Cao răng và 1 số thông tin sẽ khiến bạn phải bất ngờ! | Medlatec

Cao răng và 1 số thông tin sẽ khiến bạn phải bất ngờ!

Dù chăm sóc răng miệng cẩn thận đến đâu chúng ta vẫn thấy sự xuất hiện của vôi răng ở các kẽ răng, chân nướu. Vậy làm thế nào để “xử lý” cao răng nhanh chóng, hiệu quả nhất? Nếu không đi lấy vôi răng, các mảng bám này có ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn hay không?


04/01/2021 | Chăm sóc răng miệng và dinh dưỡng như thế nào trong quá trình niềng răng?
13/12/2020 | Chảy máu chân răng - Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục
07/09/2020 | Cao răng có hại như thế nào và các biện pháp phòng tránh

1. Cao răng là gì?

Chắc chắn chúng ta đã từng nghe đến tình trạng cao răng, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Để chăm sóc, bảo vệ răng miệng thật tốt, bạn đừng bỏ qua việc tìm hiểu về tình trạng này nhé!

cao răng là gì

Bạn có biết cao răng là gì?

Chúng còn được biết đến với tên gọi khác là vôi răng, thường bám rất chắc ở bề mặt của răng cũng như nướu. Vậy chúng hình thành từ đâu? Trên thực tế, có rất nhiều thành phần tạo nên vôi răng, ví dụ như: muối vô cơ, một số cặn mềm như vụn thức ăn hoặc vi khuẩn, xác tế bào trong miệng chúng ta.

Nếu mọi người không thường xuyên chăm sóc, vệ sinh răng miệng thì các mảng bám sẽ bị vôi hóa, bám chặt trên răng. Việc loại bỏ lớp vôi răng khá khó khăn, tốt nhất, bạn nên tới phòng khám nha khoa để được các bác sĩ vệ sinh bằng sản phẩm chuyên dụng.

2. Phân loại cao răng

Khi tìm hiểu kỹ về cao răng mọi người sẽ biết chúng tồn tại dưới hai dạng chính, đó là dạng thường và dạng huyết thanh. Trong đó, bạn nên cẩn trọng với vôi răng dạng huyết thanh nhé!

Đa số những người có vôi răng huyết thanh phải đối mặt với tình trạng viêm, đau nhức lợi. Vấn đề này khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu, không còn cảm giác ngon miệng khi ăn uống. Trong trường hợp này, chúng ta cần đi khám và xử lý phần vôi răng này, tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng và sinh hoạt hàng ngày.

Lớp cao răng huyết thanh có thể khiến bạn bị viêm lợi

Lớp cao răng huyết thanh có thể khiến bạn bị viêm lợi

3. Một số nguyên nhân thúc đẩy quá trình hình thành cao răng

Mọi người không chỉ quan tâm tới vấn đề cao răng là gì, họ cũng muốn nắm rõ nguyên nhân hình thành vôi răng. Nhờ vậy, chúng ta sẽ chủ động ngăn ngừa, phòng tránh nguy cơ hình thành cao răng hiệu quả nhất.

Có thể nói, nguyên nhân chính khiến vôi răng xuất hiện đó là do thói quen vệ sinh răng miệng của chúng ta. Hầu hết mọi người còn chủ quan và bỏ qua việc chăm sóc răng thường xuyên, cẩn thận.

Khá nhiều bạn không đánh răng, súc miệng sau khi ăn uống hoặc trước khi đi ngủ, đây là thói quen xấu, tạo cơ hội để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và bám vào kẽ răng. Ngoài ra, một số người chưa có ý thức sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng, chính vì thế các kẽ răng, phần nướu vẫn còn ứ đọng rất nhiều vụn thức ăn. 

Đặc biệt, thói quen sử dụng các sản phẩm chứa nhiều đường hóa học cũng là nguyên nhân chính khiến vôi răng hình thành. Nếu bạn có những thói quen kể trên, hãy cố gắng thay đổi để hạn chế sự phát triển của cao răng nhé!

4. Có nên đi lấy cao răng hay không?

Một vấn đề được khá nhiều người quan tâm đó là chúng ta có nên đi lấy vôi răng hay không, liệu chúng có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Hiểu đơn giản, đây là thủ thuật giúp loại bỏ những mảng bám chắc ở kẽ răng, nướu, làm sạch nhanh chóng và cực kỳ hiệu quả.

Mọi người nên đi lấy vôi răng và chăm sóc răng miệng định kỳ

Mọi người nên đi lấy vôi răng và chăm sóc răng miệng định kỳ

Các bác sĩ luôn khuyến khích tất cả mọi người đi lấy vôi răng định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Nếu bạn đang trải qua tình trạng ê buốt, nhức răng, hãy xếp lịch đi lấy cao răng ngay nhé, chắc chắn vấn đề này sẽ được cải thiện nhanh chóng. Đặc biệt, thủ thuật này còn giúp răng trở nên chắc khỏe hơn, hạn chế quá trình tiêu xương xảy ra.

Nhìn chung, thủ thuật kể trên khá an toàn và không gây hại đến sức khỏe của mọi người, vì vậy bạn hãy yên tâm thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy  nhiên, chúng ta không nên lạm dụng thủ thuật này đâu nhé!

Các bác sĩ đã chỉ ra rằng việc lấy vôi răng quá nhiều lần hoặc sai kỹ thuật là nguyên nhân gây ra tổn thương cho răng, lợi hoặc nướu. Tình huống thường gặp nhất đó là chảy máu chân răng. Tốt nhất, bạn nên nhờ các sĩ tư vấn về lịch chăm sóc răng miệng định kỳ để đảm bảo an toàn và độ hiệu quả.

5. Lưu ý khi đi lấy cao răng

Nhiều người tỏ ra lo lắng vì cảm thấy đau buốt, ê nhức răng sau khi đi lấy cao răng, liệu vấn đề này có nghiêm trọng hay không? Thực tế, đây là hiện tượng thường gặp, bạn không cần quá lo lắng bởi vì tình trạng trên chỉ kéo dài từ 1 - 2 ngày.

Sử dụng chỉ nha khoa giúp làm sạch kẽ răng và đảm bảo an toàn

Sử dụng chỉ nha khoa giúp làm sạch kẽ răng và đảm bảo an toàn

Ngoài ra, bạn nên có chế độ chăm sóc răng miệng, chế độ ăn uống thật hợp lý ngay sau khi đi lấy vôi răng nhé! Như vậy, chúng ta sẽ không có cảm giác đau nhức hay khó chịu chút nào.

Các bác sĩ khuyên rằng mọi người nên hạn chế các loại thực phẩm quá nóng, quá lạnh, chứa nhiều axit hoặc nhiều đường sau khi đi chăm sóc răng tại bệnh viện. Lúc này, răng còn khá yếu và cần được chăm sóc cẩn thận, tránh tiếp xúc với thực phẩm kể trên nhằm bảo vệ răng miệng, loại bỏ nguy cơ hỏng răng.

6. Biện pháp phòng ngừa sự hình thành của cao răng

Như vậy vôi răng không hề tốt cho răng miệng, chúng ta nên làm gì để ngăn chặn sự hình thành của chúng? Nếu bạn chăm sóc răng miệng cẩn thận và kỹ càng, chắc chắn cao răng sẽ ít có cơ hội hình thành và ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta.

Đầu tiên, mọi người hãy cố gắng vệ sinh răng miệng thật sạch sau khi ăn uống và trước khi đi ngủ nhé! Điều này rất đơn giản và bất cứ ai cũng có thể làm được, đặc biệt việc vệ sinh, chải răng đúng kỹ thuật là điều cực kỳ quan trọng.

Thay vì sử dụng tăm, chúng ta nên dùng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng, nướu sạch sẽ mà vẫn đảm bảo an toàn, tránh tình trạng chảy máu nướu bạn nhé! Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên mọi người không ăn quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột và đường, chúng là tác nhân khiến vôi răng hình thành nhanh chóng.

Nếu chăm sóc răng thường xuyên, bạn sẽ sở hữu hàm răng chắc khỏe

Nếu chăm sóc răng thường xuyên, bạn sẽ sở hữu hàm răng chắc khỏe

Về lâu về dài nếu bạn không xử lý cao răng, bạn phải đối mặt với nhiều vấn đề như: răng yếu hơn, hôi miệng và nguy cơ chảy máu nướu, ê buốt răng,… Tốt nhất, mọi người nên chăm sóc răng miệng tại nhà và đi khám định kỳ với nha sĩ. Nhờ vậy, chúng ta sẽ sở hữu hàm răng chắc khỏe và sáng bóng, giúp bạn tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Điểm danh các loại thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến rất nhiều người mắc phải. Tuy không gây quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng nhai cắn, giao tiếp hàng ngày. Do đó để nhanh chóng loại bỏ những nốt nhiệt miệng khó chịu này, cách tốt nhất đó là sử dụng các loại thuốc bôi nhiệt miệng. 
Ngày 15/06/2023

Giải phẫu răng sữa - Tầm quan trọng của răng sữa đối với trẻ

Tìm hiểu giải phẫu răng sữa và tầm quan trọng của chúng đối với trẻ là việc làm cần thiết đối với các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con. Răng sữa là răng tạm thời mọc khi trẻ còn nhỏ và sẽ được thay thế khi lớn nên đôi khi các bậc phụ huynh cho rằng chúng không quá quan trọng. Tuy nhiên, răng sữa lại đóng một vai trò đặc biệt đối với sức khỏe răng miệng. 
Ngày 13/06/2023

Torus hàm trên - Những thông tin cần biết

Torus hàm trên là tình trạng xương phát triển bất thường trong vòm họng, hầu hết là lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp lồi xương hàm trên cần phải can thiệp y khoa để tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh. Tìm hiểu về những thông tin liên quan đến tình trạng này để có biện pháp xử lý đúng cách và an toàn nếu xuất hiện torus.
Ngày 09/06/2023

Tìm hiểu về xương hàm trên giải phẫu

Hàm trên là một xương chẵn, tham gia vào xương mặt, đây là xương lớn nhất trong xương mặt. Xương hàm trên chứa các răng hàm trên và tham gia vào cấu tạo thành khoang mũi, hốc mắt và khoang miệng. Bài viết sau cung cấp các thông tin về giải phẫu xương hàm trên.
Ngày 11/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp