Không thể phủ nhận rằng, tỷ lệ người trẻ bị cận thị đang có dấu hiệu ngày một gia tăng. Trên thực tế, có khá nhiều lý do giải thích cho tình trạng trên, có thể là vì những thói quen xấu, vì các yếu tố tác động từ bên ngoài hoặc là mắc bệnh bẩm sinh. Khi gặp phải hiện tượng trên, chúng ta cần làm gì để mức độ cận không tăng lên?
24/08/2020 | Người phụ nữ bị đục thủy tinh thể vì tự ý dùng thuốc nhỏ mắt 22/08/2020 | Zona thần kinh ở mắt: nguyên nhân, cách điều trị bệnh hiệu quả 15/08/2020 | Bác sĩ giải đáp: viêm kết mạc mắt có nguy hiểm không?
1. Cận thị
Có lẽ, đây là tình trạng quá đỗi quen thuộc với chúng ta bởi hiện nay rất nhiều người đang mắc phải căn bệnh trên. Chúng được xếp là một trong những tật khúc xạ mà mọi người thường gặp phải ở mắt. Nhìn chung, khi mắc bệnh liên quan tới mắt, mọi sinh hoạt của bạn sẽ bị ảnh hưởng, chính vì thế chúng ta cần tìm hiểu và có những cách khắc phục.
Cận thị là tật khúc xạ ở mắt thường gặp.
2. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh
Khi bị cận thị, người bệnh gặp khó khăn trong việc nhìn các vật ở khoảng cách xa so với mình. Họ chỉ có thể nhìn rõ những đồ vật ở rất gần. Tùy vào mức độ cận, khả năng nhìn xa của người bệnh cũng khác nhau. Trong đó, những người cận càng nặng thì khoảng cách mà họ có thể nhìn rõ càng rút ngắn.
Bên cạnh triệu chứng kể trên, để nhìn rõ hơn, bạn phải nheo mắt thường xuyên, trong bóng tối, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn khi di chuyển. Nhìn chung, trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả vì chúng chưa ý thức được cách bảo vệ đôi mắt.
Khi trẻ nhỏ mắc bệnh, các em phải ngồi sát vào tivi, ngồi gần bảng hoặc để quyển sách gần mắt mới nhìn thấy được. Không những vậy, trẻ rất hay dụi mắt, chớp mắt, đặc biệt là cảm thấy đau nhức đầu, nguyên nhân là do mắt phải hoạt động liên tục gây mỏi.
Như vậy, chúng ta không thể chủ quan với loại tật khúc xạ này, mọi sinh hoạt, vận động hàng ngày đều bị gián đoạn nếu như bạn không thể thấy rõ mọi vật xung quanh. Để khắc phục tình trạng này bệnh nhân thường phải sử dụng kính cận.
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị cận vì bé chưa biết cách bảo vệ đôi mắt.
3. Nguyên nhân gây ra tình trạng cận thị
Các số liệu thống kê đã chỉ ra rằng, số lượng người bị cận thị đang tăng nhanh, vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên?
Đa số trẻ nhỏ bị tật khúc xạ là do các em có những thói quen sinh hoạt không phù hợp, ví dụ như: ngồi sát tivi, máy tính, sử dụng các thiết bị điện tử liên tục hoặc học trong điều kiện không đủ ánh sáng. Các bậc phụ huynh nên nhắc nhở con cái để các em có ý thức bảo vệ đôi mắt. Nếu không biết chăm sóc và kiểm soát tốt, thị lực của con sẽ suy giảm nhanh chóng.
Ngoài ra, khá nhiều bạn có nguy cơ bị cận thị cao hơn nếu tiền sử gia đình có bố/mẹ hoặc cả bố lẫn mẹ đều bị cận thị. Khi bị cận thị bẩm sinh, mức độ cận thường được duy trì và ít khi tăng lên. Tuy nhiên, chúng ta cần phát hiện ra sớm và có phương án điều trị phù hợp cho bé.
Việc sử dụng các thiết bị điện tử liên tục là nguyên nhân gây suy giảm thị lực.
Điều kiện môi trường cũng là một trong những yếu tố khiến số lượng người bị cận gia tăng nhanh trong thời gian gần đây. Tốt nhất, bạn dành thời gian hoạt động, vui chơi bên ngoài để mắt được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và nghỉ ngơi, thư giãn.
4. Có điều trị bệnh cận thị được không?
Một vấn đề được rất nhiều người quan tâm đó là bệnh cận thị có thể điều trị khỏi hay không? Hiện nay, hai phương pháp được áp dụng phổ biến đó là phẫu thuật hoặc điều trị mà không phẫu thuật. Tùy mục đích của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp và đem lại hiệu quả tốt.
Đa số người bị tật khúc xạ thường điều trị mà không phẫu thuật, nhất là trẻ em còn trong độ tuổi phát triển. Thông thường, để khắc phục tình trạng nhìn xa kém, bạn sẽ sử dụng kính mắt, kính áp tròng,… Sản phẩm này được thiết kế giúp hình ảnh hội tụ tại võng mạc, nhờ vậy, bạn có thể nhìn được những vật ở khoảng cách xa.
Nhìn chung, phương án điều trị này không tốn kém đồng thời không để lại di chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không biết cách chăm sóc thì mức độ cận có thể tăng.
Bạn có thể sử dụng kính để khắc phục tật khúc xạ.
Khi trưởng thành, nếu bạn không muốn sử dụng kính thì có thể hỏi ý kiến bác sĩ và đi phẫu thuật khúc xạ. Với phương pháp này, người ta sẽ sử tia laser để định hình giác mạc, bạn có thể nhìn rõ được các vật ở xa mà không cần dùng kính. Trong đó, tia PRK và Lasik là hai loại tia laser được dùng trong quá trình điều trị.
5. Kiểm soát tình trạng cận thị
Bên cạnh điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân cần kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh, chăm sóc đôi mắt thật cẩn thận. Bởi vì tình trạng cận thị có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn tiếp tục duy trì những thói quen không lành mạnh.
Để kiểm soát tình trạng bệnh, bạn nên đi khám và kiểm tra thị lực định kỳ, nếu độ mức độ cận gia tăng, các bác sĩ sẽ nhanh chóng đưa ra phương án điều trị phù hợp. Đặc biệt, khi bị tật khúc xạ, đôi mắt rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, chính vì thế chúng ta nên quan tâm bảo vệ mắt cẩn thận. Tốt nhất, bạn hãy hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc tránh tác động của các yếu tố từ môi trường xung quanh.
Chúng ta hãy dành thời gian để đôi mắt được nghỉ ngơi, thư giãn.
Sau khi làm việc căng thẳng, tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử, bạn nên dành thời gian để mắt được nghỉ ngơi, thư giãn. Đây là một trong những cách bảo vệ đôi mắt đơn giản mà đem lại hiệu quả cao.
Ngoài ra, chúng ta nên theo dõi tình trạng sức khỏe, phát hiện và điều trị kịp thời một số bệnh như: tiểu đường. Nếu không điều trị tốt, bệnh nhân phải đối mặt với những biến chứng liên quan tới mắt, làm suy giảm thị lực nghiêm trọng.
Giống như các cơ quan khác trên cơ thể, đôi mắt cũng cần được rèn luyện, tập thể dục để đảm bảo hoạt động hiệu quả. Một số bài tập đơn giản mà bạn có thể áp dụng hàng ngày như: tập nhìn vào một điểm, đảo mắt hoặc nhắm nghiền mắt,…
6. Chế độ dinh dưỡng dành cho người cận thị
Để hạn chế tăng độ, bệnh nhân cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp đôi mắt khỏe mạnh hơn. Trong đó, các bác sĩ khuyến khích người cận thị nên tăng cường thực phẩm chứa vitamin A, vitamin E và Omega 3. Đây là những loại thực phẩm giúp duy trì chức năng, hoạt động của đôi mắt.
Các chất kể trên không chỉ có trong thực phẩm hàng ngày mà còn được bổ sung thông qua một số thực phẩm chức năng. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ và sử dụng chúng để sở hữu đôi mắt khỏe mạnh nhé!
Như vậy, người bị cận thị phải chú ý theo dõi tình trạng đôi mắt và sinh hoạt điều độ, dành thời gian để mắt nghỉ ngơi thư giãn. Nếu bạn không quan tâm chăm sóc, bảo vệ đôi mắt, thị lực bị đe dọa nghiêm trọng, chức năng của mắt suy giảm đáng kể. Đặc biệt, cha mẹ nên dạy trẻ cách bảo vệ đôi mắt - cửa sổ tâm hồn của mình nhé!