Sắt là thành phần vô cùng quan trọng với sức khỏe con người, đặc biệt tham gia vào quá trình tạo máu, giúp tế bào hồng cầu mang oxy đi nuôi khắp cơ thể. Thiếu sắt thường do chế độ ăn uống không hợp lý hoặc các vấn đề liên quan đến chảy máu, nguyên nhân gây ra nhiều tình trạng sức khỏe của con người. Vì thế hiểu về các nguyên nhân thiếu hụt sắt là cần thiết để phòng ngừa tình trạng này.
16/07/2020 | Tìm hiểu về thuốc bổ máu cho người thiếu sắt 01/04/2020 | Cùng tìm hiểu về bệnh thiếu máu thiếu sắt
1. Các nguyên nhân thiếu hụt sắt điển hình
Thiếu hụt sắt không phải là tình trạng hiếm gặp, song không nhiều người hiểu và nhận thức được vấn đề dinh dưỡng này. Chỉ đến khi quá trình thiếu sắt kéo dài, gây ra tình trạng thiếu máu và các vấn đề sức khỏe khác thì người bệnh mới có triệu chứng nhận biết và điều trị.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt sắt dẫn đến thiếu máu, thường gặp là:
1.1. Ăn uống thiếu chất
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng thiếu sắt. Sắt là khoáng chất khá phổ biến với hàm lượng khá cao trong thực phẩm tự nhiên, tuy nhiên cơ thể lại khá khó hấp thụ thành phần này. Đặc biệt những người ăn uống kiêng khem để giảm cân hay vì mục đích sức khỏe nào đó là đối tượng dễ bị thiếu sắt nhất.
1.2. Cơ thể mất máu
Mất máu do chấn thương, phẫu thuật, khi cơ thể chưa phục hồi hoàn toàn thì bệnh nhân thường bị thiếu sắt và thiếu máu. Nếu tình trạng mất máu, mất sắt này không được khắc phục, thiếu hụt sắt sẽ ngày càng nghiêm trọng gây thiếu máu và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Chảy máu ngoài dễ nhận biết và khắc phục, tuy nhiên chảy máu trong lại rất khó phát hiện. Các nguyên nhân thường gây chảy máu trong gồm: ung thư ruột kết, viêm loét dạ dày, tá tràng, chảy máu đường tiết niệu,… Chảy máu trong diễn tiến từ từ, gây ra tình trạng thiếu sắt mà rất khó phát hiện.
Sắt được bổ sung vào cơ thể từ nguồn thực phẩm
Ngoài ra, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt hoặc gặp vấn đề rối loạn kinh nguyệt khiến kinh nguyệt kéo dài, mất nhiều máu cũng dễ bị thiếu sắt. Người bệnh bị chảy máu tử cung, u xơ tử cung,… thường phải điều trị kết hợp bổ sung sắt bù lại phần dinh dưỡng này bị mất đi.
1.3. Khả năng hấp thu sắt kém
Sắt là khoáng chất mà cơ thể khó hấp thu, tuy nhiên với lượng sắt phong phú nạp vào hàng ngày từ thực phẩm, đường ruột khỏe mạnh vẫn hấp thu đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Song bệnh nhân mắc các bệnh lý đường ruột thường khả năng hấp thu sắt bị kém đi, khiến họ bị thiếu máu, thiếu sắt mặc dù ăn uống đầy đủ.
Hấp thu kém cũng là nguyên nhân gây thiếu sắt ở trẻ nhỏ
Cần xác định chính xác các nguyên nhân thiếu hụt sắt và thiếu máu của cơ thể, từ đó mới có thể khắc phục điều trị triệt để.
2. Thiếu hụt sắt gây ra vấn đề sức khỏe gì?
Thiếu sắt gây ra nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, nhất là với phụ nữ, trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nghiêm trọng nhất là các ảnh hưởng thiếu sắt đến hoạt động của hệ hô hấp và tim mạch, cụ thể như sau:
2.1. Rụng tóc, gãy móng
Thiếu sắt trực tiếp gây ra tình trạng thiếu máu, biểu hiện sớm và rõ nhận biết nhất là ở da và tóc. Bệnh nhân thường có làn da nhăn nheo, móng tay mỏng yếu, dễ gãy và tóc cũng dễ bị gãy rụng. Nguyên nhân được các nhà khoa học giải thích là sắt là chất khoáng quan trọng trong tổng hợp máu, đặc biệt là myoglobin và hemoglobin giữ vai trò vận chuyển oxy.
Thiếu hụt sắt thì làn da và chân tóc không được nuôi dưỡng tốt sẽ bị yếu, khô, dễ bị tổn thương hơn. Vì thế, những người bị tóc, móng yếu thường do thiếu hụt sắt và cần bổ sung hàm lượng chất khoáng này trong máu. Bên cạnh tăng cường thực phẩm giàu sắt thì kết hợp với dinh dưỡng khác để tăng khả năng hấp thu sắt cũng rất quan trọng.
2.2. Tim đập nhanh, dễ căng thẳng mệt mỏi
Sắt tổng hợp nên Hemoglobin - giữ vai trò vận chuyển oxy tới các mô khắp cơ thể. Vì thế, thiếu sắt sẽ gây ra thiếu hụt hemoglobin, sự vận chuyển oxy nuôi dưỡng cũng bị suy giảm. Hậu quả là bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, suy giảm chức năng của tim mạch và hô hấp.
Thiếu sắt gây giảm trí nhớ và hoạt động của não bộ
2.3. Suy giảm trí nhớ và hoạt động não bộ
Não bộ là cơ quan cần cung cấp dinh dưỡng và oxy nhiều nhất cơ thể, điều này đảm bảo sự hoạt động tốt nhất của các tế bào thần kinh. Thực tế bệnh nhân thiếu hụt sắt, nhất là trong thời gian dài thường dẫn đến suy giảm trí nhớ, hoạt động của não bộ, tư duy cũng bị ảnh hưởng.
Triệu chứng do thiếu sắt này thể hiện rõ nhất ở phụ nữ và trẻ nhỏ, ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả học tập và công việc.
2.4. Cơ thể mệt mỏi, giảm hoạt động
Thiếu máu, thiếu oxy khiến tất cả các mô, tế bào và bộ phận của cơ thể không được nuôi dưỡng và hoạt động tốt. Đặc biệt, thiếu sắt kéo dài và nghiêm trọng còn dẫn đến rối loạn chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Vì thế mà khả năng hoạt động, làm việc cũng bị hạn chế nhiều.
2.5. Suy giảm hệ miễn dịch và sinh sản
Thiếu sắt thường xảy ra hơn ở trẻ em ở các nước kém phát triển, là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu, suy dinh dưỡng. Hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh thiếu sắt cũng thường hoạt động kém hơn.
Cơ chế ảnh hưởng này liên quan đến vai trò của sắt trong quá trình sản sinh tế bào bạch cầu - tế bào miễn dịch chống lại sự tấn công của tác nhân gây bệnh. Khi hoạt động của tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng thì khả năng miễn dịch cũng không đạt được mức tốt nhất.
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị thiếu sắt
Thực tế, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, phụ nữ độ tuổi sinh sản bị thiếu sắt có tỉ lệ vô sinh cao hơn bình thường. Phụ nữ mang thai là đối tượng đặc biệt cần bổ sung sắt nhiều hơn, nếu không có thể bị thiếu máu và dẫn tới sảy thai.
Các nguyên nhân thiếu hụt sắt rất đa dạng, con người có thể chủ động phòng ngừa từ việc loại bỏ khắc phục những nguyên nhân này. Thiếu sắt gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe, vì thế mỗi người cần tự hiểu và ý thức trong việc phòng ngừa tình trạng thiếu sắt.