Bệnh sởi rất nguy hiểm đặc biệt là ở trẻ em. Cùng tìm hiểu các xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định và phân biệt bệnh sởi với các bệnh khác.
07/05/2019 | Mẫu xét nghiệm chẩn đoán bệnh sởi 22/01/2019 | Bệnh sởi hay gặp vào mùa đông – xuân, cha mẹ phòng ngừa lây nhiễm ở trẻ
I. ĐẠI CƯƠNG
– Bệnh Sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên. Trước đây bệnh sởi chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, hay xảy ra vào mùa đông xuân. Hiện nay, bệnh có thể xuất hiện ở người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm nhắc lại.
– Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như tiêu chảy, viêm phổi, viêm giác mạc, thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong.
Hình ảnh: Trẻ bị phát ban do Sởi
II. CHẨN ĐOÁN
1. Lâm sàng
a) Thể điển hình
– Giai đoạn ủ bệnh: 10-14 ngày.
– Giai đoạn khởi phát: 2-4 ngày. Bệnh nhân sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ 0,5-1 mm màu trắng có quầng ban đỏ ở trên niêm mạc miệng.
– Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 2-5 ngày. Thường sau khi sốt cao 3-4 ngày bệnh nhân bắt đầu phát ban, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.
Hình ảnh: Các biểu hiện thường thấy khi trẻ mắc bện Sởi
– Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi. Có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.
b) Thể không điển hình
– Biểu hiện lâm sàng có thể sốt nhẹ thoáng qua, viêm long nhẹ và phát ban ít, toàn trạng tốt. Thể này dễ bị bỏ qua, dẫn đến lây lan bệnh mà không biết.
– Bệnh nhân cũng có thể sốt cao liên tục, phát ban không điển hình, phù nề tứ chi, đau mỏi toàn thân, thường có viêm phổi nặng kèm theo. Xét nghiệm có thể có tăng men gan.
2. Xét nghiệm chẩn đoán
Hình ảnh: Đáp ứng miễn dịch với Sởi
2.1. Chẩn đoán xác định
Tên xét nghiệm
|
Ý nghĩa xét nghiệm
|
Cách lấy mẫu
|
Thời gian trả kết quả
|
Measles IgM
|
- Phát hiện kháng IgM thể đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với virus sởi , kháng thể xuất hiện bắt đầu từ ngày đầu tiên có ban sởi, giảm dần vào tuần thứ 7 và mất hoàn toàn sau tuần 8, kết quả dương tính phản ánh giai đoạn cấp của bệnh
- Phương pháp xét nghiệm có độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt là: 96%, 99%
|
2mL Huyết thanh/huyết tương (Heparin)
|
- Nhận mẫu trước 7h sáng trả kết quả 14h cùng ngày.
- Nhận mẫu trước 13h trả kết quả 17h cùng ngày.
|
Measles IgG
|
- Phát hiện kháng thể IgG đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với virus sởi , kháng thể IgG xuất hiện sau vài ngày khi IgM xuất hiện, đạt đỉnh cao nhất khoảng 4 tuần sau phát ban và tồn tại lâu sau nhiễm trùng
- Kết quả dương tính phản ánh tình trạng đang nhiễm hoặc đã nhiễm bệnh
Phương pháp xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 99%, 96%.
- Nếu lần xét nghiệm lần 1 không rõ ràng (Greyzone) thì lặp lại xét nghiệm sau 2 tuần để thấy rõ sự tăng trưởng của hiệu giá kháng thể. Nồng độ kháng thể so với lần 1 tăng ít nhất 4 lần có giá trị chẩn đoán
|
2mL Huyết thanh/huyết tương (Heparin)
|
- Nhận mẫu trước 7h sáng trả kết quả 14h cùng ngày
- Nhận mẫu trước 13h trả kết quả 17h cùng ngày
|
Measles PCR
|
- Phát hiện virus sởi bằng kỹ thuật sinh học phân tử RT-PCR, có thể phát hiện sớm RNA của virus sởi tốt nhất ngay trong thời kỳ ủ bệnh và 3 ngày sau phát ban nên trở thành một kỹ thuật có giá trị cao, đặc biệt là trong các trường hợp IgM hoặc IgG chưa xuất hiện, xuất hiện không rõ hoặc không phát hiện được.
- Những nghiên cứu quốc tế gần đây chỉ ra rằng kỹ thuật real-time RT-PCR đặc hiệu gene (quantitative gene-specific real-time Reverse transcription-PCR assays) định lượng sử dụng các gene N (nucleoprotein), F (fusion) và H (hemagglutinin) có khả năng phát hiện virus sởi với các độ nhạy tương ứng là 100%, 93%, 82% và đều có độ đặc hiệu là 100%.
|
Dịch phết hầu họng, lấy sớm trong thời kỳ viêm long.
|
3-5 ngày sau nhận mẫu.
|
2.2. Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt
|
Lâm sàng
|
Xét nghiệm
|
Rubella
|
Phát ban không có trình tự, ít khi có viêm long
|
- Xét nghiệm miễn dịch định lượng các kháng thể Rubella IgG/IgM bằng các phương pháp Elisa/Cobas/Abbott
|
Nhiễm Enterovirus type 71 (EV71)
|
Phát ban không có trình tự, hay kèm rối loạn tiêu hoá
|
- Test nhanh EV71: Phương pháp này xác định sự có mặt của kháng thể IgM EV71 trong cơ thể. Phương pháp này cho kết quả nhanh, nhưng giá trị dự báo dương tính thấp và tỷ lệ dương tính giả cao.
- Xét nghiệm EV71 bằng kỹ thuật Realtime-PCR: Xác định ARN của virus. Phương pháp này cho kết quả nhanh chóng, chính xác, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nên được ứng dụng rộng rãi ở nhiều phòng xét nghiệm chuyên sâu hiện nay.
|
Bệnh do Mycoplasma pneumoniae
|
Sốt nhẹ, đau đầu và viêm phổi không điển hình
|
- Xét nghiệm huyết thanh M. pneumoniae IgM, IgG, IgA
- Xét nghiệm M. pneumoniae bằng kỹ thuật sinh học phân tử khuếch đại gen PCR
|
Sốt mò
|
Có vết loét hoại tử do côn trùng đốt.
|
- Test nhanh chẩn đoán Riskettsia
- Xét nghiệm chẩn đoán Riskettsia bằng kỹ thuật sinh học phân tử khuếch đại gen PCR
|
Ban dị ứng
|
Kèm theo ngứa
|
Tăng bạch cầu ái toan, IgE
|
Nhiễm vi rút Epstein-Barr (EBV)
|
Hay kèm theo tăng bạch cầu đơn nhân
|
- Xét nghiệm phát hiện kháng thể IgA, IgG, IgM kháng với kháng nguyên vỏ Epstein Barr virus trong máu bằng kỹ thuật ELISA.
- Xác định tải lượng EBV DNA trong máu: tải lượng EBV DNA huyết tương có thể được định lượng bằng kỹ thuật Realtime PCR.
|
3. Xét nghiệm hỗ trợ khác
- Tổng phân tích máu 32 chỉ số: thường biểu hiện số lượng bạch cầu bạch cầu giảm, bạch cầu đa nhân trung tính giảm, số lượng bạch cầu Lympho tăng. Có trường hợp có tiểu cầu giảm.
- Xét nghiệm enzyme gan đánh giá tổn thương gan
- Xét nghiệm AST, CK, CK-MB, Troponin để phát hiện biến chứng viêm cơ tim
- CRP định lượng: tăng cao khi có bội nhiễm
Mọi thông tin chi tiết, Qúy khách hàng vui lòng liên hệ:
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội | 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
Tổng đài: 1900 56 56 56
Website: medlatec.vn * Email: [email protected].
Fanpage: https:/www.facebook.com/BenhVienDaKhoaMedlatec/