và băng gạc. Cách thực hiện như sau: 

+ Đầu tiên, bạn gọt vỏ dứa và lấy một miếng dứa nhỏ.

+ Sau đó, áp dứa lên vết chai chân và dùng gạc băng lại, rồi để qua đêm. 

+ Thực hiện đều đặn mỗi tối, bạn sẽ sẽ thấy kết quả bất ngờ. 

- Chữa chai chân bằng hành tây: Trong loại thực phẩm này có chứa nhiều chất chống oxy hóa vì thế nó có thể chữa lành tổn thương rất hiệu quả. Nếu thực hiện đúng cách, vết chai sẽ được loại bỏ chỉ trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, hành tây còn có tác dụng làm mềm da và giúp phục hồi tổn thương rất nhanh chóng, đặc biệt, còn làm mờ sẹo vô cùng hiệu quả. 

Khắc phục chai chân bằng hành tây

Khắc phục chai chân bằng hành tây

Cách thực hiện như sau: Bạn thái lát hành tây, sau đó đặt hành tây lên vùng da bị chai và dùng gạc băng lại. Để qua đêm để các chất trong hành tây ngấm sâu vào da. Nên áp dụng đều đặn để đạt được hiệu quả tốt nhất. Thông thường, chỉ sau khoảng 1 tuần, bạn đã có thể nhận thấy sự thay đổi rõ rệt. 

- Dùng bột yến mạch: Loại thực phẩm này có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng tẩy da chết hiệu quả. Hơn nữa, yến mạch cũng rất lành tính. Do đó, nhiều người sử dụng yến mạch để điều trị chai chân. 

Cách thực hiện như sau: Cho khoảng một nửa cốc yến mạch vào nước và đun sôi trong khoảng 5 phút. Tiếp đó, lọc yến mạch và đắp yến mạch lên vùng da bị chai. Để trong khoảng 15 phút. Sau đó bỏ yến mạch và rửa sạch chân. Nên thực hiện khoảng 2 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Lưu ý, không nên đắp yến mạch lên da khi còn quá nóng. 

3. Khi nào cần đi khám

Thông thường tình trạng chai chân đều là lành tính. Tuy nhiên, với những trường hợp thường xuyên phải di chuyển. Nếu đã áp dụng những phương pháp trên mà tình trạng chai chân vẫn không được cải thiện thì bạn không nên chủ quan. Trong một số trường hợp, đây có thể là biểu hiện bệnh lý hoặc làm giảm chất lượng sống của người bệnh. Do đó, cần được điều trị sớm. Hãy đi gặp bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng như sau: 

+ Các vùng da bị chai có hiện tượng biến dạng bất thường. 

+ Người bệnh đái tháo đường cũng nên cẩn trọng với tình trạng chai chân hoặc chân biến dạng. 

+ Những vết chai có biểu hiện loét và đau nhức hay chảy mủ. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, có thể gây nhiễm trùng. 

Ngoài ra để phòng ngừa bệnh tái phát, bạn cần lưu ý một số điều như sau: 

+ Không đi giày quá chật, hoặc giày quá cao, hoặc mũi quá nhỏ,… để hạn chế những điểm tì quá mạnh. 

+ Mỗi ngày, nên ngâm chân với nước muối ấm. 

Trên đây là một số thông tin về bệnh chai chân và cách điều trị hiệu quả. Tuy rằng đây chỉ là một dạng tổn thương lành tính nhưng bạn cũng không nên chủ quan mà hãy tới khám bác sĩ nếu nhận biết có dấu hiệu bất thường. Mọi thắc mắc và có nhu cầu đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tư vấn viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn cụ thể hơn cho bạn. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Cần làm gì khi bị bỏng nước sôi?

Bỏng nước sôi không hiếm gặp trong đời sống hàng ngày. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy cần phải xử lý khi bị bỏng nước sôi như thế nào, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Ngày 23/06/2023

Cách trị mụn nhọt hiệu quả và dễ thực hiện

Mụn có thể xuất hiện tại nhiều vùng da trên cơ thể, đặc biệt là trên da mặt khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn và gợi ý về cách trị mụn nhọt hiệu quả, đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà.
Ngày 23/06/2023

Cách cải thiện mề đay mạn tính

Nổi mề đay là tình trạng thường gặp, thông thường sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu nổi mề đay trong thời gian dài thì khả năng cao là mề đay mạn tính. Tình trạng này khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để cải thiện, hãy cùng MEDLATEC tham khảo bài viết sau.
Ngày 23/06/2023

Móng tay có sọc dọc cảnh báo điều gì?

Một dấu hiệu bất thường mà nhiều người gặp phải là móng tay có sọc dọc. Mặc dù đây chỉ là một biểu hiện nhỏ nhưng bạn không nên lơ là, bởi nó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề sức khỏe. Vậy cụ thể tình trạng này cho thấy điều gì, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau.
Ngày 23/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp