Một số tai nạn ngoài ý muốn có thể gây nên tình trạng gãy xương gò má. Có thể nói, đây là một trong những chấn thương thường gặp liên quan tới răng - hàm - mặt và để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Vậy khi phát hiện xương gò má bị gãy, tổn thương, bệnh nhân cần được điều trị như thế nào?
06/01/2023 | Điều trị gãy xương gò má kịp thời để phòng ngừa biến chứng 08/12/2022 | Hoại tử xương hàm do những nguyên nhân nào? 17/06/2022 | Gãy xương hàm có nguy hiểm không - đâu là cách xử lý? 22/01/2022 | Nguyên nhân và cách điều trị viêm cơ gò má hiệu quả
1. Tìm hiểu chung về hiện tượng gãy xương gò má
Chắc hẳn các bạn đều biết vai trò khá quan trọng của xương gò má, chúng là một trong những loại xương chính giúp định hình khuôn mặt cho bạn. Các bác sĩ cho biết xương gò má ảnh hưởng khá nhiều tới tính thẩm mỹ của gương mặt. Bởi vì, khá nhiều cơ mặt sẽ bám lấy xương gò má, đồng thời chúng hỗ trợ định hình thành ngoài của ổ mắt.
Gãy xương gò má là một chấn thương khá nguy hiểm
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thay đổi về cấu trúc, vị trí của xương gò má ảnh hưởng tương đối tới khả năng hoạt động của đôi mắt. Đồng thời, sự thay đổi này cũng tác động tới hoạt động của nhiều loại dây thần kinh của gương mặt, ví dụ như: dây thần kinh hàm hoặc mặt,… Đó là lý do vì sao chúng ta cần chủ động bảo vệ xương gò má, hạn chế tối đa tình trạng gãy xương gò má xảy ra.
Trên thực tế, hiện tượng xương gò má bị gãy không quá xa lạ, rất nhiều bệnh nhân đã và đang đối mặt với tình trạng này. Theo đánh giá của các bác sĩ, đây là một trong những chấn thương răng - hàm - mặt khá phức tạp và nguy hiểm. Bởi vì, tính thẩm mỹ của gương mặt sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực, sức khỏe cũng có nhiều chuyển biến xấu.
Thông thường, tổn thương xương gò má xảy ra đối với những bạn gặp tai nạn, gò má bị va đập mạnh. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sức khỏe của bạn có thể rơi vào tình trạng tồi tệ hơn, do đó các bạn tuyệt đối không được chủ quan nhé!
2. Nhận biết dấu hiệu gãy xương gò má
Vậy người bị gãy xương gò má sẽ phải đối mặt với những dấu hiệu, triệu chứng như thế nào? Trên thực tế, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với cả triệu chứng nguyên phát và thứ phát, nếu không chịu khó theo dõi sức khỏe và những thay đổi của cơ thể, chúng ta có thể bỏ lỡ cơ hội phát hiện tổn thương xương gò má.
Người bị chấn thương xương gò má sẽ gặp triệu chứng gì?
Một số triệu chứng nguyên phát thường gặp như: khu vực gò má sưng, phù nề, xung quanh mi mắt trở nên thâm tím. Hiện tượng này chủ yếu xuất hiện trong những ngày đầu kể từ khi bạn gặp chấn thương xương gò má và dần dần biến mất. Nhìn chung, dấu hiệu trên xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, các bạn cần xác định chính xác nguyên nhân, đi điều trị với phác đồ thích hợp nhất.
Khi xương gò má bị gãy, khu vực gò má của bệnh nhân rất dễ biến dạng, có thể kể tới tình trạng lép, bẹt, lồi hay gồ cung gò má. Tùy vào mức độ biến dạng của xương gò má, bác sĩ sẽ theo dõi và đưa ra phương án điều trị phù hợp đối với từng bệnh nhân.
Bên cạnh đó, bệnh nhân gãy xương gò má cũng đối mặt với một số triệu chứng thứ phát, đó là: tự máu ở kết mạc, ngách lợi, thường xuyên chảy máu mũi, một số dây thần kinh bị tổn thương, hoạt động kém hiệu quả. Chúng ta cần phải lưu ý những dấu hiệu trên để kịp thời phát hiện và điều trị chấn thương xảy ra ở khu vực xương gò má.
Bạn không nên chủ quan nếu gò má biến dạng bất thường
3. Gãy xương gò má có phải chấn thương nguy hiểm hay không?
Tìm hiểu về hiện tượng gãy xương gò má, nhiều bạn thắc mắc liệu đây có phải là dạng chấn thương nguy hiểm hay không? Câu trả lời là có, như đã phân tích ở trên, xương gò má đóng vai trò quan trọng trong việc định hình khuôn mặt cũng như kết nối các bộ phận, dây thần kinh trên gương mặt. Các chấn thương xảy ra đối với xương gò má có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng cả về sự thẩm mỹ cho gương mặt cũng như sức khỏe của bệnh nhân.
Dị cảm là một trong những vấn đề thường gặp sau khi xương gò má bị tổn thương, bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng tê bì xảy ra ở môi, cánh mũi, má,… Đa phần bệnh nhân có thể khỏi dị cảm sau khoảng 4 - 12 tuần. Tuy nhiên, không hiếm trường hợp bị dị cảm vĩnh viễn, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Lõm mắt là di chứng thường gặp ở bệnh nhân bị tổn thương xương gò má, ảnh hưởng lớn tới tính thẩm mỹ của gương mặt. Điều này khiến nhiều người bệnh cảm thấy tự ti hơn sau khi gặp chấn thương ở khu vực xương gò má.
Thậm chí, nhiều bệnh nhân do không được điều trị gãy xương gò má cẩn thận nên phải đối mặt với tình trạng dây thần kinh thái dương mặt chịu nhiều tổn thương nặng nề. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này đó là bệnh nhân gặp khó khăn khi nhớn mày.
Bác sĩ cần xác định mức độ tổn thương xương gò má
4. Điều trị chấn thương xương gò má
Tốt nhất các bạn nên theo dõi và chủ động điều trị chấn thương xương gò má sớm để tránh những biến chứng xấu xảy ra. Ngày nay, y học có thêm nhiều kỹ thuật hiện đại, các phương pháp điều trị khá đa dạng và hứa hẹn đem lại hiệu quả đối với bệnh nhân gãy xương gò má.
Hiện nay, hai phương pháp điều chính trị được áp dụng đó là: phẫu thuật và điều trị bảo tồn. Để xác định được phác đồ điều trị cho người bệnh, bác sĩ cần nắm được mức độ tổn thương xương gò má của họ.
Đối với trường hợp bệnh nhân tổn thương xương gò má mức độ nhẹ, không gãy và di lệch thì phương án điều trị bảo tồn sẽ được áp dụng. Cụ thể, bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa, vừa theo dõi tổn thương, vừa hạn chế tối đa chuyển biến xấu của chấn thương.
Trong trường hợp xương gò má gãy, kèm di lệch, bác sĩ sẽ ưu tiên phẫu thuật cho người bệnh. Các bạn có thể tham khảo một vài phương pháp phẫu thuật điển hình, đó là: phẫu thuật chỉnh hình xương đường trong miệng, đường đuôi cung lông mày, phẫu thuật nắn kín, cân thiệp sàn ô mắt,…. Tùy vào mức độ tổn thương, bác sĩ có thể sử dụng 1 hoặc kết hợp nhiều kỹ thuật phẫu thuật với nhau để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
Với những trường hợp gãy xương gò má nghiêm trọng, bệnh nhân cần được phẫu thuật
Kể cả khi đã điều trị thành công tình trạng gãy xương gò má, bệnh nhân cũng không nên chủ quan. Thay vào đó, bạn cần theo dõi sát sao tình hình sức khỏe, nếu có bất cứ biến chứng nào, bạn cần thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời nhé! Một số dấu hiệu bạn không thể bỏ qua sau phẫu thuật là: đau hàm, khó há miệng hoặc nhai nuốt thức ăn. Ngoài ra, một số bạn phải đối mặt với tình trạng sưng, phù nề hoặc chảy mủ ở khu vực phẫu thuật. Những trường hợp này cần được xử lý theo hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn.
Hy vọng rằng qua bài viết này chúng ta đã hiểu được mức độ nguy hiểm của tình trạng gãy xương gò má. Điều quan trọng là bệnh nhân phát hiện chấn thương sớm, điều trị đúng cách để tránh di chứng nguy hiểm xuất hiện.