Trong số các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại đang được áp dụng phổ biến hiện nay thì chụp CT là một trong những phương pháp được đánh giá cao. Chụp CT ổ bụng với những hình ảnh cắt ngang chi tiết và rõ nét đã giúp bác sĩ rất nhiều trong việc phát hiện và chẩn đoán các tổn thương tại đây.
18/06/2020 | Kỹ thuật chụp CT ổ bụng và những kiến thức cần biết 11/01/2020 | Chụp CT ổ bụng là gì? Quy trình thực hiện như thế nào?
1. Đôi nét về ổ bụng
Ổ bụng nằm bên trên khung chậu, phía dưới khoang ngực, là một khoang chứa rất nhiều cơ quan của cơ thể người. Trong ổ bụng có các tạng: ruột, dạ dày, thận, lá lách, tụy, gan, túi mật, tuyến thượng thận.
Mạc treo trong ổ bụng
Giới hạn trên của ổ bụng, có hình mái vòm là cơ hoành. Đây là lớp cơ mỏng nằm bên dưới phổi. Giới hạn dưới của ổ bụng là lỗ mở vào khung chậu.
2. Chụp CT ổ bụng - những thông tin cần biết
2.1. Thế nào là chụp CT ổ bụng?
Trong số các loại đa chấn thương thì chấn thương bụng chiếm 20 - 40%, là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất ở bệnh nhân độ tuổi dưới 40. Chụp CT không chỉ giúp đánh giá ban đầu tình trạng chấn thương bụng do đụng dập mà còn rất hữu ích đối với các trường hợp cần theo dõi bụng khi điều trị không phẫu thuật.
Chụp CT ổ bụng (chụp cắt lớp vi tính ổ bụng) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh dùng tia X để tạo ra các hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong của vùng bụng theo lát cắt ngang. Hình ảnh này sẽ được máy tính xử lý và hiển thị dưới dạng 2 - 3D, nhờ đó mà bác sĩ có thể phát hiện chính xác bất thường tại đây.
2.2. Chụp CT ổ bụng được chỉ định cho ai, có vai trò như thế nào?
- Chỉ định chụp CT ổ bụng được áp dụng với các trường hợp sau:
+ Người bị chấn thương mạnh ở vùng bụng.
+ Bị đau bụng trong thời gian dài và có các triệu chứng nghi ngờ: xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy, u tụy, u mật, sỏi mật, bệnh gan, chấn thương lá lách,...
+ Giảm cân bất thường, vàng da, khó tiểu.
+ Đại tiện hoặc tiểu tiện có máu.
+ Có chất lỏng tích tụ ở bên trong khoang bụng.
Chụp CT ổ bụng giúp tìm ra nguyên nhân gây đau bụng bất thường
- Nhờ việc chụp cắt lớp ổ bụng mà bác sĩ có thể:
+ Phát hiện khí tự do ổ bụng.
+ Tìm ra nguyên nhân sưng hoặc đau bụng.
+ Chẩn đoán một số bệnh ung thư: buồng trứng, biểu mô tế bào gan, ruột kết.
+ Đánh giá được mức độ, tình trạng chấn thương hoặc nhiễm trùng ổ bụng.
+ Kiểm tra tình trạng tuyến tụy, túi mật, đường mật, gan và một số trường hợp cụ thể khác.
+ Phát hiện viêm bể thận, sỏi thận, ứ nước ở thận,...
2.3. Có thể xảy ra nguy hại nào khi Chụp CT ổ bụng hay không?
Do quá trình chụp CT ổ bụng có sử dụng tia X nên nhiều người lo lắng về lượng bức xạ có thể tiếp xúc với cơ thể. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đáng lo ngại bởi lượng bức xạ ở mỗi lần chụp đều ở mức cho phép. Vì thế có thể nói đây là một loại chẩn đoán hình ảnh có nguy cơ thấp và tương đối an toàn. Thêm vào đó, hiện nay, ở hầu hết các cơ sở y tế đều sử dụng máy chụp cắt lớp hiện đại nên ảnh hưởng của tia X tới người bệnh cũng đã được giảm thiểu một cách tối đa. Nếu vẫn lo lắng về mối nguy hại của nó, trước khi quyết định chụp, người bệnh có thể hỏi bác sĩ về lượng phóng xạ được sử dụng trong suốt quá trình chụp và những rủi ro có thể đến.
Riêng với trường hợp phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai, trước khi chụp cắt lớp ổ bụng cần thông báo với bác sĩ để được thay thế bằng một phương pháp chẩn đoán khác để tránh những tác động không đáng có đến thai nhi. Những trường hợp cần tiêm thuốc cản quang cũng cần lưu ý đến một số tai biến có thể gặp phải như:
- Có cảm giác bồn chồn, buồn nôn, hồi hộp, nóng ran người, nổi mề đay, mẩn ngứa.
- Tăng hoặc tụt huyết áp, thở khò khè, thở khó, nhịp tim rối loạn, nổi mẩn ngứa nặng.
- Co giật, hô hấp kém, sưng phù một số bộ phận của cơ thể,...
Việc sử dụng thuốc cản quang có tác dụng làm rõ một số bộ phận cần được quan sát trên hình ảnh. Các tai biến này về cơ bản tương đối hiếm gặp và không quá nguy hiểm. Trong trường hợp cần thiết, nếu xuất hiện tình trạng dị ứng thường ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ có hướng giải quyết theo phác đồ dị ứng.
3. Nên chụp CT ổ bụng ở đâu?
Mặc dù chụp CT ổ bụng được đánh giá là phương pháp ưu việt nhưng chất lượng của hình ảnh và chẩn đoán lại phụ thuộc rất nhiều vào thế hệ máy và trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên. Vì thế, để đảm bảo tốt nhất những yếu tố này, người bệnh nên chọn những địa chỉ uy tín đã nhận được phản hồi tích cực từ nhiều bệnh nhân về phương pháp chụp CT cắt lớp.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - điểm đến uy tín về dịch vụ chụp cắt lớp
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong số những cơ sở y tế nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng đối với dịch vụ chụp cắt lớp nói chung và chụp CT ổ bụng nói riêng. Hiện chúng tôi có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành và đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản về chuyên môn; đang đưa vào sử dụng hệ thống máy chụp cắt lớp đa lát hiện đại bậc nhất của Siemens với nhiều ưu điểm:
- Hình ảnh có chất lượng rõ nét, chi tiết.
- Sử dụng tia X liều thấp, có khả năng điều chỉnh liều lượng tia X phù hợp với đối tượng chụp, độ nhiễu thấp.
- Có khả năng loại bỏ ảnh hưởng của nhịp tim nhanh đối với hình ảnh cắt lớp, giảm thiểu nhiễu và ảnh ảo do chuyển động của dòng máu.
- Phát hiện nhanh chóng và chính xác những tổn thương có kích thước nhỏ.
- Hình ảnh có khả năng phóng to lên đến 15 lần.
- Sau khi có kết quả chụp, bác sĩ sẽ giải thích cặn kẽ để người bệnh được rõ về tình trạng sức khỏe của mình và tư vấn hướng điều trị phù hợp (nếu cần thiết).
Nhờ những điều này và dịch vụ đặt lịch chụp nhanh chóng, tiện lợi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã nhanh chóng nhận được niềm tin từ khách hàng, trở thành điểm đến lý tưởng của bệnh nhân cần chụp CT ổ bụng. Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn hoặc đặt lịch chụp CT thông qua tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của chúng tôi sẽ có mặt 24/7 để tư vấn cặn kẽ và hoàn toàn miễn phí.