Ống dẫn trứng là một ống nhỏ nối giữa buồng trứng và tử cung nhưng có nhiệm vụ quan trọng dẫn tinh trùng lên thụ tinh với trứng và giúp thai di chuyển về làm tổ ở buồng tử cung sau khi thụ tinh. Do đường kính nhỏ nên ống dẫn trứng có thể bị tắc, nghẹt khiến tinh trùng không thể di chuyển lên vòi trứng để thụ tinh nên mang thai khi bị tắc vòi trứng rất khó khăn. Đây là nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn thường gặp ở nhiều cặp vợ chồng.
18/07/2021 | Bị tắc vòi trứng có thụ tinh nhân tạo được không - băn khoăn của nhiều chị em 06/08/2020 | Góc tư vấn: Tắc vòi trứng nên ăn gì và không nên ăn gì? 01/08/2020 | Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không, nguyên nhân do đâu?
1. Nguyên nhân gây tắc vòi trứng điển hình, thường gặp nhất
Có nhiều nguyên nhân gây tắc vòi trứng ở nữ giới, gây khó thụ thai, vô sinh, hiếm muộn ở nhiều cặp vợ chồng.
Tắc vòi trứng là một trong những nguyên nhân thường gây vô sinh
Những nguyên nhân thường gặp gồm:
1.1. U xơ tử cung
U xơ tử cung to chèn ép có thể gây tắc vòi trứng, do đó cần điều trị cắt bỏ u xơ kết hợp với thông tắc vòi trứng.
1.2. Lạc nội mạc tử cung
Ở bệnh nhân lạc nội mạc tử cung, mô nội mạc tử cung có thể phát triển trong vòi trứng dẫn đến tắc nghẽn.
1.3. Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Vi khuẩn gây viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục có thể tấn công gây viêm vùng tiểu khung, viêm hẹp dẫn đến tắc vòi trứng. Các bệnh lây truyền qua sinh hoạt tình dục như lậu cầu, Chlamydia,...
Nếu bị thai ngoài tử cung, điều trị bảo tồn có thể gây ra sẹo sơ dính và làm tắc hẹp vòi trứng. Do đó, khám kiểm tra sau điều trị thai ngoài tử cung là cần thiết để điều trị ngăn ngừa tắc vòi trứng gây vô sinh.
1.5. Người từng phẫu thuật ổ bụng - tiểu khung
Phẫu thuật ở khu vực gần vòi trứng này có thể gây xơ dính và dẫn đến tắc vòi trứng.
Tìm hiểu nguyên nhân là một trong những mục đích chẩn đoán tắc vòi trứng
Tìm hiểu nguyên nhân là cần thiết để điều trị hiệu quả tắc vòi trứng cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát sau điều trị.
2. Có thể mang thai khi bị tắc vòi trứng không?
Tắc vòi trứng là một trong những nguyên nhân vô sinh thứ phát thường gặp, tác động trực tiếp khiến tinh trùng không thể di chuyển lên vòng trứng để thụ tinh với trứng sau khi rụng. Vì thế dù có quan hệ tình dục bình thường, đều đặn, hormon nội tiết tố tốt, tinh trùng khỏe mạnh thì vẫn có khả năng thụ thai.
Tuy nhiên, khả năng mang thai của người bị tắc vòi trứng còn phụ thuộc vào việc bị tắc một hay cả hai bên vòi trứng. Nếu cả hai vòi trứng đều bị tắc hoàn toàn, người phụ nữ không thể mang thai tự nhiên nếu không được điều trị.
Nếu chỉ tắc vòi trứng 1 bên hoặc chỉ tắc một phần, người phụ nữ vẫn có thể mang thai tự nhiên, song tỉ lệ thấp hơn và có nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Nguyên nhân do tắc vòi trứng khiến trứng có thể đứng lại tại một vị trí nào trong vòi trứng, tại đây khi gặp tinh trùng sẽ gây ra thai ngoài tử cung, phôi thai không thể phát triển bình thường và còn đe dọa đến tính mạng của người mẹ.
Tắc một bên vòi trứng vẫn có thể mang thai
Dưới đây là những điều kiện ở người bệnh bị tắc vòi trứng 1 bên vẫn có thể mang thai:
-
Có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng ngày.
-
Có ít nhất 1 buồng trứng hoạt động bình thường với trứng khỏe mạnh được tạo thành.
-
Ống dẫn trứng không bị tắc vẫn hoạt động bình thường, trứng chín có thể di chuyển qua để xuống tử cung.
Phụ nữ sau điều trị tắc vòi trứng bằng phương pháp thông tắc, cắt bỏ vòi trứng,… có thể tái phát. Do đó nếu không thể mang thai sau điều trị do bệnh tái phát, bác sĩ sẽ gợi ý các phương pháp hỗ trợ sinh sản để phụ nữ dễ dàng mang thai hơn.
3. Phương pháp giúp mang thai khi bị tắc vòi trứng
Với sự phát triển của y học hiện đại, bệnh nhân bị tắc vòi trứng có thể điều trị bằng nhiều cách để mang thai tự nhiên hoặc mang thai với sự hỗ trợ của phương pháp khác. Với trường hợp vẫn có khả năng mang thai tự nhiên, điều trị tắc vòi trứng sẽ được ưu tiên với các phương pháp sau:
3.1. Điều trị nội khoa
Đây là cách điều trị áp dụng với các trường hợp tắc vòi trứng do viêm nhiễm, thuốc chống viêm và kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm tồn tại trong vòi trứng. Khi tình trạng viêm được cải thiện, tắc vòi trứng cũng được khơi thông đảm bảo trứng di chuyển và thụ thai.
3.2. Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa phổ biến hơn với bệnh nhân tắc vòi trứng, các thủ thuật hiện được áp dụng như:
-
Phương pháp nội soi vòi trứng: Với tắc vòi trứng ở đoạn gần, nội soi vòi trứng là phương pháp thường được chỉ định. Dụng cụ chuyên dụng được đưa qua ống nội soi vào vòi trứng, tách những phần dính trong lòng vòi trứng. Sau phẫu thuật, vẫn có tỉ lệ bị tái nhiễm mặc dù đã thông tắc thành công.
-
Phương pháp cắt nối ống dẫn trứng: Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ đoạn ống dẫn trứng bị tắc không thể thông, rồi nối lại với nhau, nếu thành công trứng sẽ di chuyển và thụ tinh như bình thường. Nếu phẫu thuật thành công, bệnh nhân vẫn có thể mang thai với tỉ lệ lên đến 80%.
-
Phẫu thuật cắt ống dẫn trứng: phương pháp này sẽ được chỉ định khi các biện pháp thông tắc không mang lại hiệu quả, vòi trứng bị tắc nặng, không còn hy vọng mang thai tự nhiên. Nếu bệnh nhân có nhu cầu mang thai, có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
Khi tắc vòi trứng không thể điều trị hoặc điều trị nhưng vẫn tái phát, nếu muốn có thai, bạn có thể tìm đến các phương pháp hỗ trợ sinh sản như: thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.
Thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp IUI chỉ có thể thực hiện nếu bệnh nhân vẫn có 1 bên vòi trứng thông, tử cung và buồng trứng bình thường. Tinh trùng của nam giới sau khi được lọc rửa sẽ tiêm trực tiếp vào buồng tử cung của nữ giới, tăng tỉ lệ thụ thai thành công.
Nếu bị tắc cả hai bên vòi trứng, tinh trừng không thể di chuyển lên vòi trứng để thụ tinh, lúc này cần áp dụng thụ tinh trong ống nghiệm. Trứng và tinh trùng sẽ được thụ tinh trong môi trường ống nghiệm, sau đó phôi thai hình thành được cấy trong tử cung của người phụ nữ. Nếu thuận lợi, phôi thai này sẽ khỏe mạnh phát triển thành thai nhi.
Trứng được thụ tinh trong ống nghiệm rồi cấy vào tử cung
Khả năng mang thai khi bị tắc vòi trứng còn phụ thuộc vào tình trạng tắc, khả năng điều trị và hiệu quả điều trị. Với y học hiện đại, hầu hết các trường hợp tắc vòi trứng vẫn có thể mang thai và sinh con nhờ đến phương pháp điều trị hoặc hỗ trợ sinh sản.