Viêm xoang là một trong 3 bệnh về đường hô hấp có số người mắc cao nhất hiện nay. Đáng lo ngại là nhiều người chủ quan và không kiên trì điều trị bệnh dứt điểm. Trong bài viết này, bạn đọc sẽ những kiến thức cơ bản nhất về bệnh, phương pháp chữa và cách phòng bệnh hiệu quả.
02/10/2020 | Hiện nay đang có những phương pháp chữa viêm xoang nào? 18/09/2020 | Chẩn đoán viêm xoang bằng nội soi mũi xoang có thực sự hiệu quả? 07/09/2020 | Những triệu chứng viêm xoang - bạn chớ nên xem thường! 07/09/2020 | Một số dấu hiệu viêm xoang chúng ta không nên coi thường
1. Viêm xoang là gì?
Hiện tượng nhiễm trùng của các niêm mạc lót trong lòng các hốc xoang. Do đó sẽ gây phù nề xoang, kích thước các lỗ xoang bị thu hẹp nên mủ và dịch viêm bị chặn lại trong xoang gây nên bệnh Viêm xoang.
Viêm xoang là bệnh nhiều người gặp phải
Bệnh có thể được chia thành nhiều cấp độ như sau:
Viêm xoang cấp: Bệnh nhân thường chỉ thấy mệt mỏi, sốt nhẹ nhưng cũng có trường hợp thường ở trẻ em có sốt cao, thể trạng nhiễm khuẩn rõ. Đau vùng mặt là dấu hiệu chính, ngạt tắc mũi, chảy dịch mũi. Những triệu chứng này xuất hiện đột ngột và mất đi không quá 4 tuần.
Viêm xoang bán cấp: Là khi bệnh xảy ra trong khoảng thời gian khá dài, trên 8 tuần, khiến người bệnh luôn mệt mỏi và khó chịu.
Viêm xoang mạn tính: Người mắc bệnh mạn tính sẽ có thời gian bị bệnh kéo dài trên 8 tuần, rất khó để chữa khỏi dứt điểm.
Ngoài ra những trường hợp mắc bệnh đã chữa khỏi nhưng lại tái phát được gọi là viêm xoang tái phát.
2. Những nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:
Chấn thương do hoả khí, cơ học hay áp lực gây xuất huyết, phù nề, thương tổn niêm mạc và thành xoang.
Hiện tượng ù tai do bệnh viêm xoang
Môi trường sống không lành mạnh: Việc hít thở trong bầu không khí ô nhiễm, khói bụi, nguồn nước bẩn,... có thể gây ra nhiều bệnh và đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn mũi dẫn đến tình trạng viêm xoang. Ngoài ra, những người đã từng mắc bệnh xoang, vẫn sống trong môi trường ô nhiễm sẽ có nguy cơ liên tục bị tái phát.
Dị ứng: Mỗi cơ thể có những đặc trưng riêng biệt, không ai giống ai. Do vậy, khi khứu giác dị ứng với một số hóa chất có trong nước hoa, thức ăn,... cũng khiến chúng ta dễ bị bệnh về xoang.
Sức đề kháng kém: Khi cơ thể không được khỏe, các loại vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công cơ thể của chúng ta, trong đó bao gồm cả những lỗ xoang.
Thói quen sinh hoạt, vệ sinh chưa khoa học: Những thói quen xấu của chúng ta tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể gây nên những hậu quả vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt, thói quen “ngoáy mũi” chính là cách bạn đang trực tiếp đưa bụi bẩn, vi khuẩn vào trong mũi, thâm nhập các lỗ xoang gây bệnh viêm xoang. Bên cạnh đó, mặt, mũi, tay chân nếu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên cũng là lý do gây bệnh.
Do đã từng mắc một số bệnh lý khác: Một số người mắc cảm cúm, viêm amidan, sâu răng,... sau đó những vi khuẩn còn sót lại hay những tổn thương hậu nhiễm bệnh là điều kiện để viêm xoang dễ dàng phát triển.
3. Dấu hiệu của bệnh là gì?
Ở giai đoạn đầu, rất khó để nhận biết bạn có bị viêm xoang hay không. Vì ở mức độ nhẹ, những triệu chứng cũng rất mơ hồ khiến nhiều người lầm tưởng họ chỉ bị cảm cúm hay dị ứng tạm thời do tác động khách quan nào đó. Chỉ khi bệnh trở nên cấp tính hoặc mạn tính, tìm đến bác sinh chuyên khoa mới biết rõ bệnh tình. Vậy để sớm đạt hiệu quả trong việc chữa bệnh viêm xoang thì phát hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh là vô cùng quan trọng.
Trẻ em cũng có thể mắc viêm xoang
Đau nhức: Đau nhức xuất hiện tùy thuộc vào vị trí lỗ xoang bị viêm. Cụ thể, bệnh nhân bị xoang trán - nhức khoảng giữa hai lông mày, xoang hàm - nhức hai bên má, xoang sàng trước - nhức giữa 2 mắt, xoang sàng sau - nhức vùng gáy.
Nghẹt mũi, ngứa mũi, điếc mũi: Những bệnh nhân mắc bệnh xoang, việc thở qua mũi trở nên khó khăn, có thể chỉ nghẹt 1 bên nhưng cũng có thể nghẹt cả 2 bên. Một biểu hiện khác nữa của người bệnh là cảm thấy buồn ngứa trong mũi và hắt hơi rất nhiều. Nhiều trường hợp không thể phân biệt các loại mùi vì xoang bị phù nề nên mùi hương không có đường đi đến thần kinh khứu giác.
Chảy dịch mũi: Ngoài những hiện tượng kể trên, người mắc viêm xoang thường xuyên chảy nước mũi liên tục. Nhưng mỗi bệnh nhân lại có mức độ bệnh khác nhau và đặc điểm dịch cũng khác nhau.
4. Bệnh có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?
Nếu tích cực điều trị sớm, bệnh sẽ không có biến chứng phức tạp và có thể được chữa khỏi. Nhưng ngược lại, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng viêm màng não, viêm dây thần kinh hốc mắt,… rất nguy hiểm.
Cần thăm khám và điều trị bệnh tích cực
Hai cách phổ biến để điều trị bệnh viêm xoang là điều trị nội khoa và phẫu thuật. Tùy vào mức độ bệnh và thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn cách phù hợp.
Điều trị nội khoa: Đối với bệnh nhân ở thể nhẹ, các bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp này. Các bác sĩ có thể kê một số đơn thuốc như thuốc chống viêm, hay thuốc chống dị ứng và thuốc co mạch chống xuất tiết. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà không có đơn của bác sĩ. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn nên vệ sinh mũi sạch sẽ đúng cách để quá trình điều trị bệnh trở nên nhanh chóng.
Phẫu thuật: Một số trường hợp bệnh mạn tính có thể được chỉ định phẫu thuật để điều trị nhanh và hiệu quả cao hơn.
5. Làm sao để phòng ngừa viêm xoang hiệu quả?
Để phòng tránh bệnh hiệu quả, bạn nên lưu ý những điều sau:
-
Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, đồng thời tránh tiếp xúc với khói bụi, chất độc hại,... từ môi trường xung quanh bằng cách đeo khẩu trang.
-
Những người dị ứng với phấn, nước hoa hay một số loại thức ăn,...thì nên chú ý hơn.
-
Khi bơi lội cần tránh để nước vào tai hay mũi để phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm.
-
Khi thấy cơ thể có dấu hiệu như hắt hơi, cảm cúm, cần phải hết sức lưu ý, điều trị dứt điểm để tránh biến chứng.
Thật ra, bệnh viêm xoang không hề nguy hiểm nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Vì thế, bạn nên tìm hiểu tình trạng bệnh của mình đồng thời kiên trì điều trị để có được hiệu quả tốt nhất.
Mọi thắc mắc, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết.