Ung thư tinh hoàn là bệnh hiếm gặp, tuy nhiên lại tác động rất lớn đến sức khỏe sinh sản của nam giới. Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 14 đến 34, bởi vậy nam giới không nên lơ là, chủ quan về căn bệnh này. Vậy làm thế nào để phòng ngừa ung thư tinh hoàn, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.
13/05/2022 | Cảnh báo các nguyên nhân teo tinh hoàn nam giới 09/05/2022 | Tinh hoàn bình thường có kích thước là bao nhiêu? 22/04/2022 | Hướng dẫn tự thăm khám để phát hiện sớm ung thư tinh hoàn
1. Cảnh báo những nguyên nhân dẫn đến ung thư tinh hoàn ở nam giới
Vốn là căn bệnh hiếm gặp nên rất ít người hiểu rõ về bệnh lý ác tính này. Đến nay vẫn chưa có cơ sở nào xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến ung thư tinh hoàn. Dưới đây là một số nguy cơ gây bệnh phổ biến như:
-
Nam giới bị ẩn tinh hoàn: Đây là trường hợp tinh hoàn nằm ở bụng, không đi xuống bìu, hoặc chỉ xuống một bên. Những trường hợp này phải nhờ y khoa can thiệp kịp thời đề đưa tinh hoàn về đúng vị trí. Đó cũng là một trong những yếu tố gây nên ung thư tinh hoàn ở nam giới.
-
Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có tiền sử mắc ung thư tinh hoàn chẳng hạn như: ông, bố, anh, em,… thì bạn cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh.
-
Người bị nhiễm HIV: Khi hệ miễn dịch ở bệnh nhân nhiễm HIV bị suy yếu nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn là rất cao.
-
Chủng tộc: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người da đen, da vàng ít bị ung thư tinh hoàn hơn những người da trắng.
Mặc dù hiếm gặp, nhưng ung thư tinh hoàn rất nguy hiểm
2. Những dấu hiệu cảnh báo ung thư tinh hoàn
Với mỗi bệnh lý đều sẽ có một hay nhiều dấu hiệu nhận biết khác nhau, ung thư tinh hoàn cũng vậy. Khi có sự xuất hiện của các khối u ác tính, bản thân người bệnh sẽ cảm nhận rõ ràng các triệu chứng tại vùng kín của mình.
Nếu nam giới lơ là, bỏ qua những bất thường này dẫn đến bệnh trở nặng sẽ khiến việc điều trị trở nên khó khăn. Đặc biệt nếu chỉ điều trị qua loa, không triệt để, bệnh không những không khỏi mà còn trở nên nặng hơn lúc ban đầu.
Nếu tinh hoàn có những biểu hiện bất thường bạn cùng đừng lo lắng quá, nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn
Do đó, các bác sĩ chuyên khoa cảnh báo khi tinh hoàn có những dấu hiệu khác lạ sau, bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám kịp thời.
Tinh hoàn biến dạng bất thường
Hầu như những khối u ung thư chỉ xuất hiện ở một bên tinh hoàn, lúc đầu khi mới chớm bệnh, kích thước khối u không đáng kể, nên kích thước tinh hoàn không bị biến đổi, một thời gian sau các khối u lớn dần, khiến cho tinh hoàn bị biến dạng, một bên bị to ra, còn một bên lại rất nhỏ. Nam giới thường hay chủ quan nên không để ý, tuy nhiên trong quá trình thăm khám, bác sĩ chỉ cần quan sát là có thể phát hiện sự bất thường này.
Đau âm ỉ
Tại khu vực bụng và bẹn, nam giới sẽ cảm nhận rõ ràng nhất cảm giác đau đớn khi phát bệnh. Đặc biệt, bìu sẽ bị chảy xệ do khối u đè nén, ngoài ra, đau bụng, đi ngoài cũng là một trong những dấu hiệu khi ung thư di căn phát triển trong ổ bụng.
Đau ở diện rộng
Tại dương vật của nam giới có rất nhiều các dây thần kinh, khi kích thước khối u ngày một lớn, sẽ đè nén xuống các dây thần kinh này, khiến người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn không ngừng tại vùng háng và bụng. Ngoài ra khó thở, thở không ra hơi, nói bị hụt hơi, căng tức ngực, ho dai dẳng,… đều là những triệu chứng của ung thư tinh hoàn.
Ung thư tinh hoàn có thể dẫn đến tình trạng nổi hạch ở vùng bẹn
3. Các phương pháp phòng ngừa ung thư tinh hoàn
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn, nam giới cần chú ý đến các yếu tố sau:
-
Chủ động phát hiện những bất thường ở tinh hoàn.
-
Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, nói không với các bệnh truyền nhiễm, nhất là HIV.
-
Thường xuyên thay quần lót giữ bộ phận sinh dục nam luôn khô thoáng và sạch sẽ.
-
Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khoa học, mỗi ngày 30 phút tập luyện thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
-
Duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ.
4. Chẩn đoán và điều trị ung thư tinh hoàn
Để điều trị ung thư tinh hoàn, trước tiên bác sĩ sẽ khám lâm sàng cho bệnh nhân, khi đã có những chẩn đoán ban đầu, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm như: siêu âm để xác định vị trí, kích thước của khối u, xét nghiệm máu để xác định loại ung thư,...
Căn cứ vào biểu hiện của bệnh, thể trạng mỗi người cũng như giai đoạn phát triển, các bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư tinh hoàn là phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn, phẫu thuật loại bỏ các hạch xung quanh, sử dụng hóa chất để xạ trị, liệu pháp thay thế hormone,...
Xạ trị cũng là một trong những phương pháp được bác sĩ chỉ định trong điều trị ung thư tinh hoàn, tuy nhiên đối với phương pháp này bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như rụng tóc, số lượng tinh trùng suy giảm, ảnh hưởng tới chất lượng sinh sản,...
Ung thư tinh hoàn được đánh giá là một trong số các bệnh lý ác tính với mức độ nguy hiểm nhất ở nam giới. Tuy nhiên đây cũng là bệnh lý có thể chữa trị được khi người bệnh phát hiện sớm và có phác đồ điều trị đúng phương pháp.
Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn là phương pháp phổ biến nhất được áp dụng trong quá trình điều trị ung thư tinh hoàn
Bởi vậy, các đấng mày râu nên thường xuyên quan tâm đến sự bất thường của cậu nhỏ. Nếu bộ phận sinh dục nam có biểu hiện khác lạ, nghi ngờ ung thư tinh hoàn hoặc các bệnh lý liên quan, bạn có thể đến kiểm tra tại chuyên khoa Nam Khoa - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Để được tư vấn chi tiết và đặt lịch khám sớm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.