Cần xạ trị ung thư phổi bao nhiêu lần và tác dụng phụ của xạ trị? | Medlatec

Cần xạ trị ung thư phổi bao nhiêu lần và tác dụng phụ của xạ trị?

Song song với các chỉ định như phẫu thuật, hóa trị liệu thì xạ trị là một trong những phương pháp phổ biến được áp dụng cho những trường hợp bị mắc bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi. Vậy bệnh nhân cần thực hiện  xạ trị ung thư phổi bao nhiêu lần? Phương pháp này có gây ra tác dụng phụ gì không? Tất cả đều sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.


05/11/2021 | Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm máu CYFRA 21-1 trong chẩn đoán và điều trị ung thư phổi
22/08/2021 | Giải đáp thắc mắc: bệnh ung thư phổi có di truyền không?
21/08/2021 | Điểm tên các phương pháp điều trị ung thư phổi được áp dụng nhiều

1. Tìm hiểu khái niệm xạ trị ung thư phổi 

Xạ trị là phương pháp tận dụng năng lượng bức xạ cao từ máy chiếu tia gamma, tia X hay proton,... để tiêu diệt các tế bào ung thư, qua đó phá hủy cấu trúc của khối u ác tính hoặc làm ngưng trệ sự phát triển của khối u.

Ở những bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn 3, tức là khi ung thư đã chuyển biến sang thời kỳ di căn và xâm lấn sang các tổ chức mô khác thì chỉ định phẫu thuật không đủ để điều trị ung thư. Lúc này bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị ung thư phổi bằng phương pháp hóa trị hoặc xạ trị. 2 biện pháp này có thể được áp dụng đơn lẻ hoặc thực hiện đồng thời hay tuần tự để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất cho người bệnh.

Phương pháp xạ trị

Phương pháp xạ trị

Trong đó, xạ trị thường được ứng dụng để thu nhỏ kích thước khối u và  trước khi các  tế bào ung thư di căn sang những cơ quan khác. Xạ trị có tác dụng kìm hãm sự lan rộng của ung thư, qua đó giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ. Xạ trị ung thư phổi bao nhiêu lần và diễn ra trong thời gian bao lâu còn phụ thuộc vào các yếu tố như: thời điểm phát hiện bệnh, loại ung thư, tình hình sức khỏe bệnh nhân, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trong thời gian điều trị,...

Căn cứ vào giai đoạn tiến triển của ung thư phổi và một số yếu tố liên quan đến thể trạng  của bệnh nhân, xạ trị có thể được áp dụng như sau:

  • Được sử dụng như một biện pháp điều trị chính hoặc được kết hợp song song cùng hóa trị trong những trường hợp không thể loại bỏ khối u phổi do kích thước quá to, hay thể lực bệnh nhân không đủ điều kiện để phẫu thuật. Cũng có khi người bệnh từ chối phẫu thuật vì lý do cá nhân;

  • Xạ trị có thể được áp dụng đồng thời với hóa trị trước khi thực hiện phẫu thuật với mục đích là thu nhỏ kích cỡ khối u, giúp việc cắt bỏ sau này trở nên dễ dàng, ít tai biến hơn;

  • Áp dụng xạ trị sau phẫu thuật (thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với hóa trị) để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại mà phẫu thuật chưa loại bỏ được hết;

  • Xạ trị là để ngăn chặn sự lan rộng của khối u sang các cơ quan, tổ chức khác trong cơ thể như xương và não;

  • Giúp cải thiện các triệu chứng do ung thư phổi gây ra như cảm giác đau đớn, khó nuốt, mất máu, ho, đau đầu hoặc biểu hiện tại những vị trí mà khối u đã di căn tới.

2. Cần tiến hành xạ trị ung thư phổi bao nhiêu lần?

Trong điều trị ung thư phổi, xạ trị được thực hiện theo 2 hình thức chính như sau:

  • Xạ trị ngoài hay còn gọi là xạ trị chùm tia ngoài;

  • Xạ trị trong hay còn được biết đến là Brachytherapy - xạ trị nội bộ.

2.1. Xạ trị ngoài 

Đây là hình thức được ứng dụng phổ biến nhất trong điều trị ung thư phổi hoặc khi ung thư đã chuyển sang giai đoạn di căn tới những tổ chức khác trong cơ thể. Thời gian cho mỗi lần xạ trị có thể kéo dài từ 10 - 20 phút, cụ thể:

  • Nếu mục đích xạ trị là bổ trợ và triệt căn, bệnh nhân sẽ cần dành ra từ 5 - 7 tuần cho một đợt xạ trị;

  • Nếu mục đích xạ trị là điều trị triệu chứng hoặc dự phòng di căn não, 2 tuần là khoảng thời gian cần thiết cho một đợt xạ trị;

  • Đối với những trường hợp còn lại, xạ trị thường được kết hợp cùng hóa trị và bác sĩ sẽ có những trao đổi cụ thể về phương pháp điều trị cũng như số lần thực hiện xạ trị với từng bệnh nhân.

Xạ trị ung thư phổi bao nhiêu lần còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Xạ trị ung thư phổi bao nhiêu lần còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Một số liệu pháp hiện đại với những ưu điểm vượt trội như độ chính xác cao, hạn chế tình trạng các mô khỏe lân cận bị phơi nhiễm bức xạ đã  được ứng dụng trong thời gian gần đây để chữa ung thư phổi. Đó là các liệu pháp:

  • Xạ trị 3 chiều: 3D-CRT;

  • Xạ trị cơ thể lập thể: SBRT;

  • Phẫu thuật xạ hình lập thể: SRS;

  • Xạ trị điều biến cường độ: IMRT.

2.2. Xạ trị trong 

Đối với những người hình thành khối u trong đường thở, bác sĩ sẽ cân nhắc ứng dụng liệu pháp brachytherapy (xạ trị nội bộ) để khiến khối u thu nhỏ lại, giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Chất phóng xạ dưới dạng viên sẽ được đặt trực tiếp vào vị trí khối u hoặc đường thở nơi khối u ở gần. Kỹ thuật nội soi phế quản hay hình thức phẫu thuật sẽ được sử dụng để thực hiện liệu pháp này.

3. Một số tác dụng phụ khi thực hiện xạ trị ung thư phổi 

Phụ thuộc vào vị trí sử dụng bức xạ mà bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau. Hầu hết các tác dụng phụ sẽ chấm dứt sau khi hoàn tất liệu trình điều trị. Các triệu chứng do xạ trị gây ra có thể là:

  • Rụng tóc, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói;

  • Chán ăn, ăn kém, sút cân;

  • Vùng da ở vị trí được xạ trị sẽ bị thay đổi: đỏ nhẹ, phồng rộp hay thậm chí là bong tróc;

  • Khi kết hợp xạ trị cùng hóa trị, các tác dụng phụ có thể còn trở nên nghiêm trọng hơn;

  • Phơi nhiễm phóng xạ ở thực quản khiến người bệnh khó nuốt và đau họng;

  • Gặp triệu chứng ho, khó thở;

  • Nếu xạ trị ở vùng não, bệnh nhân còn gặp các vấn đề như đau đầu, suy giảm trí nhớ, suy nghĩ kém.

Người bệnh cần được phổ biến về một số tác dụng phụ của xạ trị để chuẩn bị tâm lý từ trước

Người bệnh cần được phổ biến về một số tác dụng phụ của xạ trị để chuẩn bị tâm lý từ trước

Như vậy bài viết đã cung cấp một số thông tin cơ bản về phương pháp xạ trị và trả lời cho thắc mắc cần thực hiện xạ trị ung thư phổi bao nhiêu lần. Có thể nói ung thư phổi là một bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao và trong quá trình mắc bệnh thường khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn, khó chịu không ít. Do đó để phòng ngừa nguy cơ mắc phải ung thư phổi, bạn nên cai thuốc lá nếu đang duy trì thói quen này, đồng thời bảo vệ lá phổi trước những tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài. 

Để đăng ký thăm khám, tầm soát ung thư phổi, quý bạn đọc hãy liên hệ qua Tổng đài 1900 56 56 56 - tư vấn viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vai trò của xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến

Xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến đóng một vai trò quan trọng, có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn ngừa quá trình phân chia, phát triển của khối u ác tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tầm quan trọng của xạ trị trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Ngày 22/06/2023

Những điều cần biết về ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là một căn bệnh nguy hiểm và đáng lo ngại. Bài viết này sẽ chỉ ra nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán ung thư thanh quản, giúp bạn có thể nhận biết và đối phó với căn bệnh này.
Ngày 21/06/2023

Cách tiếp cận chẩn đoán và điều trị U lympho không Hodgkin

U lympho là một dạng ung thư hệ thống lympho và việc tiếp cận điều trị U lympho không Hodgkin đòi hỏi một chiến lược toàn diện và cẩn thận. Bài viết sau cung cấp các thông tin về căn bệnh này và đưa ra một số phương pháp tiếp cận điều trị thường được áp dụng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân U lympho không Hodgkin.
Ngày 21/06/2023

Tìm hiểu chung về ung thư hắc tố

Ung thư hắc tố là bệnh ung thư có nguồn gốc từ tế bào hắc tố melanocytes. Bài viết sau cung cấp định nghĩa về ung thư hắc tố, những nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng thường xuất hiện. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn nhận biết và xử lý kịp thời bệnh, từ đó tăng cơ hội điều trị thành công.
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp