Sỏi túi mật là một trong những bệnh lý về gan mật rất phổ biến. Bệnh không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của túi mật mà nó còn có thể gây ra các biến chứng tới các hệ cơ quan khác trong cơ thể. Vậy bạn đã hiểu như thế nào về căn bệnh này rồi?
08/02/2021 | Chỉ điểm 8 triệu chứng chính của sỏi mật không thể bỏ qua 26/10/2020 | Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi mật 23/10/2020 | Tìm hiểu về sỏi mật và một số phương pháp tán sỏi mật hiệu quả cao
1. Khái niệm về sỏi túi mật?
Túi mật là một bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người. Nó có hình dạng như một quả lê nhỏ dài khoảng 8 đến 10cm nằm ngay bên dưới phần gan. Bên trong túi mật có chứa dịch mật giúp cơ thể tiêu hoá được chất béo. Ngoài ra túi mật còn chứa những viên sỏi nhỏ (được gọi là sỏi túi mật), có kích thước nhỏ hoặc thậm chí có thể to bằng cả túi mật.
Thông thường, ⅔ sỏi túi mật là sỏi được cấu thành từ cholesterol và phần còn lại sẽ là sỏi sắc tố, ở mỗi cơ trạng sẽ có tỉ lệ các loại sỏi trong túi mật khác nhau và có kích cỡ sỏi khác nhau. Trong một số trường hợp sức khỏe người bệnh không tốt, thì số lượng sỏi túi mật sẽ nhiều hơn thậm chí có kích cỡ to hơn rất nhiều lần so với thông thường. Ngoài ra, trong túi mật có thể sẽ xuất hiện cả những loại sỏi hỗn hợp, sỏi phosphat, sỏi canxi, sỏi protein, sỏi cystin,...
Một số nguyên nhân chính được cho là tác nhân tạo ra những viên sỏi trong túi mật như:
-
Các thành phần có trong túi mật, cụ thể là phần dịch mật bị ứ đọng, sản sinh không đều hoặc bị nhiễm khuẩn.
-
Do hệ quả của một số bệnh như xơ gan, thiếu máu hồng cầu liềm,... sẽ là tác nhân làm gia tăng việc kết tụ bilirubin có trong túi mật.
-
Thói quen ăn uống không lành mạnh cũng sẽ là nguyên nhân gia tăng sỏi túi mật.
-
Vấn đề cơ địa cũng có thể làm tăng khả năng tái phát sỏi túi mật sau khi đã điều trị.
Sỏi túi mật hình thành có thể là do thói quen ăn uống
2. Sỏi túi mật có nguy hiểm không? Đối tượng dễ mắc bệnh sỏi túi mật?
Bất kì ai cũng có thể là đối tượng bị sỏi túi mật. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu của các chuyên gia thì tỉ lệ mắc bệnh cao hơn bình thường ở những đối tượng như:
-
Nữ giới: Sỏi cholesterol có trong túi mật có thể phát triển dễ dàng hơn ở nữ giới bởi thành phần nội tiết tố estrogen sẽ làm gan sản sinh cholesterol nhiều hơn ở nam giới.
-
Những người bị béo phì cũng sẽ có nguy cơ bị sỏi túi mật nhiều hơn bình thường bởi nồng độ cholesterol trong túi mật có thể tăng rất cao, thúc đẩy kết tạo sỏi cholesterol.
-
Những người bị bệnh xơ gan, thiếu máu, tiểu đường,... cũng sẽ dễ bị sỏi túi mật hơn.
-
Những người sử dụng thuốc hạ mỡ máu, thuốc tránh thai hay thường xuyên dùng kháng sinh mạnh để điều trị bệnh cũng có thể bị biến chứng gây sỏi túi mật.
-
Ngoài ra, những người có thói quen ăn uống không khoa học như ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thiếu chất xơ,... đồng thời ít vận động và ngồi nhiều tất cả đều sẽ là yếu tố gây gia tăng tình trạng sỏi túi mật.
Sỏi túi mật được coi là một trong những bệnh lý khá nguy hiểm bởi vì bệnh có thể phát triển một cách thầm lặng hay thậm chí gây ra các biến chứng tới các bộ phận khác của cơ thể một cách nhanh chóng mà ta khó có thể phát hiện. Mức nguy hiểm của sỏi túi mật không thể xác định bởi số lượng sỏi có trong túi mật hay kích cỡ của các viên sỏi mà còn phải phụ thuộc vào thành phần của sỏi và các hoạt động của túi mật.
Dưới đây là những biến chứng mà người bệnh bị sỏi túi mật có thể sẽ mắc phải:
-
Tắc ống mật chủ: Sỏi túi mật có thể khiến cho ống mật chủ bị tắc nghẽn và làm cho túi mật bị nhiễm trùng.
-
Người bệnh bị sỏi túi mật có thể dẫn tới viêm túi mật hay thậm chí là hoại tử túi mật. Chính vì sỏi mật phát triển quá nhiều nên khả năng sỏi bị tắc tại cổ túi mật gây viêm nhiễm là rất cao, người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới hoại tử túi mật.
Sỏi túi mật có thể dẫn tới tình trạng hoại tử túi mật
-
Sỏi túi mật làm tắc nghẽn ống tụy, tắc ruột? Mặc dù sỏi mật nằm trong túi mật nhưng nếu tình trạng sỏi túi mật sản sinh một cách mất kiểm soát thì rất có thể sỏi mật sẽ thông qua đường dịch mật mà di chuyển tới vùng tụy hoặc ruột, gây tắc nghẽn, viêm nhiễm,...
-
Tuy khả năng túi mật bị ung thư không nhiều nhưng không phải là không thể xảy ra. Chính vì vậy, nếu có thể phát hiện sỏi túi mật sớm để trị liệu kịp thời là việc rất cần thiết.
3. Bệnh sỏi túi mật có thể điều trị tại nhà được không?
Sỏi túi mật tuy là bệnh nguy hiểm nhưng không phải là không thể chữa trị. Vấn đề khó khăn nhất trong việc điều trị bệnh là việc làm thế nào để phát hiện ra bệnh sớm nhất có thể. Bệnh về túi mật thông thường là biểu hiện đau bụng vùng dưới sườn bên phải.
Các cơn đau có thể chỉ xuất hiện thoáng qua hoặc có những cơn đau dữ dội còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ tổn thương của túi mật. Đặc biệt, đau túi mật thông thường sẽ xuất hiện sau khi người bệnh ăn uống chứ không phải là đau trước lúc ăn như triệu chứng của bệnh dạ dày.
Bên cạnh triệu chứng đau bụng thì người bệnh cũng sẽ có những triệu chứng bệnh khác kèm theo như: rối loạn tiêu hóa, da bị vàng hay xuất hiện những cơn sốt.
Khi người bệnh phát hiện những triệu chứng có thể là do sỏi túi mật gây ra thì việc tìm đến những cơ sở y tế uy tín để khám bệnh là việc rất quan trọng. Tuyệt đối không tùy tiện sử dụng những loại thuốc giảm đau khi xuất hiện các cơn đau bụng, việc làm này không những không chữa trị được dứt điểm bệnh mà có thể còn gây ra những biến chứng về sau.
Không nên tùy tiện dùng thuốc kháng sinh để giảm đau khi bị đau bụng do sỏi túi mật khi chưa được chỉ định từ bác sĩ
Bên cạnh việc tìm hiểu và điều trị bệnh tại các bệnh viện có chuyên môn cao thì việc phòng ngừa bệnh sỏi túi mật cũng nên được chú ý. Quý bạn đọc hãy liên hệ với bệnh viện MEDLATEC khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng bệnh sỏi túi mật để có được sự trợ giúp đắc lực nhất. Tại bệnh viện, bạn không chỉ được các y bác sĩ quan tâm tới vấn đề sức khỏe mà còn nhận được những lời khuyên bổ ích trong việc phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm về sau. Thông qua tổng đài 1900 56 56 56 của viện, bạn sẽ dễ dàng đặt được lịch khám bệnh một cách thuận tiện nhất.