Các phương pháp xét nghiệm xương khớp hiệu quả | Medlatec

Các phương pháp xét nghiệm xương khớp hiệu quả

Ngày 04/12/2019 BS. Lê Hà Phương - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Theo thống kê, tại Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh xương khớp chiếm đến 35% trên tổng số dân, trong số đó có 70%  là những người thuộc độ tuổi 50 - 70. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là trong những năm gần đây căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa. Lúc này, thực hiện xét nghiệm xương khớp sẽ giúp phát hiện bệnh sớm nhất, từ đó có liệu trình điều trị hiệu quả.


30/10/2019 | Siêu âm cơ xương khớp chỉ định cho ai, có tác dụng thế nào?
18/09/2019 | Chụp X - quang cổ tay được thực hiện thế nào để mang lại hiệu quả

1. Hiểu về bệnh viêm xương khớp 

Bệnh xương khớpp là gì?

Viêm xương khớp là bệnh về khớp ảnh hưởng chủ yếu đến sụn, các mô sụn và xương của con người. Lớp trên của sụn sẽ bị vỡ và mòn dần đi làm các xương dưới sụn cọ xát vào nhau khi bạn bị viêm xương khớp. 

Việc cọ xát giữa các xương gây đau, sưng và lâu dần sẽ mất khả năng cử động khớp. Nếu tình trạng này diễn ra lâu, khớp sẽ mất đi hình dạng ban đầu, các gai xương cũng vì thế mà phát triển trên các cạnh khớp. Tiếp đó, các mảnh xương hoặc sụn có thể tróc ra và trôi nổi trong khoảng cách giữa hai đầu xương, gây đau đớn và tổn thương nặng.

Một người mắc bệnh viêm xương khớp sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Cứng xương khớp sau khi dậy khỏi giường hoặc sau khi ngồi quá lâu.

  • Sưng, đau tại một hoặc nhiều khớp.

  • Luôn có cảm giác xương bị chà xát, cọ xát lên nhau.

  • Tra dịch ở khớp.

Bệnh viêm xương khớp diễn ra phổ biến nhất ở những người thuộc độ tuổi từ 47 trở lên

Bệnh viêm xương khớp diễn ra phổ biến nhất ở những người thuộc độ tuổi từ 47 trở lên

Những nguyên nhân gây bệnh viêm xương khớp

Tình trạng bệnh xương khớp thường phát triển chậm theo thời gian. Dưới đây là một số yếu tố gây nên bệnh xương khớp thường gặp:

  • Những người bị thừa cân.

  • Những người lớn tuổi.

  • Bị thương tích, sứt mẻ khớp.

  • Các khớp hình thành, phát triển không bình thường.

  • Mắc dị tật di truyền ở bên trong sụn khớp.

  • Bị đè nén các khớp khi làm việc, chơi thể thao, hoạt động mạnh,...

  • Tiền sử gia đình có người từng mắc các bệnh về xương khớp.

  • Do bị viêm nhiễm từ các vi trùng, vi khuẩn từ các bộ phận khác trên cơ thể làm gây biến chứng vào sụn xương, xương.

  • Cuộc sống căng thẳng và nhiều stress dẫn đến tình trạng mất thăng bằng hormone trong cơ thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ với những vi khuẩn có hại.

  • Khi dị ứng thức ăn cũng làm cơ thể bị thoái hóa xương, viêm xương,...

2. Các phương pháp xét nghiệm xương khớp hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều phương pháp xét xương khớp hiệu quả, giúp bệnh nhân tìm kiếm, chuẩn đoán và điều trị bệnh viêm xương khớp hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi loại xét nghiệm xương khớp sẽ có tác dụng, quy trình thực hiện xét nghiệm và ý nghĩa khác nhau.

Thực hiện chụp X - quang

Chụp X-quang là biện pháp cơ bản, phổ biến nhất giúp chẩn đoán những bệnh về hệ thống vận động.

Thông qua hình chụp X-quang, bệnh nhân sẽ nhìn thấy được vị trí xương bị tổn thương (chân, tay, lưng, cổ,...) của mình

Thông qua hình chụp X-quang, bệnh nhân sẽ nhìn thấy được vị trí xương bị tổn thương (chân, tay, lưng, cổ,...) của mình

Phương pháp siêu âm khớp

Phương pháp siêu âm này sẽ giúp phát hiện dịch trong khớp, phì đại bao hoạt dịch, tổn thương cấu trúc gân cơ xung quanh khớp.

Phương pháp ghi hình cộng hưởng từ

Ghi hình vộng hưởng từ biện pháp xét nghiệm không xâm hại, thay thế kỹ thuật nội soi khớp khi cần chẩn đoán lâm sàng không chắc chắn. Thông qua biện pháp này sẽ giúp phát hiện những tổn thương bên ngoài và cả phía trong của khớp. 

Phương pháp soi khớp

Thực hiện soi tại ổ khớp (đặc biệt là khớp gối) qua ống nội soi khớp sợi quang học nhằm nhìn thấy được những tổn thương của màng hoạt dịch, sụn khớp, những dây chằng, sụn chêm và cả những gân cơ. Trong quá trình thực hiện soi khớp, có thể làm sinh thiết màng hoạt dịch, sụn khớp và thực hiện cả những can thiệp ngoại khoa mà không ảnh hưởng gì.

Phương pháp chụp khớp

Là quá trình bơm vào trong ổ khớp một lượng dung dịch chất cản quang, không khí, hoặc cả hai (đối pha kép). Xét nghiệm này đặc biệt hiệu quả trong việc tìm kiếm vật lạ khi bệnh nhân mắc bệnh viêm màng hoạt dịch nhung mao-hạt, bệnh u sụn hoạt dịch (hay u sụn khớp), bệnh sụn chêm khớp gối,...

Thực hiện sinh thiết màng hoạt dịch (bao hoạt dịch)

Phương pháp này chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị viêm đơn không rõ nguyên nhân loạn dưỡng màng hoạt dịch, viêm khớp nhiễm khuẩn (cần cấy màng hoạt dịch) . Phương pháp sinh thiết này cho phép xác định đặc tính mô học của một số bệnh viêm màng hoạt dịch như: các nhung mao, lông hạt ở màng ,viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp,...

Tình trạng viêm xương khớp là một nỗi lo lắng của nhiều người

Tình trạng viêm xương khớp là một nỗi lo lắng của nhiều người

Thực hiện sinh thiết xương

Phương pháp này có thể được thực hiện dưới sự hướng dẫn kiểm tra X-quang để tới được nơi tổn thương xương (u xương, ổ nhiễm khuẩn, tổn thương loạn dưỡng). Thực hiện sinh thiết xương ở mào chậu có thể nghiên cứu được những rối loạn chuyển hoá của chất khoáng trong các mô xương.

Định lượng các khoáng chất có trong xương

Tỉ trọng của xương được tính toán bởi mức độ năng lượng của một chùm photon (sau khi đi qua phần xương định nghiên cứu và những mô mềm ở những vùng xung quanh). Có 2 cách để xác định lượng chất khoáng trong xương.

  • Đo mức hấp thụ photon một chùm hoặc hai chùm (hai chùm photon được sử dụng có mức năng lượng khác nhau): thường được áp dụng trong các quy trình khám xét các thân đốt sống và chỏm xương đùi.

  • Chụp cắt lớp vi tính định lượng: đây là kỹ thuật đo trực tiếp tỉ trọng xương, có độ chính xác hơn so với phương pháp đo hấp thụ photon nói trên tuy nhiên giá cả phải chi tốn kém hơn, bệnh nhân phải chịu nhiễm với bức xạ mạnh hơn khi thực hiện phương pháp này.

Phương pháp chụp nhấp nháy mô xương

Phương pháp chụp nhấp nháy mô xương nhằm phát hiện ra những tổn thương của xương trước cả khi chụp X - quang, nhưng khả năng xác định được bản chất của tổn thương là không có. Kỹ thuật này được chỉ định với nhũng bệnh nhân nghi ngờ có dấu hiệu di căn ung thư vào xương, trong chẩn đoán bệnh Paget, chẩn đoán bệnh hoại tử xương do vô khuẩn, viêm xương, viêm đốt sống nhiễm khuẩn và viêm cột sống dính khớp,...

Thực hiện các xét nghiệm miễn dịch

  • Yếu tố gây bệnh thấp: thông thường khi xét nghiệm sẽ phát hiện bệnh ở thời điểm "nhẹ".

  • Kháng thể kháng nhân: có tình trạng cao trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống hoặc do thuốc, trong bệnh tạo keo, bệnh tự miễn và viêm đa khớp dạng thấp.

  • Kháng thể kháng ADN mới sinh: các ADN mối sinh rất đặc hiệu và là một tham số trung thành với diễn biến của bệnh.

  • Kháng thể kháng ribonucleoprotein: tăng trong trường hợp viêm mô liên kết hỗn hợp (hay được gọi là hội chứng Sharp).

  • Kháng thể kháng streptolysin: tăng trong bệnh thấp khớp cấp.

  • Tìm những kháng thể kháng thương hàn, kháng phó thương hàn, kháng brucella, trong những trường hợp nghi ngờ bị viêm đốt sống nhiễm khuẩn.

  • Xác định kháng nguyên HLA B27 (xem: hệ thống kháng nguyên HLA, tiếng Anh: Human Lymphocyte Antigen - kháng nguyên bạch cầu người): kháng nguyên mô này là cơ địa của nhiều bệnh bản chất là bệnh thấp như viêm khớp vảy nến, bệnh Still-Chauffard, viêm đa khớp dạng thấp, viêm cột sống,....

Xét nghiệm xương khớp giúp phát hiện sớm dấu hiệu bệnh, làm sức khỏe con người được cải thiện đáng kể

Xét nghiệm xương khớp giúp phát hiện sớm dấu hiệu bệnh, làm sức khỏe con người được cải thiện đáng kể

Trên đây là những thông tin hữu ích nhất mà MEDLATEC muốn chia sẻ đến độc giả xoay quanh phương pháp "xét nghiệm xương khớp". Tại bệnh viện MEDLATEC hiện cung cấp gói dịch vụ xét nghiệm xương khớp, điều trị cho những bệnh nhân bị bệnh cực kì hiệu quả... Nếu chẳng may bị đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp thì đừng vội lo lắng, hãy đến MEDLATEC để được thăm khám và điều trị. 

Nếu bạn có nhu cầu khám chữa bệnh, hãy liên hệ qua hotline 1900 565656 của MEDLATEc để đặt lịch, nhận lời tư vấn miễn phí nhé! 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp