Với đôi mắt sáng, bạn có thể nhìn ngắm cuộc sống xung quanh, thưởng thức vẻ đẹp của tạo hóa. Tuy nhiên, nếu như không biết cách chăm sóc, bảo vệ mắt, chúng ta có nguy cơ đối mặt với các tật khúc xạ. Trong đó, tỷ lệ người bị loạn thị tăng khá cao vì những thói quen sinh hoạt không tốt. Vậy chúng ta cần chăm sóc và điều trị loại bệnh này ra sao để đôi mắt luôn được bảo vệ?
22/09/2020 | Hiểu rõ thành phần thuốc nhỏ mắt để sử dụng đúng cách 20/09/2020 | CẢNH BÁO: Sụp mí mắt không đơn giản chỉ là mất thẩm mỹ 08/09/2020 | Thị lực suy giảm - Chuyên gia cảnh báo 5 bệnh nguy hiểm về mắt 28/08/2020 | Tiết lộ bí quyết chăm sóc thị lực đối với người bị cận thị
1. Tìm hiểu chung về loạn thị
Thực sự, đây là một trong những tật khúc xạ mắt khá phổ biến hiện nay, song hầu hết mọi người chưa thực sự có cái nhìn chính xác về tình trạng này. Thông thường, các hình ảnh thường hội tụ tại cùng một điểm trên võng mạc, bạn có thể nhìn mọi vật xung quanh một cách bình thường.
Trong khi đó, đối người bị loạn thị, mắt hoạt động không theo nguyên lý trên. Cụ thể, hình ảnh sẽ hội tụ tại khá nhiều điểm ở trên võng mạc thay vì tại một điểm. Kết quả, hình ảnh thu được không giống như người bình thường nhìn thấy.
Khi bị loạn thị, tia hình ảnh hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc
Nhìn chung, tình trạng trên gây ra một vài ảnh hưởng tới thị lực cũng như sinh hoạt hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, đây không phải căn bệnh quá nghiêm trọng, chính vì thế, bệnh nhân không cần quá lo lắng, trăn trở.
Khi mắc bệnh, bạn sẽ cảm thấy hình ảnh xung quanh trở nên mờ hơn trong nhiều khoảng cách khác nhau. Đặc biệt, khi màn đêm buông xuống, khả năng nhìn cũng bị suy giảm theo, nhìn chung người bệnh gặp rất nhiều khó khăn nếu di chuyển vào ban đêm. Thậm chí, để điều tiết đôi mắt và nhìn rõ mọi vật, chúng ta thường xuyên phải nheo mắt.
Bệnh này có thể xuất hiện kèm với cận thị hoặc viễn thị, thực sự chúng gây ra không ít phiền toái cho người bệnh khi di chuyển, sinh hoạt hàng ngày.
2. Những ai có nguy cơ bị loạn thị?
Có thể nói, số lượng người bị loạn thị có dấu hiệu tăng cực kỳ nhanh qua từng năm, vậy những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao? Chúng ta cần xác định được nhóm người có khả năng mắc tật khúc xạ mắt, khuyến khích họ chủ động chăm sóc, bảo vệ đôi mắt.
Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc tật khúc xạ mắt
2.1. Làm việc trong điều kiện ánh sáng kém
Trên thực tế, vấn đề này có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào, dù đó là trẻ nhỏ, học sinh, người trưởng thành hoặc người già,… Trong đó, những người làm việc, học tập trong điều kiện không đủ ánh sáng hoặc ánh sáng quá chói rất dễ mắc bệnh. Đó là lý vì sao bạn nên nghiên cứu, lựa chọn các loại đèn phù hợp nhất cho từng căn phòng.
2.2. Thường xuyên tiếp xúc với thiết bị điện tử
Bên cạnh đó, nếu như đôi mắt của bạn tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại nói riêng và các thiết bị điện tử nói chung trong khoảng thời gian dài, chúng rất dễ suy giảm chức năng, mắc tật khúc xạ. Tốt nhất, bạn không nên để đôi mắt làm việc, hoạt động với tần suất dày đặc mà không hề được nghỉ ngơi.
2.3. Một số trường hợp khác
Trong trường hợp gia đình bạn từng có người thân bị loạn thị, nguy cơ phát triển bệnh ở những thế hệ sau khá cao. Đó là loạn thị bẩm sinh. Những người từng trải qua phẫu thuật mắt hoặc bị sẹo, chấn thương mắt cũng nên chú ý, đây là đối tượng có khả năng mắc bệnh không hề thấp.
Sau khi phẫu thuật mắt, bạn nên chú ý chăm sóc đôi mắt cẩn thận
Đặc biệt, trẻ nhỏ và học sinh nên chú ý bảo vệ đôi mắt của mình thật cẩn thận, bởi vì đây là lứa tuổi vàng cho sự phát triển của cơ thể. Nếu không may mắc bệnh, tình trạng bệnh sẽ phát triển nhanh hơn so với người lớn, bạn dễ tăng độ.
3. Phát hiện và chẩn đoán loạn thị
Ngày nay, y học tương đối phát triển, nhiều máy móc hiện đại ra đời để phục vụ việc khám, chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Nếu bạn muốn kiểm tra xem mình có mắc tật khúc xạ mắt hay không, các bác sĩ có thể áp dụng kiểm tra một trong những phương pháp dưới đây.
Trong đó, phổ biến và đơn giản nhất đó là hình thức đo thị giác, với một người bình thường, độ thị giác sẽ là 20/20. Khi đi khám loạn thị, cận thị hoặc viễn thị, ban đầu chúng ta sẽ được thực hiện phương pháp này.
Để đưa ra những chẩn đoán mang tính chính xác nhất, các bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ đo độ cong của giác mạc hoặc dùng máy Phoropter. Các thiết bị hiện đại này có khả năng đánh giá sự tập trung gần đúng của đôi mắt, từ đó bác sĩ đưa ra đánh giá về tình trạng thị lực.
Hiện nay, khá nhiều thiết bị hiện đại ra đời để chẩn đoán các bệnh liên quan tới mắt
4. Điều trị bệnh loạn thị bằng cách nào?
Như đã phân tích ở trên, tật khúc xạ ở mắt không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không điều trị, mọi sinh hoạt bình thường của bạn đều bị ảnh hưởng. Về lâu về dài, thị lực cũng suy giảm đáng kể, đây là điều không một ai mong muốn.
Chính vì vậy, bạn đừng chủ quan và coi thường việc điều trị loạn thị ngay từ khi phát hiện bệnh nhé! Đa phần mọi người sẽ lựa chọn sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng, chúng có tác dụng giải quyết hiện tượng tia hình ảnh hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc. Khi đeo kính, người bệnh có thể nhìn mọi vật xung quanh rõ ràng và dễ hơn nhiều.
Phương pháp trên tiện lợi, tiết kiệm được chi phí song người dùng sẽ có chút phiền toái vì phải đeo kính thường xuyên. Đeo kính giúp người loạn thị nhìn rõ mọi vật hơn, đỡ nhức mỏi mắt hơn. Kính giúp điều chỉnh khúc xạ và giúp loạn thị không tăng độ.
Đeo kính gọng hoặc kính áp tròng là phương pháp điều trị loạn thị phổ biến nhất
Khi tới một độ tuổi nhất định, chúng ta có thể lựa chọn phẫu thuật để điều trị bệnh và không cần tới sự trợ giúp của các loại kính nữa. Sau đó, bạn vẫn nên duy trì thói quen chăm sóc, bảo vệ đôi mắt thật cẩn thận.
5. Chăm sóc đôi mắt hiệu quả
Khá nhiều người chưa thực sự biết cách chăm sóc, bảo vệ đôi mắt - cửa sổ tâm hồn. Để kiểm soát tình trạng loạn thị, chúng ta nên tạo thói quen sinh hoạt điều độ, dành thời gian để mắt nghỉ ngơi, thư giãn, không nên tiếp xúc quá lâu với các thiết bị điện tử.
Bên cạnh đó, bạn đừng quên làm việc, học tập tại những nơi có điều kiện ánh sáng tốt nhé! Đó là cách đơn giản để đôi mắt luôn khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả.
Trong bữa ăn hàng ngày, việc bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cũng góp phần giúp mắt sáng khỏe. Các bác sĩ luôn khuyến khích mọi người nên tăng cường bổ sung vitamin A cho mắt. Chúng thường có trong gấc, cà rốt và một số loại rau củ. Đặc biệt hiện nay khá nhiều loại thực phẩm chức năng có công dụng bổ sung vitamin, bạn nên tham khảo và sử dụng.
Không thể phủ nhận rằng việc chăm sóc và bảo vệ đôi mắt là cực kỳ cần thiết. Ngay từ bây giờ, mỗi người nên chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt, rèn nếp sống lành mạnh để mắt luôn được nghỉ ngơi, thư giãn. Có như vậy bạn sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh loạn thị.