Chụp CT ổ bụng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh rất hiệu quả trong việc phát hiện những tổn thương ở vùng bụng. Vậy cụ thể những ưu điểm của phương pháp này là gì và quy trình thực hiện như thế nào?
1. Chụp CT ổ bụng là gì?
Trước đây, nhắc đến chụp CT, người ta sẽ nghĩ đến chụp cắt lớp vi tính sọ não, nghĩa là chỉ được áp dụng đối với những trường nghi ngờ có tổn thương ở não. Nhưng hiện nay, phương pháp này có thể áp dụng với tất cả các bộ phận của cơ thể.
Chụp CT ổ bụng để thấy những bất thường ở bụng
Trong đó, chụp CT ổ bụng chính là cách mà các bác sĩ dùng tia X quang đi qua ổ bụng trong một khoảng thời gian ngắn (khoảng vài phút). Sau đó, kết quả là hình ảnh 2D hoặc 3D của ổ bụng theo mặt cắt ngang sẽ được hiện lên màn hình máy tính. Những hình ảnh sắc nét sẽ giúp bác sĩ thấy rõ những tổn thương trong vùng bụng của người bệnh.
2. Chụp CT ổ bụng có thể phát hiện những bệnh gì?
Vùng bụng có chứa rất nhiều bộ phận quan trọng. Chụp cắt lớp ổ bụng nhằm phát hiện ra những bệnh lý thường gặp và kịp thời điều trị. Cụ thể:
-
Tìm ra nguyên nhân chính xác gây đau bụng, chướng bụng,...
-
Sàng lọc bệnh ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư ruột kết và ung thư buồng trứng và một số loại ung thư khác.
-
Xác định mức độ chấn thương ổ bụng và nhiễm trùng ổ bụng.
-
Kiểm tra chức năng gan, túi mật, tuyến tụy,… và một số bộ phận vùng bụng.
-
Phát hiện sớm những tổn thương ở thận như viêm bể thận, trường hợp sỏi thận hoặc thận bị ứ nước.
3. Chụp CT ổ bụng có nguy hiểm không?
Cơ chế của chụp CT ổ bụng là sử dụng tia X đi qua vùng bụng của người bệnh. Cũng chính bởi vậy, rất nhiều người lo ngại rằng, khi đi vào cơ thể người, tia X này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vùng bụng có chứa nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể
Những lo lắng này là hoàn toàn có cơ sở vì so với chụp X-quang thì trước đây chụp CT cắt lớp sử dụng một lượng tia X lớn hơn rất nhiều. Nhưng bạn không nên quá lo ngại vì hiện nay với các loại máy hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, lượng tia X này đã được giảm xuống đáng kể và được đảm bảo độ an toàn đối với sức khỏe người bệnh.
Bên cạnh đó, kỹ thuật viên có thể điều chỉnh lượng tia X phù hợp với từng người bệnh và giảm mức nguy hại một cách tối đa. Hơn nữa, phương pháp này có thể giúp ích cho các bác sĩ rất nhiều trong việc chẩn đoán bệnh lý. Vì thế, những ưu điểm mà kỹ thuật này mang lại lớn hơn rất nhiều so với một vài điểm hạn chế.
4. Chụp CT ổ bụng được chỉ định khi nào?
Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh rất tốt và không gây nguy hiểm đối với sức khỏe. Nhưng nếu sử dụng thường xuyên hoặc áp dụng với những đối tượng chống chỉ định thì sẽ rất nguy hại. Dưới đây là những trường hợp được chỉ định chụp CT ổ bụng và những trường hợp chống chỉ định với phương pháp này.
Nếu thấy đau bụng bạn nên đi khám càng sớm càng tốt
4.1. Các trường hợp được chỉ định
Các trường hợp được chỉ định Chụp cắt lớp ổ bụng bao gồm những trường hợp bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng bệnh gan, sỏi mật, u đường mật, viêm tụy, các khối u tụy, xuất huyết tiêu hóa, chấn thương vùng lá lách,….
Tất cả các trường hợp dù đã được chỉ định chụp CT đều có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng bức xạ sử dụng khi chụp cũng như những rủi ro đối với sức khỏe. Từ đó, cân nhắc và quyết định có thực hiện hay không?
4.2. Các trường hợp chống chỉ định
Một số trường hợp như trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc mắc các bệnh về dị ứng với thuốc cản quang, suy thận, cường giáp,… nên sử dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh phù hợp hơn để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và gây ra những biến chứng khó lường. Cách tốt nhất, bạn nên thông báo ngay với bác sĩ.
5. Quy trình chụp CT ổ bụng như thế nào?
Chụp CT ổ bụng cũng có những quy định, quy trình cơ bản giống như chụp CT ở các bộ phận khác trong cơ thể. Cụ thể như sau:
5.1. Chuẩn bị trước khi chụp
Trước khi chụp, người bệnh cần phải tuân thủ tuyệt đối những quy định sau để quy trình thực hiện diễn ra nhanh chóng và đảm bảo độ chính xác cao:
Tháo bỏ tất cả những đồ dùng cá nhân, trang sức bằng kim loại như vòng tay, vòng cổ, khuyên tai,…
Cung cấp những thông tin chính xác về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, đặc biệt là tình trạng mang thai và đang mắc một số bệnh về dị ứng thuốc, bệnh tiểu đường, bệnh tĩnh mạch và một số bệnh về thận,…
Đa số trường hợp chụp CT đều cần tiêm thuốc cản quan và người bệnh sẽ được yêu cầu ký vào giấy cam kết về việc này.
Nhịn ăn khoảng 4 đến 6 tiếng trước khi được tiêm thuốc cản
Trước 2 tiếng chụp CT, người bệnh vẫn có thể ăn uống bình thường.
Nhịn ăn trước giờ tiêm thuốc cản quang từ 4 - 6 tiếng, trước thời gian 2 giờ chụp người bệnh vẫn có thể uống nước như bình thường.
5.2. Trong quá trình chụp
Tùy mỗi trường hợp, thời gian chụp cắt lớp ổ bụng sẽ khác nhau. Thông thường sẽ khoảng 3 đến 4 phút.
Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chụp CT
Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo các quy định để quá trình thực hiện được nhanh chóng và thuận lợi. Người bệnh có thể cần thay đổi một vài tư thế khác nhau.
Trong một số trường hợp, thuốc cản quang có thể khiến cơ thể bị nóng rát ở một số bộ phận nhưng bạn nên cố gắng nằm yên để đảm bảo kết quả chụp được chính xác nhất có thể.
5.3. Sau khi chụp CT
Bệnh nhân sẽ được sinh hoạt bình thường sau khi chụp CT ổ bụng, nhưng đối với các bệnh nhân tiêm thuốc cản quang thì cần phải ở lại để theo dõi thêm theo những hướng dẫn của chuyên gia.
Trong trường hợp bị nôn mửa, chóng mặt, khó thở,… sau khi chụp, bạn cần báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt.
Kết quả chụp CT rất nhanh chóng, chỉ khoảng 30 đến 60 phút sau chụp.
Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đọc kết quả đồng thời giải thích chi tiết và giải đáp tất cả những thắc mắc cho người bệnh.
Trên đây là những thông tin về chụp CT ổ bụng, nếu bạn còn có những băn khoăn cần được giải đáp, có thể liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - một địa chỉ y tế chất lượng và đáng tin cậy, theo số máy tổng đài 1900 56 56 56, chuyên gia tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn.