Vi khuẩn HP là loại khuẩn sinh sống trong đường ruột, có thể gây ra viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển thành ung thư dạ dày. Để kiểm tra bản thân có nhiễm khuẩn này hay không, bạn cần thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP. Hiện này có nhiều phương pháp xét nghiệm đang được thực hiện trong khám chữa bệnh lâm sàng, mỗi phương pháp lại có ưu nhược điểm và phù hợp với từng bệnh nhân.
09/09/2020 | Vi khuẩn HP là gì, mức độ nguy hiểm và các con đường lây nhiễm 07/09/2020 | Ăn gì để diệt vi khuẩn HP - thắc mắc không của riêng ai 07/09/2020 | Vi khuẩn HP có lây không và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
1. Có những phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP nào?
Hiện nay có 4 phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP gồm: Xét nghiệm qua hơi thở, nội soi dạ dày, xét nghiệm máu và xét nghiệm HP trong phân.
xét nghiệm vi khuẩn HP thường được chỉ định trong chẩn đoán bệnh lý dạ dày - tá tràng
Xét nghiệm HP qua hơi thở là phương pháp xét nghiệm có độ nhạy cao (95%), độ chính xác cao (88%), cho kết quả nhanh trong thời gian ngắn, phù hợp với hầu hết đối tượng bệnh nhân.
Lý do hầu hết vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày đều không thể tồn tại trong môi trường acid ở đây song vi khuẩn HP lại ngược lại bởi chủng khuẩn này có thể tiết men Urease, trung hòa acid và giúp chúng bám chắc vào niêm mạc dạ dày. Cơ chế xét nghiệm HP qua hơi thở cũng dựa trên khả năng tiết men Urease này của HP.
Cụ thể, men Urease do vi khuẩn HP sinh ra giúp thủy phân Ure thành Amoniac (NH3) hòa tan vào dịch vị dạ dày và Carbon dioxide (CO2) thải ra ngoài qua đường thở. Khí CO2 con người thở ra chứa tỉ lệ C12 và các đồng vị C13, C14 nhất định. Trong xét nghiệm này, bệnh nhân được cho uống dung dịch Ure từ C13 hoặc C14, như vậy khi kiểm tra hơi thở bệnh nhân sau đó có thể xác định có vi khuẩn HP tiết men Urease làm tăng khí CO2 có cấu tạo từ Carbon đồng vị này hay không.
Một số loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm như: thuốc kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton, thuốc đối kháng thụ thể H2 sẽ cần ngưng sử dụng trước khi tiến hành xét nghiệm ít nhất 1 - 2 tuần.
Xét nghiệm HP qua hơi thở được chỉ định thực hiện khi cần chẩn đoán nhiễm HP, nhất là đối tượng trẻ em hoặc người cao tuổi hạn chế trong thực hiện nội soi dạ dày hoặc khi cần theo dõi, đánh giá kết quả điều trị. Với những trường hợp bệnh nhân cần theo dõi tổn thương khác tại dạ dày, xét nghiệm khác sẽ có thể được chỉ định kết hợp hoặc thay thế cho Test hơi thở.
1.2. Nội soi dạ dày tìm vi khuẩn HP
Bệnh nhân được đưa ống nội soi vào dạ dày qua miệng hoặc mũi có gắn Camera để quan sát các tổn thương dạ dày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm dạ dày để phân tích tìm vi khuẩn HP. Mẫu bệnh phẩm được thực hiện Clo-Test để tìm vi khuẩn HP.
Phương pháp này được chỉ định cho các trường hợp phát hiện tổn thương viêm hoặc loét dạ dày, có thể do vi khuẩn HP cần xác định. Như vậy, nội soi dạ dày giúp đồng thời xét nghiệm vi khuẩn HP và phát hiện tổn thương chúng gây ra, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn và lựa chọn liệu pháp điều trị thích hợp. Trong thăm khám, việc thực hiện nội soi giúp tiết kiệm chi phí hơn làm xét nghiệm HP khác.
Nội soi dạ dày thường gây đau cho bệnh nhân
Tuy nhiên, phương pháp xâm lấn này không phù hợp với một số đối tượng bệnh nhân, thường gây đau và các cảm giác khó chịu khác.
1.3. Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP đường tiêu hóa cũng có mặt trong phân cùng kháng nguyên của chúng. Xét nghiệm phân sẽ tìm các kháng nguyên này để xác định sự có mặt của khuẩn HP trong cơ thể bệnh nhân, từ đó giúp đánh giá chính xác hơn tình trạng bệnh và nguyên nhân của chứng viêm loét dạ dày, tá tràng như đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, nôn, ợ hơi,…
Đôi khi, xét nghiệm HP trong phân cũng được chỉ định để đánh giá hiệu quả liệu trình điều trị tiêu diệt HP. Bệnh nhân thường được hướng dẫn tự thu thập mẫu tại nhà, bảo quản và mang tới cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm.
Ưu điểm của xét nghiệm này là ngoài xác định vi khuẩn HP, bác sĩ còn có thể phát hiện một số bệnh lý và tình trạng bệnh liên quan khác. Tuy nhiên giống như Test HP qua hơi thở, xét nghiệm này cũng không cho phép quan sát được tổn thương khác ở dạ dày.
Xét nghiệm HP trong máu ít khi được chỉ định
1.4. Xét nghiệm HP trong máu
Khi cơ thể nhiễm khuẩn HP, dù còn vi khuẩn hoặc đã tiêu diệt thì kháng thể chống lại chúng vẫn còn tồn tại trong máu. Vì thế xét nghiệm máu cũng có thể xác định được sự tồn tại hoặc từng nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên kỹ thuật này không được ưu tiên thực hiện bởi sau khi khỏi bệnh, kháng thể HP vẫn tồn tại rất lâu trong máu, kết quả không xác định được bệnh nhân còn nhiễm hay đã tiêu diệt hết HP.
Ngoài ra có một số trường hợp vi khuẩn HP có trong xoang, khoang miệng, không gây bệnh nhưng vẫn có kháng thể trong máu. Kết quả xét nghiệm rất khó đánh giá được vi khuẩn này có phải là nguyên nhân của bệnh lý tiêu hóa không.
Cả bốn xét nghiệm vi khuẩn HP hiện này đều chỉ có thể xác định được sự có mặt và mức độ hoạt động của vi khuẩn HP, không tìm ra được con đường lây nhiễm của chúng.
2. Xét nghiệm vi khuẩn HP ở đâu?
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang cung cấp nhiều dịch vụ xét nghiệm kiểm tra sức khỏe và chẩn đoán bệnh từ cơ bản đến chuyên sâu, trong đó có các kỹ thuật xét nghiệm vi khuẩn HP. Với hơn 24 năm kinh nghiệm hoạt động, rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn MEDLATEC là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín và thực hiện xét nghiệm trên cả nước.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang cung cấp dịch vụ xét nghiệm vi khuẩn HP
Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, các xét nghiệm tại MEDLATEC đều đạt quy chuẩn ISO 15189:2012 đưa ra kết quả chính xác, đáng tin cậy.
Kết quả xét nghiệm vi khuẩn HP dương tính sẽ được các chuyên gia khoa Tiêu Hóa Bệnh viện MEDLATEC phân tích, đánh giá và tư vấn điều trị tốt nhất tới người bệnh. Ngoài ra, Bệnh viện MEDLATEC còn triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, bảo lãnh viện phí của nhiều công ty bảo hiểm giúp tiết kiệm chi phí tối đa.
Để được tư vấn thêm, hãy liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.