Cách nhận diện và phòng ngừa để không bị bệnh Sởi | Medlatec

Cách nhận diện và phòng ngừa để không bị bệnh Sởi

Bước vào đông xuân là thời điểm nhiều loại dịch bệnh bùng phát trong đó có Sởi. Bản chất bệnh lý này không nguy hiểm nhưng điều đáng nói là nó dễ lây lan, khó nhận diện đúng nên dễ điều trị sai hướng từ đó sinh ra những biến chứng nguy hiểm. Làm cách nào để chẩn đoán chính xác bệnh luôn là nỗi niềm trăn trở của rất nhiều người.


15/02/2020 | Xét nghiệm sởi tại nhà gồm những loại nào, mẫu bệnh phẩm là gì?
15/02/2020 | Xét nghiệm sởi tại nhà - phát hiện nhanh chóng, chính xác bệnh sởi
07/02/2020 | Những phương pháp xét nghiệm sởi phổ biến nhất hiện nay
04/02/2020 | Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán sởi phổ biến hiện nay

1. Bệnh Sởi là gì, lây lan như thế nào, biến chứng nguy hiểm ra sao?

1.1. Bệnh Sởi là gì?

Sởi là bệnh lý do virus ARN (thuộc chi Morbillillin, họ Paramyxoviridae) gây nên. Nó chỉ có một vật chủ tự nhiên là con người.

1.2. Ai có nguy cơ mắc Sởi?

Sởi xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em. Ngoài ra những đối tượng sau cũng có nguy cơ cao với bệnh Sởi:

Trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh Sởi nhất

Trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh Sởi nhất

- Người chưa từng tiêm vacxin phòng ngừa Sởi.

- Người đi vào vùng đang bùng phát dịch Sởi.

- Người bị thiếu vitamin A.

1.3. Sởi lây lan như thế nào?

Sởi có tốc độ lây lan vô cùng nhanh chóng nên dễ dàng bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Bệnh Sởi lây lan từ người bệnh sang người lành chủ yếu qua việc hít phải dịch tiết mũi họng của người bệnh phát tán ra không khí khi họ hắt hơi, ho. Ngoài ra, khi một người nào đó chạm vào bề mặt hoặc vật nào đó đã bị nhiễm virus rồi chạm vào miệng, mũi của chính họ hoặc không rửa tay mà cầm đồ ăn cũng có thể bị lây Sởi.

Virus Sởi có thể tồn tại trong không khí và trên bề mặt tới 2 giờ nên rất dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người bình thường. Một người khỏe mạnh dễ dàng bị lây Sởi khi sống chung hoặc gián tiếp tiếp xúc với người bệnh trong vòng 2 giờ.

1.4. Biến chứng của bệnh Sởi nguy hiểm ra sao?

Các biến chứng của Sởi bao gồm:

- Viêm thanh khí phế quản, viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não cấp tính.

- Viêm tai giữa, viêm phổi, viêm dạ dày,...

- Viêm loét hoại tử giác mạc, hàm mặt,...

- Tiêu chảy.

- Thai lưu, sảy thai, đẻ non,... với phụ nữ mang thai bị Sởi.

Biến chứng của sởi có thể gây sảy thai

Biến chứng của sởi có thể gây sảy thai

2. Triệu chứng và cách phân biệt Sởi với sốt phát ban

2.1. Triệu chứng của bệnh Sởi 

Tùy theo từng giai đoạn mà các triệu chứng của bệnh Sởi sẽ có sự khác nhau:

- Giai đoạn ủ bệnh: trung bình khoảng 10 ngày

Đây là giai đoạn bệnh chưa có triệu chứng nào cả.

- Giai đoạn khởi phát (viêm long): 2 - 4 ngày

Lúc này người bệnh sẽ bị sốt cao, viêm kết mạc, viêm long đường hô hấp trên, bề mặt niêm mạc má có các hạt Koplik nhỏ kích thước 0,5 - 1mm màu trắng/xám với quầng ban đỏ nổi gồ lên.

- Giai đoạn toàn phát: 2 - 5 ngày

Sau khi sốt cao 3 - 4 ngày bắt đầu xuất hiện tình trạng phát ban dạng ban hồng dát sẩn, nếu kéo căng da thì các ban này sẽ biến mất. Trình tự xuất hiện ban từ sau tai, gáy ra trước mặt, cổ rồi lan dần toàn thân, tứ chi, lòng bàn chân, lòng bàn tay. Khi ban mọc khắp cơ thể cũng là lúc thân nhiệt sẽ giảm xuống.

- Giai đoạn hồi phục

Màu sắc các nốt ban nhạt dần rồi chuyển sang màu xám, bong vảy phấn dạng màu sẫm để lại vết thâm trên da. Trình tự lặn của ban giống như lúc nó xuất hiện. Một số trường hợp sau khi hết ban sẽ bị ho kéo dài 1 - 2 tuần.

2.2. Phân biệt Sởi và sốt phát ban

Rất nhiều người nhầm lẫn Sởi với sốt phát ban thông thường nên dẫn đến không điều trị kịp thời, gặp những biến chứng nguy hiểm. Tuy đặc điểm chung của Sởi đều là hiện tượng nổi ban nhưng đặc điểm ban lại không hề giống nhau. Có thể phân biệt Sởi với sốt phan bát qua những điểm khác nhau cơ bản sau:

Cần phân biệt Sởi và sốt phát ban để tránh điều trị nhầm

Cần phân biệt Sởi và sốt phát ban để tránh điều trị nhầm

- Trình tự mọc ban

+ Ban Sởi mọc theo trình tự từ sau tai, gáy lan ra mặt - lưng và ra khắp toàn thân sau 2 - 3 ngày.

+ Sốt phát ban nổi ban toàn thân ngay khi bắt đầu mọc.

- Khác biệt ở mắt

+ Sởi: ngày thứ 2, khi trẻ sốt cao, quan sát thấy mắt hơi đỏ hoặc có gỉ mắt nhiều. Đây là dấu hiệu viêm kết mạc.

+ Sốt phát ban không đỏ, không có gỉ mắt vì không bị viêm kết mạc.

- Viêm long đường hô hấp

+ Sởi gây viêm long đường hô hấp nên sẽ xuất hiện các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi.

+ Sốt phát ban không gây viêm long đường hô hấp.

3. Phương pháp chẩn đoán và phòng ngừa bệnh Sởi

3.1. Các phương pháp chẩn đoán bệnh Sởi

Việc chẩn đoán bệnh Sởi cần được kết hợp giữa việc quan sát triệu chứng lâm sàng và đọc kết quả xét nghiệm:

- Xét nghiệm công thức máu nhận thấy bạch cầu giảm, bạch cầu lympho giảm, cũng có thể giảm cả tiểu cầu.

- Xét nghiệm huyết thanh học từ ngày thứ 3 sau khi phát ban để tìm sự tồn tại của kháng thể IgM.

3.2. Phòng ngừa bệnh Sởi

Do tính chất lây lan nhanh chóng và dễ dàng bùng phát thành dịch của Sởi, Bộ Y tế khuyến cáo mỗi người dân nên chủ động phòng ngừa bệnh này bằng cách:

- Tiêm vacxin phòng bệnh.

- Mỗi ngày cần vệ sinh sạch sẽ đường mũi, họng, mắt bằng nước muối sinh lý.

- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị Sởi.

- Làm sạch đồ chơi hay vật dụng bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của người bệnh bằng nước diệt khuẩn hoặc xà phòng với nước sạch.

- Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, các bề mặt nghi ngờ tiếp xúc với người bệnh.

- Mở cửa sổ, cửa chính cho thông thoáng, để ánh nắng chiếu vào phòng ngủ, phòng học, phòng làm việc,…

- Trẻ nhỏ bị Sởi cần được nghỉ học để tránh lây cho các bạn.

- Tránh tập trung nơi đông người, nơi chật hẹp hoặc ổ dịch.

- Tránh tiếp xúc với người bị Sởi, nếu buộc phải tiếp xúc thì cần đeo khẩu trang y tế và găng tay.

- Nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín khi nghi ngờ các triệu chứng của bệnh Sởi để nhanh chóng được chẩn đoán đúng bệnh và có hướng điều trị hiệu quả.

Gói sàng lọc bệnh đông xuân, chung tay vì cộng đồng của MEDLATEC

Gói sàng lọc bệnh đông xuân, chung tay vì cộng đồng của MEDLATEC

Vừa qua Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã cho triển khai Gói xét nghiệm sàng lọc một số tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mùa Đông Xuân (áp dụng tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung, từ  04/2 - 15/04/2020). Đây là gói xét nghiệm tại nhà ra đời nhằm mục đích:

- Cung cấp cho cộng đồng gói xét nghiệm y khoa sàng lọc bước đầu các nguyên nhân gây ra các triệu chứng giống “cúm” để nhận diện đúng bệnh, biết chính xác tình trạng sức khỏe của mình để chăm sóc đúng hướng, tránh những hoang mang, lo lắng không đáng có trong mùa dịch.

- Giúp người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế tại nhà để tránh được nguy cơ lây chéo bệnh do phải đến môi trường y tế đông người.

Toàn bộ quy trình xét nghiệm đều được thực hiện trong trung tâm đạt chuẩn ISO 15189:2012 với đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, thường xuyên cập nhật những tiến bộ của y học thế giới nên khách hàng hoàn toàn yên tâm về độ chính xác và sự nhanh chóng của kết quả xét nghiệm. 

Chúng tôi tin rằng, ở thời điểm đang có nhiều loại dịch bệnh diễn tiến phức tạp thì sự ra đời của gói xét nghiệm này là một hành động thiết thực của MEDLATEC trong nỗ lực chung tay cùng cộng đồng để đẩy lùi dịch bệnh trong đó có bệnh Sởi. Nếu cần được tư vấn kỹ hơn về Sởi hay gói xét nghiệm nêu trên, các bạn có thể gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được nhân viên y tế giải đáp chi tiết.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp