Bệnh lậu là một trong những bệnh có thể lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, chính sự rụt rè và tâm lý ngại ngùng khi đi khám khiến căn bệnh tế nhị này vô tình trở nên nặng hơn. Để tránh những hậu quả đáng tiếc, người bệnh nên hiểu rõ về căn bệnh này và tiến hành xét nghiệm bệnh lậu để có thể điều trị kịp thời.
12/12/2019 | Hỏi đáp: Xét nghiệm HIV sau 6 tuần có chính xác không? 11/12/2019 | Xét nghiệm HBsAg có ý nghĩa như thế nào đối với bệnh viêm gan B 11/12/2019 | Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu: Nên hay không? 11/12/2019 | Xét nghiệm bệnh lao ở đâu cho kết quả chính xác nhất?
1. Nguyên nhân gây ra bệnh lậu
Bệnh lậu là một trong những căn bệnh có thể dễ dàng lây qua đường tình dục. Bệnh lậu gây ra bởi vi khuẩn gram âm Neisseria gonorrhoeae hay còn gọi là lậu cầu.Bệnh lậu có thể lây trực tiếp từ người này sang người khác khi mà tiếp xúc đường miệng, bộ phận sinh dục hay hậu môn. Khi chúng ta hoạt động ở những nơi như hồ bơi, ngồi chung bồn cầu cũng có nguy cơ mắc bệnh lậu.
Bệnh lậu xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân
Những nguyên nhân gây ra bệnh lậu có thể kể đến như:
-
Quan hệ tình dục không an toàn qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Trong quá trình quan hệ, người bệnh không sử dụng những biện pháp phòng tránh cho bản thân như sử dụng bao cao su nên cũng có thể vô tình mắc bệnh.
-
Sử dụng chung đồ lót, khăn tắm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu của người bệnh. Và đặc biệt nguy hiểm khi sử dụng đồ chơi tình dục của người khác mà chưa được vệ sinh sạch sẽ. Khi đó, các bạn có thể dễ dàng bị lây nhiễm bệnh lậu.
-
Bên cạnh những nguyên nhân trên thì việc thai phụ bị bệnh lậu nếu không được điều trị, trong quá trình sinh thường cũng có thể lây bệnh sang cho con.
2. Vì sao cần phải xét nghiệm bệnh lậu
Vi khuẩn lậu gây viêm niệu đạo cho cả nam và nữ, với các triệu chứng điển hình: đái máu, đái mủ, đái khó, chảy mủ niệu đạo nhưng cũng có khoảng 1/5 số người không có triệu chứng gì.
Ở phụ nữ triệu chứng phức tạp hơn, viêm âm đạo, cổ tử cung, viêm tuyến Bartholin đôi khi cả tử cung, buồng trứng, vòi trứng.
Viêm trực tràng: thường gặp ở những trường hợp đồng tính nam.
Viêm họng do lậu cầu: gặp ở những trường hợp quan hệ đường miệng.
Bệnh lậu ở trẻ sơ sinh thường biểu hiện ở mắt, chảy mủ kết mạc từ 1 - 7 ngày, nếu không phát hiện điều trị kịp thời có thể dẫn tới mù.
Nhiễm lậu lan tỏa: bệnh thường gặp ở những người bị lậu không được điều trị có thể gây: viêm khớp, viêm gan, viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, viêm màng não.
Xét nghiệm bệnh lậu giúp phát hiện và điều trị bệnh sớm
3. Các phương pháp xét nghiệm bệnh lậu
Dưới đây là những phương pháp xét nghiệm bệnh lậu phổ biến nhất:
3.1 Khuếch đại axit nucleic (NAAT)
NAAT là một trong những phương pháp xét nghiệm bệnh lậu được phát triển lần đầu tiên vào năm 1993. Đây là hình thức xét nghiệm cho kết quả nhanh chóng và cực kỳ chính xác.
Khi thực hiện phương pháp này sẽ xác định được gen của các chủng N.gonorrhoeae gây ra bệnh lậu bằng cách lấy chuỗi DNA của các loại vi khuẩn từ mẫu nước tiểu, âm đạo, cổ tử cung,… Sau khi tiến hành lấy mẫu, bác sĩ sẽ tiến hành phân tích và xác định tình trạng bệnh.
Với phương pháp xác định vật liệu di truyền của vi khuẩn, NAAT cho ra kết quả chính xác nhất và nhanh chóng chỉ trong vài giờ. Chính vì vậy mà người bệnh có thể nhận được kết quả và biết được bệnh tình của mình chỉ trong vòng 2 - 3 ngày.
3.2 Nuôi cấy vi khuẩn
Nuôi cấy vi khuẩn là phương pháp xét nghiệm mang lại những hiệu quả cao trong việc chẩn đoán bệnh lậu. Sau khi tiến hành lấy mẫu ở những vị trí nghi ngờ có thể mắc bệnh lậu, phòng xét nghiệm nuôi cấy trong môi trường phù hợp để phát triển vi khuẩn gây ra bệnh lậu, từ đó là cơ sở để làm kháng sinh đồ cho bệnh nhân.
Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn không chỉ xác định có mắc bệnh hay không có cũng có thể nhận biết vi khuẩn lậu có kháng với những loại thuốc kháng sinh nào hay không. Điều này rất quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh sau này.
Để tăng độ nhạy của xét nghiệm nuôi cấy mẫu bệnh phẩm lấy xong phải được chuyển về phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt, thời gian nuôi cấy và thực hiện kháng sinh đồ mất khoảng 3 - 5 ngày.
3.3 Nhuộm gram
Nhuộm gram là một trong những phương pháp xét nghiệm hiệu quả để chẩn đoán bệnh lậu. Xét nghiệm có kết quả nhanh sau 90 phút tuy nhiên xét nghiệm này đánh giá tình trạng nhiễm lậu qua hình thể vi khuẩn vì vậy độ nhạy không cao ở những trường hợp có mật độ vi khuẩn ít hoặc lấy được quá ít dịch sinh dục.
3.4 Xét nghiệm bệnh lậu tại nhà
Để có thể tự xét nghiệm ở nhà, người bệnh cần phải sử dụng bộ que thử bệnh lậu có bán ở các nhà thuốc. sau khi nhúng que thử vào nước tiểu và chờ 15 phút thì có thể đọc kết quả và xem bản thân mình có mắc bệnh không.
Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này kết quả chính xác không cao đồng thời không biết rõ mức độ tổn thương mà vi khuẩn lậu gây ra, vì thế ngoài việc xét nghiệm để chẩn đoán bệnh bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám đầy đủ hơn.
Xét nghiệm bệnh lậu tại MEDLATEC
Hiện, cơ sở xét nghiệm uy tín nhất hiện nay ở Việt Nam chính là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Với trang thiết bị hiện đại bậc nhất hiện nay, trình độ bác sỹ giỏi, chuyên môn cao, chắc chắn sẽ cho ra kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
Với nhiều năm hoạt động, MEDLATEC nhận được sự tin tưởng và đánh giá rất cao của bệnh nhân. Chắc chắn, đây là động lực để chúng tôi nỗ lực hơn nữa nâng cao chất lượng dịch vụ.
MEDLATEC là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xét nghiệm. Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012, tự tin mang đến kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.
Bên cạnh đó, hiện MEDLATEC đã triển khai bảo lãnh viện phí đối với nhiều thẻ bảo hiểm của các công ty khác nhau, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí điều trị.
Nếu các bạn có thắc mắc cần giải đáp về xét nghiệm bệnh lậu, hãy liên hệ với MEDLATEC ngay để được hỗ trợ.