Tiêu chuẩn về cái đẹp ở “cửa sổ tâm hồn” có sự khác nhau ở mỗi thời đại, mỗi cá nhân. Tuy nhiên, đại đa số mọi người đều thích đôi mắt có hai mí, hài hòa với tổng thể của khuôn mặt. Xuất phát từ nhu cầu làm đẹp chính đáng ấy, nhiều người đã quyết định phẫu thuật cắt mí.
16/01/2023 | Lẹo mắt - nguyên nhân - triệu chứng và biện pháp điều trị 07/12/2022 | Chảy nước mắt do đâu, khi nào cần đi khám? 02/12/2022 | Bệnh lác mắt - Cẩm nang các thông tin cần biết!
1. Như thế nào là cắt mí?
Cắt mí là tiểu phẫu được thực hiện bằng việc tạo ra một vết rạch mảnh ở da phía trên bầu mắt hoặc ở mí mắt dưới nhằm tạo thêm một mí mắt mới. Đối với bầu mắt, xung quanh nếp gấp tự nhiên ở mí, một đường rạch được tạo ra để loại bỏ hoặc định vị lại mỡ thừa, giúp điều chỉnh cơ và loại bỏ phần da thừa.
Tiểu phẫu cắt mí được nhiều người lựa chọn để có được đôi mắt hài hòa
Đối với mí dưới, một đường rạch bên dưới lông mi theo nếp nhăn tự nhiên của mắt sẽ được tạo nên nhằm loại bỏ bớt da thừa, cơ và mỡ thừa sau đó đóng vết cắt bằng cách khâu lại.
2. Quy trình cắt mí diễn ra như thế nào?
Một quy trình cắt mí thông thường được diễn ra theo trình tự 5 bước:
- Bước 1: thăm khám, xác định vùng da có mỡ thừa, bị chùng và định hình nếp mí thứ hai cần được tạo.
- Bước 2: sát khuẩn mí mắt để tránh nguy cơ nhiễm trùng hoặc biến chứng sau phẫu thuật.
- Bước 3: gây tê mí mắt để khách hàng không cảm thấy khó chịu hay đau đớn trong suốt thời gian diễn ra thủ thuật.
- Bước 4: tiến hành cắt mí theo nhu cầu của khách hàng bằng cách cắt bỏ phần mỡ thừa, phần da chùng và tạo nếp mí thứ hai cho khách hàng một cách nhanh .
- Bước 5: dùng chỉ khâu thẩm mỹ để đóng kín vết mổ.
3. Đánh giá ưu - nhược điểm và một số điều cần lưu ý
3.1. Ưu - nhược điểm của thủ thuật cắt mí
- Ưu điểm
+ Giải quyết được các vấn đề về chức năng của mí mắt và giúp đôi mắt được trẻ hóa.
+ Giải quyết tình trạng da mí mắt bị chảy xệ, chùng ảnh hưởng đến tầm nhìn hoặc có nếp nhăn kém thẩm mỹ.
+ Loại bỏ bọng mắt.
+ Giải quyết tình trạng mí dưới bị sụp.
Mô phỏng quy trình cắt mí
- Nhược điểm: có thể gặp một số biến chứng (rất hiếm) như
+ Bị tê hoặc thay đổi cảm giác xung quanh mắt.
+ Mắt bị khô.
+ Mắt trở nên nhạy cảm với những luồng ánh sáng chói.
+ Mí mắt dưới bị trượt ra ngoài.
+ Sụp mí.
+ Khó nhắm được kín mắt.
+ Thị lực bị thay đổi tạm thời hoặc mãi mãi.
3.2. Một số điều lưu ý
- Thủ thuật cắt mí chống chỉ định trong những trường hợp:
+ Mắc bệnh lý mạn tính không thể kiểm soát tốt như huyết áp, tiểu đường, tim mạch,...
+ Mắt bị khô, bị tăng nhãn áp, bong võng mạc hoặc trước đây đã từng thực hiện phẫu thuật mắt.
+ Vùng da quanh mắt bị viêm nhiễm như chàm, vảy nến,…
+ Người bệnh có vấn đề về tâm lý.
+ Người bị chứng rối loạn đông máu.
+ Người mắc chứng rối loạn tuyến giáp.
+ Phụ nữ đang vào thời kỳ hành kinh hoặc đang có bầu.
Bất cứ thủ thuật nào cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định, đặc biệt là khi thực hiện tại địa chỉ y tế thiếu uy tín. Vì thế, trước khi thực hiện cắt mí nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về nhu cầu của bản thân, tiền sử bệnh lý cùng thực trạng sức khỏe và các loại thuốc đang dùng cũng như những phẫu thuật tại mắt đã từng thực hiện để có được những lời khuyên xác đáng.
Để đưa ra chỉ định phẫu thuật cắt mí, bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám và đánh giá độ lỏng lẻo của da cũng như vùng cơ ở xung quanh mắt. Một số xét nghiệm cũng sẽ được bác sĩ yêu cầu để đảm bảo điều kiện an toàn khi tiến hành phẫu thuật.
Bác sĩ kiểm tra mắt cẩn thận, kỹ thuật bài bản sẽ giúp phẫu thuật cắt mí đạt hiệu quả tốt
Sau phẫu thuật, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết về việc chăm sóc mắt sau phẫu thuật và sử dụng những loại thuốc cần thiết. Để tránh nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, bạn cần lưu ý:
- Không trang điểm khi vết mổ chưa lành.
- Không nên dụi vào mắt.
- Không dùng kính áp tròng, thay vào đó nên đeo kính mắt trong hai tuần sau phẫu thuật.
- Khi đi ra ngoài nên đeo kính râm để giảm nhạy cảm với ánh sáng cho mắt.
- Việc dùng kem chống nắng ở mặt cũng có thể giúp bảo vệ vùng da lành. Tốt nhất nên dùng kem chống nắng với chỉ số SPF từ 30 trở lên.
- Thời gian đợi vết mổ lành nên có kế hoạch cho mắt được nghỉ ngơi, nhất là với những người làm công việc thường xuyên tiếp xúc với màn hình máy tính và hoạt động thể chất nhiều. Những trường hợp này tốt nhất nên cân nhắc giảm giờ làm, đợi đến khi mắt hồi phục tốt hãy quay trở lại với cường độ công việc ban đầu.
- Những ngày đầu sau phẫu thuật tốt nhất nên để đầu nằm cao 45 độ để giảm sưng nề vùng mắt.
- Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ có liên quan đến việc giới hạn vận động như:
+ Vận động gắng sức, nâng vật nặng, tập thể dục nặng trong 2 tuần đầu sau phẫu thuật.
+ Cúi thấp đầu ở 4 tuần đầu.
+ Không diễn ra hoạt động bơi lội.
- Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để cắt chỉ và kiểm tra vết mổ, đánh giá hiệu quả phẫu thuật.
- Ngay khi nghi ngờ hiệu quả phẫu thuật không như mong muốn hoặc phát hiện các bất thường cảnh báo dấu hiệu biến chứng hay nhiễm trùng như sau cần thông báo ngay với bác sĩ:
+ Tăng tình trạng sưng và bầm tím.
+ Xung quanh vết mổ bị đỏ.
+ Mức độ đau tăng lên hoặc bỗng nhiên bị đau dữ dội.
+ Có dấu hiệu sốt.
+ Xung quanh vết mổ có hiện tượng chảy dịch màu xanh hoặc vàng.
+ Bị chảy máu mất kiểm soát.
+ Không thể đóng kín mí hoặc bị trợn mí.
+ Mí bị sụp.
+ Hai bên mắt không có sự cân đối.
+ Thường xuyên bị chớp mắt.
+ Suy giảm thị lực hoặc tầm nhìn bị cản trở.
Thủ thuật cắt mí về cơ bản diễn ra tương đối đơn giản và an toàn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả thẩm mỹ như mong muốn và tránh được rủi ro không đáng có thì quý khách hàng nên tìm hiểu kỹ, lựa chọn đúng địa chỉ có đội ngũ bác sĩ giỏi về chuyên môn và dày dạn kinh nghiệm, có hệ thống thiết bị y khoa hiện đại, đảm bảo mọi điều kiện vô trùng phòng mổ; sau phẫu thuật cần thực hiện nghiêm túc nguyên tắc chăm sóc vết mổ và mắt được bác sĩ hướng dẫn.