Trong các loại bệnh truyền nhiễm thì giang mai được xếp vào nhóm khá phổ biến. Đáng chú ý, đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này bao gồm từ trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và người lớn. Bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất cũng như cách phòng tránh hiệu quả.
12/08/2020 | Xét nghiệm giang mai ở đâu uy tín tại Hà Nội? 12/08/2020 | Con đường lây bệnh giang mai ở nữ giới và 1 số thông tin liên quan 11/08/2020 | Quy trình xét nghiệm bệnh giang mai tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
1. Giang mai là bệnh gì?
Giang mai là một loại bệnh do xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum xâm nhập vào cơ thể gây ra. Xoắn khuẩn này có hình dạng như lò xo, bao gồm nhiều vòng xoắn. Bệnh lây qua các con đường chính như: quan hệ tình dục, từ mẹ sang con, đường máu, tiếp xúc với dịch tiết ra từ người bệnh.
Hình ảnh xoắn khuẩn
Bệnh được các nhà khoa học xác định là một căn bệnh xã hội, mức độ lây nhiễm vô cùng nguy hiểm và đáng sợ. Ở nước ta, tỉ lệ người mắc được ghi nhận có hơn 11.000 ca (theo thống kê của bệnh viện Da Liễu - Thành phố Hồ Chí Minh 2010 - 2016) và có xu hướng ngày càng gia tăng.
Về đối tượng mắc bệnh, so với nam giới, do bộ phận sinh dục của nữ giới có kết cấu là dạng mở nên dễ dàng lây nhiễm hơn. Cụ thể, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nam giới.
Giang mai có thể điều trị được bằng kháng sinh khi mới khởi phát nhưng nếu tiếp tục tiếp xúc trực tiếp với xoắn khuẩn thì bệnh hoàn toàn có thể tái phát lại.
2. Biểu hiện của bệnh
Giang mai có những biểu hiện tương ứng với từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên, có một số biểu hiện như đau nhức đầu không rõ nguyên nhân gây ra, vận động khó khăn, hành vi có sự thay đổi,… có thể xuất hiện ở tất cả các giai đoạn với mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau.
Xuất hiện các vết loét nhỏ
Khi các vết loét xuất hiện ở các vị trí như dương vật của nam giới, âm đạo của nữ giới, vùng hậu môn, trực tràng,… thì những dấu hiệu này được coi là giai đoạn 1 của bệnh Giang mai. Đa số các vết loét này không gây ra cảm giác đau nên người bệnh khó nhận biết, sau khoảng thời gian ngắn có thể tự lành nhưng vi khuẩn vẫn tồn tại trong cơ thể. Do đó, mỗi người cần thường xuyên quan sát, theo dõi tình trạng sức khỏe để tránh tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
Nổi ban
Khi cơ thể nổi lên những đốm ban có màu đỏ hoặc nâu đỏ sần sùi ở trong lòng bàn chân, bàn tay và một số bộ phận khác. Hình dạng, kích thước như đồng xu mà không gây cảm giác ngứa, chỉ kèm theo triệu chứng như sốt, nổi và sưng hạch, rụng tóc thì đó có thể là biểu hiện của bệnh Giang mai giai đoạn thứ 2.
Lòng bàn chân và bàn tay nổi đốm đỏ
Đáng lưu ý, sau các biểu hiện tiến triển theo 2 giai đoạn trên, sẽ có một giai đoạn được các nhà khoa học gọi là “giai đoạn tiềm ẩn” trước khi chuyển sang giai đoạn 3. Theo đó, ở giai đoạn này hầu như các triệu chứng bị “ẩn”, người bệnh cảm thấy cơ thể không có dấu hiệu nào bất thường, nếu có thường không được rõ rệt. Vì vậy, nếu người bệnh đi kiểm tra và làm các xét nghiệm tại các bệnh viện uy tín thì mới phát hiện ra bệnh.
Các triệu chứng: Liệt người, điếc, mù mắt, rối loạn thần kinh,…
Nếu nhận thấy cơ thể có những triệu chứng trên thì nguy cơ mắc bệnh đã chuyển sang giai đoạn nguy hiểm, tức giai đoạn 3. Lúc này, xoắn khuẩn Treponema pallidum đã đi sâu vào cơ quan nội tạng bao gồm tim, gan, phổi,… Thậm chí, ảnh hưởng lên cả não. Nếu không điều trị sớm, người bệnh sẽ gặp phải hàng loạt các biến chứng khó lường.
Vàng da, kích thước gan to bất thường, viêm tuyến ở trẻ nhỏ
Phụ nữ mang thai bị bệnh sẽ lây nhiễm cho thai nhi và nếu không chữa trị sớm có thể khiến thai lưu, khi sinh ra khả năng tử vong rất cao.
Tóm lại, xoắn khuẩn tấn công cơ thể một cách âm thầm và dai dẳng. Nếu chủ quan, bệnh giang mai sẽ gây ra tổn thương đối với tất cả các cơ quan trong cơ thể và dẫn đến tử vong.
3. Một số biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả
-
quan hệ tình dục an toàn: Quan hệ tình dục là một trong những con đường chủ yếu lây truyền bệnh nhanh nhất bởi xoắn khuẩn thường cư trú trong máu và dịch âm đạo. Để hạn chế rủi ro, khi quan hệ cần sử dụng các biện pháp vừa có tác dụng tránh thai ngoài ý muốn vừa đảm bảo ngăn ngừa lây nhiễm, chẳng hạn như bao cao su. Bao cao su với chất liệu an toàn, chất lượng cao giảm tiếp xúc với dịch tiết và bộ phận sinh dục thì sẽ ngăn chặn được nguy cơ lây nhiễm.
-
Phụ nữ có tiền sử mắc bệnh giang mai cần điều trị dứt điểm trước khi mang thai để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi và nguy cơ tử vong.
-
Thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng nước rửa tay có chất kháng khuẩn như xà phòng, cồn rửa tay,...
Rửa tay bằng xà phòng
-
Tránh sử dụng lại các đồ dùng của người bị bệnh như khăn mặt, khăn tắm, dao cạo râu, đồ lót,… Nếu sử dụng cần sát khuẩn bằng nước sôi, cồn,…
-
Không dùng chung kim tiêm với người bệnh giang mai vì sẽ lây bệnh qua đường máu.
4. Xét nghiệm bệnh giang mai ở đâu?
Giang mai là căn bệnh xã hội không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cá nhân người bệnh mà còn lây truyền cho người khác. Vì vậy, việc làm cần thiết nhất của mỗi người chính là cần nâng cao ý thức phòng chống bệnh cho bản thân thông qua lựa chọn cơ sở y tế uy tín nhất để được các bác sĩ chuyên khoa khám và theo dõi sức khỏe.
Với việc đưa vào áp dụng những phương pháp xét nghiệm hiện đại nhất hiện nay, MEDLATEC là một lựa chọn đáng cân nhắc cho những ai đang có nghi ngờ, muốn được chẩn đoán bệnh. Chúng tôi luôn tự hào là một đơn y tế đã đồng hành cùng hàng chục nghìn bệnh nhân vượt qua nỗi đau của bệnh tật mỗi năm. MEDLATEC cũng rất tự hào với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao - đủ y đức cùng những nhân viên chăm sóc nhiệt tình, tận tâm,… Bên cạnh việc đáp ứng những yêu cầu của bệnh nhân một cách tốt nhất, mức chi phí mà chúng tôi đưa ra cũng rất hợp lý.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cơ sở Thanh Xuân
Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh có thể tàn phá toàn bộ cơ thể, đặc biệt nguy hiểm hơn khi thời gian ủ bệnh kéo dài khiến người bệnh khó nhận biết. Vì vậy, mỗi người cần quan tâm, chú ý đến sức khỏe bản thân mình hơn để ngăn chặn sự phát triển của các loại bệnh nói chung và giang mai nói riêng.