Thụ tinh nhân tạo là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiệu quả, đem lại cơ hội mang thai và sinh con cho nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Một trong những nguyên nhân gây vô sinh là tình trạng tắc vòi trứng ở phụ nữ, khiến tinh trùng không thể di chuyển lên vòi trứng để thụ tinh với trứng. Vậy bị tắc vòi trứng có thụ tinh nhân tạo được không và phòng ngừa tắc vòi trứng như thế nào?
05/04/2021 | Tình trạng ứ dịch vòi trứng có nghiêm trọng hay không? 01/04/2021 | Nguyên nhân ứ dịch vòi trứng và những điều chị em phụ nữ cần hiểu rõ 24/08/2020 | Chụp tử cung vòi trứng và những điều cần biết
1. Tắc vòi trứng ảnh hưởng tới khả năng mang thai như thế nào?
Vòi trứng là ống dẫn nằm ở giữa tử cung và buồng trứng, chiều dài khoảng 10cm và có kích thước tương đối nhỏ. Cấu tạo bình thường, mỗi người có 2 vòi trứng nằm ở hai bên tử cung, là đường đi để trứng sau khi thụ tinh di chuyển dễ dàng xuống tử cung.
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nữ giới là tắc vòi trứng
Tắc vòi trứng khiến cho tinh trùng không thể di chuyển lên vòi trứng để thụ tinh với trứng. Vì thế người bị tắc vòi trứng có thể bị vô sinh nếu tắc hoàn toàn cả hai bên.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tắc vòi trứng như: lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm phần phụ, nạo phá thai nhiều lần, viêm vùng chậu, tiền sử mang thai ngoài tử cung,… Như vậy, tắc vòi trứng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mang thai của người phụ nữ, việc điều trị là cần thiết để giúp người phụ nữ dễ dàng mang thai.
Tắc vòi trứng được chia thành tắc đoạn kẽ, tắc đoạn eo, tắc đoạn bóng, tắc đoạn loa vòi (tức chia theo cấu tạo của vòi trứng). Tắc vòi trứng thường không có dấu hiệu gì mà chỉ phát hiện khi đi thăm khám và điều trị hiếm muộn. Các phương pháp giúp phát hiện tắc vòi trứng là chụp X-quang tử cung - vòi trứng, nội soi.
Các phương pháp điều trị ngoại khoa thường áp dụng khi bị tắc vòi trứng như:
Cần thông tắc vòi trứng để trứng có thể di chuyển xuống tử cung
-
Thông tắc vòi trứng bằng bơm hơi.
-
Phẫu thuật nội soi ống dẫn trứng: Loại bỏ chất gây tắc vòi trứng ra ngoài và tách những phần ống dẫn trứng bị dính.
-
Phẫu thuật cắt và nối ống dẫn trứng: Với phần ống dẫn trứng bị tắc hẹp không thể thông được, bác sĩ sẽ cắt bỏ đoạn tắc rồi sau đó nối thông lại.
-
Phẫu thuật cắt ống dẫn trứng: Khi các biện pháp điều trị trên không hiệu quả, không có khả năng mang thai tự nhiên, bác sĩ có thể cắt ống dẫn trứng để thụ tinh nhân tạo đạt tỉ lệ thành công cao hơn.
Trong các phương pháp điều trị trên, phẫu thuật nội soi ống dẫn trứng là phổ biến nhất trong điều trị tắc vòi trứng song tỉ lệ thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tắc vòi trứng mới hay lâu ngày, tay nghề của bác sĩ phẫu thuật, điều kiện trang thiết bị,… Nếu điều trị thành công, bệnh nhân có thể mang thai tự nhiên và sinh con bình thường.
2. Bị tắc vòi trứng có thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp IUI được không?
Thụ tinh nhân tạo là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiệu quả, tỉ lệ thành công cao đem lại hạnh phúc cho nhiều cặp vợ chồng. Với nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn là do tắc vòi trứng 1 bên, có thể thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp IUI để người phụ nữ có thể mang thai và sinh con.
Thụ tinh nhân tạo có thể thực hiện nếu người bệnh chỉ bị tắc vòi trứng 1 bên
Tuy nhiên, tỉ lệ thành công của phương pháp này không phải là 100%, hơn nữa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi của người phụ nữ, hormon nội tiết, chất lượng tinh trùng. Để có thể mang thai, ít nhất người bệnh phải có 1 bên vòi trứng hoạt động bình thường, từ đây bác sĩ sẽ bơm trực tiếp tinh trùng vào tử cung của người phụ nữ để tăng tỉ lệ thụ thai.
Nếu tắc cả hai vòi trứng, phương pháp thụ tinh nhân tạo bằng IUI sẽ không đạt hiệu quả bởi trứng không có đường di chuyển xuống tử cung để gặp tinh trùng. Phương pháp hỗ trợ sinh sản lúc này được lựa chọn là thụ tinh trong ống nghiệm. Trứng và tinh trùng sẽ tạo thành phôi thai trong điều kiện ống nghiệm lý tưởng, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ để mang thai.
3. Biện pháp phòng ngừa tắc vòi trứng hiệu quả
Để đảm bảo sức khỏe sinh sản cũng như ngăn ngừa tắc vòi trứng, chị em phụ nữ nên lưu ý một số vấn đề sau:
3.1. Vệ sinh vùng kín đúng cách
Vệ sinh vùng kín là việc quan trọng để bảo vệ sức khỏe phụ khoa cũng như ngăn ngừa tắc vòi trứng, song rất nhiều chị em không thực sự quan tâm và biết vệ sinh đúng cách. Dưới đây là 1 số lưu ý quan trọng khi vệ sinh vùng kín:
Vệ sinh vùng kín tốt giúp ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm và tắc vòi trứng
-
Không thụt rửa âm đạo quá sâu.
-
Không vệ sinh vùng kín nhiều lần trong ngày, tần suất phù hợp là 2 - 3 lần mỗi ngày.
-
Giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ, khô thoáng, tránh mặc quần áo khi cơ thể còn ẩm ướt hoặc đồ lót còn ẩm.
-
Sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín có độ pH phù hợp từ 3,8 - 4,2.
Tình trạng tắc vòi trứng có thể là biến chứng do bệnh viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu,… nên quan hệ tình dục an toàn là điều quan trọng để chị em phụ nữ tự bảo vệ sức khỏe bản thân.
Nên sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su, quan hệ tình dục chung thủy, lành mạnh, hạn chế nạo phá thai và viêm nhiễm phụ khoa đe dọa đến thiên chức làm mẹ trong tương lai.
3.3. Điều trị triệt để bệnh lý phụ khoa
Bệnh lý phụ khoa rất thường gặp ở phụ nữ, có nguy cơ gây tắc vòi trứng và các vấn đề sức khỏe sinh sản khác. Do đó, cần điều trị triệt để các bệnh lý này ngay khi xuất hiện dấu hiệu, đi khám bác sĩ và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
3.4. Khám phụ khoa định kỳ
Phụ nữ nên đi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần, đây là biện pháp đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa tắc vòi trứng cũng như các vấn đề sức khỏe sinh sản khác.
Nên khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm và điều trị tắc vòi trứng
Nếu bạn đang thắc mắc bị tắc vòi trứng có thụ tinh nhân tạo được không thì câu trả lời đã có trong bài viết. Tuy nhiên, cách tốt nhất là phát hiện và sớm điều trị để phục hồi khả năng sinh sản để có thể mang thai tự nhiên.