Mụn luôn là nỗi lo thường trực của bất kỳ ai, bởi không chỉ khó chữa, lâu lành mà chúng còn để lại nhiều vết thâm về sau. Trong đó, mụn đinh râu khiến nhiều người ái ngại nhất trong việc kiểm soát và chữa trị. Vậy có những cách trị mụn đinh râu ở nhà nào hiệu quả và biện pháp phòng tránh ra sao?
10/12/2020 | Cách trị mụn nang hiệu quả từ các nguyên liệu thiên nhiên 10/12/2020 | Cẩm nang những thông tin cần biết về mụn đinh râu 10/12/2020 | Cách điều trị mụn thịt hiệu quả tại nhà bằng liệu pháp thiên nhiên
1. Phân biệt mụn đinh râu
mụn đinh râu thường bị hiểu lầm là mụn trứng cá. Tuy nhiên, loại mụn này gây hậu quả nghiêm trọng hơn vì nguyên nhân hình thành do nhiễm trùng, không phải do tuổi dậy thì thông thường.
Mụn đinh râu là gì?
Mụn đinh râu (hay còn gọi là mụn đầu đinh) không chỉ là mụn thông thường mà thực tế nó là loại mụn có ngòi mủ. Thường xuyên xuất hiện ở khu vực quanh môi, cằm và khu vực quanh mũi. Khi mới hình thành sẽ có dấu hiệu sưng đỏ ngay gốc chân của sợi râu, chạm vào cảm thấy đau nhức. Nếu bệnh nhân không quan tâm, chăm sóc sai cách có thể khiến mụn sưng to lên, kích thước tầm hạt đậu, hạt bắp và xuất hiện mủ màu vàng trên đỉnh mụn. Càng về sau càng phát triển nặng hơn và có thể gây ra hiện tượng sưng vù mặt, mất nước, sốt cao vì đã bị nhiễm độc tố của vi khuẩn.
Thông thường sẽ mất 8 - 10 ngày để mụn đinh râu kết thúc chu trình của nó, tuy nhiên còn tùy thuộc vào mức độ mụn to hay nhỏ và bạn có phát hiện, chữa trị kịp thời hay không.
Mụn đinh râu được hình thành từ gốc chân của sợi râu
Nguyên nhân hình thành do đâu?
Như đã nói ở trên, nguyên nhân gây mụn đinh râu là do vùng da bị nhiễm trùng. Có thể trong quá trình cạo râu, xăm môi, nặn mụn trứng cá,... vô tình tiếp xúc với dụng cụ bẩn gây nhiễm trùng (vi khuẩn kỵ khí, liên cầu, tụ cầu,...) tại vết thương hở. Ngoài ra, bệnh tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra mụn đinh râu.
Sử dụng dao cạo râu không sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây mụn đinh râu
Bạn không nên tự ý nặn mụn bằng tay được mà phải cần sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa. Tuy trông vô hại nhưng nếu không may mụn bị biến chứng thì sẽ gây nên những hậu quả như nhiễm trùng máu, xoang mặt, tắc nghẽn tĩnh mạch não và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy việc phân biệt, phát hiện và điều trị mụn đinh râu là cần thiết.
2. Cách trị mụn đinh râu cần biết
Mụn đinh râu phát triển theo 3 giai đoạn: sưng đỏ, mưng mủ và giai đoạn lành thành sẹo. Vì vậy ở từng giai đoạn cách điều trị cũng sẽ khác nhau. Để trị mụn đinh râu một cách hiệu quả nhất chúng ta nên làm theo các bước sau:
-
Mụn ở giai đoạn sưng đỏ: ở giai đoạn này bạn dùng cồn i-ốt nồng độ 1 - 3% chấm lên vết thương bị sưng, cần lặp lại mỗi ngày tầm 3 - 4 lần. Bên cạnh đó sử dụng thêm các loại kem đặc trị để ngăn chặn và giảm nhẹ sự phát triển của mụn đinh râu.
-
Mụn ở giai đoạn mưng mủ: nếu mụn nhỏ và nhẹ thì bạn để nguyên đến khi mụn chín sẽ tự vỡ. Sau đó dùng bông y tế và các dụng cụ sạch để vệ sinh mủ và mụn đầu đinh ra khỏi. Không được phép tự ý nặn mụn bằng tay đang bẩn vì có thể gây nên co giật méo miệng ở khu vực có nhiều dây thần kinh như quanh miệng và mũi.
-
Mụn ở giai đoạn thành sẹo: lúc này mụn đã được loại bỏ thế nhưng vẫn để lại vết thâm sẹo xấu trên da mặt. Để lấy lại sự thẩm mỹ cho làn da bạn có thể sử dụng các loại mỹ phẩm điều trị vết thâm.
Lưu ý, với các trường hợp nặng (khi bạn đã phát hiện mụn quá trễ) gây ra những biểu hiện biến chứng thì không nên áp dụng các mẹo trị mụn đinh râu tại nhà, hãy đến các cơ sở y tế để được giúp đỡ.
3. Những lưu ý khi trị mụn đinh râu
Với những trường hợp phát hiện khi mụn mới hình thành thì chúng ta có thể áp dụng những Cách trị mụn đinh râu tại nhà mà không phải tốn thời gian đi thăm khám. Mặc dù vậy việc trị mụn đinh râu tại nhà cũng phải cần lưu ý những vấn đề như:
Không nên sử dụng đá lạnh để chườm lên mụn đinh râu
-
Không tùy tiện sử dụng các loại kháng sinh: nếu không sự tư vấn, khuyến cáo từ bác sĩ bạn không nên lạm dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp đang bị mụn đinh râu.
-
Tuyệt đối không động đến vết thương mụn: đây là vấn đề nhiều người mắc phải nhất, vì khi vệ sinh cá nhân ta dễ bị quên và vô tình để tay hoặc các đồ vật chạm vào vết thương làm mụn nhọt bị vỡ. Cho nên trong quá trình trị mụn bạn cần cẩn thận khi tắm rửa và sinh hoạt hằng ngày.
-
Không nên đắp các loại lá cây khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ: các cách trị mụn đinh râu trong dân gian cũng được lan truyền và sử dụng phổ biến. Tuy nhiên cách tốt nhất để tránh các trường hợp sử dụng không đúng thuốc làm cho mụn bị nhiễm trùng nặng và ngứa thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng các phương pháp tự nhiên này.
4. Cách phòng tránh mụn đinh râu
Tuy mụn đinh râu gây nguy hiểm cho chúng ta thế nhưng nếu biết cách phòng tránh thì mụn đinh râu sẽ không còn là nỗi lo nữa. Có thể phòng ngừa trước nguy cơ xuất hiện mụn đinh râu bằng cách:
-
Đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ cho da của bạn khi đang bị mụn trứng cá, đặc biệt và vùng dưới cằm, mép môi. Nếu điều kiện cho phép bạn có thể tham khảo bác sĩ da liễu để được hướng dẫn chi tiết về cách chữa trị với tình trạng mụn của bạn. Tuyệt đối không nặn, lể mụn bằng tay hay dùng dụng cụ chưa được sát khuẩn.
Giữ vệ sinh da mặt sạch sẽ khi bạn bị mụn trứng cá
-
Với nam giới, tránh để lại vết thương chảy máu ở da khi cạo râu vì vi khuẩn có thể xâm nhập qua các vết thương hở. Bên cạnh đó lưu ý khi cạo râu sử dụng dao cạo cá nhân được vệ sinh sạch sẽ.
-
Những loại da không có Mụn nhiều thì cũng nên giữ cho da mặt sạch sẽ vì tuyến mồ hôi sẽ làm bít lỗ chân lông khiến da bị tắc nghẽn, mụn đinh râu sẽ tự mọc tại đó.
Mụn đinh râu tuy có kích thước nhỏ nhưng mức độ nguy hiểm của nó khiến ta không thể chủ quan. Qua bài viết này hy vọng chúng tôi đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về cách trị mụn đinh râu cũng như phân biệt và phòng tránh mụn đinh râu hiệu quả.