Thông thường mỗi người chỉ bị thủy đậu một lần và có miễn dịch ngay sau khi bị bệnh, tuy nhiên nếu sức đề kháng yếu thì bệnh vẫn có thể tái phát. Bệnh có triệu chứng điển hình là những mụn nước dễ gây nhiễm trùng da, biến chứng nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não,... Bệnh dễ lây qua việc tiếp xúc với nước dịch của mụn nước, qua đường hô hấp theo giọt bắn nước mũi, nước bọt hoặc đồ dùng cá nhân.
04/04/2020 | Bệnh thủy đậu và những xét nghiệm chẩn đoán 28/03/2020 | Bệnh thủy đậu: triệu chứng, điều trị và cách phòng bệnh 18/03/2020 | Thủy đậu có lây không và cách phòng ngừa hiệu quả 16/03/2020 | Giá vacxin thủy đậu 2020 cập nhật mới nhất
1. Bệnh thủy đậu là bệnh gì?
Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính do virus Varicella-Zoster, mọi lứa tuổi có thể mắc. Trẻ em 2 - 5 tuổi là nhóm dễ bị virus xâm nhập nhất vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Người lớn mang virus Varicella-Zoster sẽ gây bệnh Zona.
Bệnh có mắc quanh năm nhưng thường vào mùa xuân. Triệu chứng của bệnh có sau khoảng 2 tuần sau tiếp xúc với nguồn bệnh, bệnh khởi phát đột ngột với triệu chứng: Nổi mụn nước có dịch trong, xuất hiện chỉ trong vòng 12 - 24 giờ người nhiễm bệnh có thể chỉ nổi vài nốt mụn hoặc có thể nổi toàn thân. Người bệnh có thể sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau đầu âm ỉ, ngứa rát khó chịu nơi nổi mụn nước.
Trường hợp bệnh thông thường bệnh kéo dài khoảng 10 ngày. Các nốt mụn khô, bong vảy và lành dần.
Trường hợp các mụn nước bội nhiễm thêm vi khuẩn, mụn nước sẽ chứa mủ và để lại sẹo lõm. Ở trẻ nhỏ sức đề kháng kém có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm não,… Ở phụ nữ mang thai nếu bị bệnh có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, hoặc trẻ sinh ra mắc các dị tật, bệnh lý cho thai nhi nếu nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ.
Phụ nữ mang thai mắc bệnh dễ gây các biến chứng nguy hiểm
2. Làm thế nào để hạn chế biến chứng khi mắc bệnh thủy đậu?
Các trường hợp trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc người có bệnh lý mạn tính khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nặng của bệnh. Bác sĩ sẽ điều trị bệnh bằng thuốc kháng virus, nâng cao thể trạng cũng như dự phòng nhiễm trùng.
Trường hợp bệnh nhẹ có thể tự chăm sóc tại nhà, cần chú ý vệ sinh cơ thể đặc biệt là chăm sóc vết mụn nước tránh làm nhiễm trùng. Có thể tắm bằng nước ấm có pha thuốc tím hoặc các loại lá tắm xông có tính sát khuẩn, tắm nhanh trong phòng kín và nhẹ nhàng. Sau khi tắm dùng tăm bông chấm Xanh Methylen hoặc các loại thuốc tương đương vào các nốt mụn nước trên da.
Nên nghỉ ngơi, tăng sức đề kháng bằng vitamin và chế độ dinh dưỡng, hạn chế tiếp xúc khói bụi, ô nhiễm. Khử khuẩn các đồ dùng cá nhân của người bệnh, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, đeo khẩu trang để không làm lây lan bệnh.
3. Có cần phải làm xét nghiệm bệnh thủy đậu không?
Thông thường bệnh có thể chẩn đoán dễ dàng thông qua các dấu hiệu lâm sàng hoặc yếu tố dịch tễ mà không cần làm xét nghiệm.
Tuy nhiên với những biến chứng nguy hiểm có thể gặp, hiện nay các chuyên gia khuyến cáo khi thấy xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, bệnh nhân nên được xét nghiệm sớm nhằm tìm chính xác nguyên nhân. Tránh trường hợp nhầm lẫn triệu chứng với các bệnh lý khác làm việc điều trị không kịp thời.
Thủy đậu có thể dễ nhầm lẫn với bệnh sởi hoặc chân tay miệng ở trẻ nhỏ.
Hình ảnh nốt mụn nước trong bệnh thủy đậu
4. Các phương pháp xét nghiệm thủy đậu
Hiện nay có rất nhiều phương pháp xét nghiệm, một số phương pháp phổ biến là:
- Xét nghiệm huyết thanh học
Xét nghiệm tìm kháng thể IgG và IgM trong máu bằng phương pháp miễn dịch, không chỉ giúp chẩn đoán bệnh mà còn đánh giá hiệu lực sau tiêm phòng vaccine.
+ Kháng thể IgG dương tính, IgM âm tính: Nồng độ kháng thể IgG cao gấp 4 lần bình thường cho thấy cơ thể đã sinh kháng thể bảo vệ, do người bệnh đã được tiêm phòng hoặc từng nhiễm virus trước đó.
+ Kháng thể IgG âm tính, IgM âm tính: không tìm được kháng thể, cần theo dõi bệnh và tiêm vacxin phòng ngừa bệnh.
+ Kháng thể IgM dương tính, IgG âm tính hoặc dương tính: bệnh nhân đang nhiễm virus.
+ Kháng thể IgM được tìm thấy trong giai đoạn nhiễm trùng lần đầu và tái nhiễm sau 5 - 7 ngày.
Kháng thể IgG được tìm thấy sau 10 - 12 ngày. Kết quả kháng thể IgG dương tính lần một không thể khẳng định sự tồn tại của bệnh, cần phải thực hiện lại xét nghiệm để khẳng định tình trạng bệnh.
Xét nghiệm tại trung tâm xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
- Kỹ thuật phản ứng chuỗi polymerase (PCR)
+ Mục đích xét nghiệm PCR nhằm xác định sự hiện diện DNA của virus Varicella-zoster nhờ việc khuếch đại nhanh chóng. Xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu cao không phản ứng chéo với các virus khác.
+ Xét nghiệm âm tính: không bị nhiễm virus gây bệnh.
+ Xét nghiệm dương tính: bệnh nhân đang bị thuỷ đậu.
Trường hợp xét nghiệm kháng thể IgM dương tính cho thấy sự tồn tại của virus nhưng không phân biệt được virus dạng tái kích hoạt hay tiên đoán về nhiễm trùng. Kháng thể IgG dương tính cũng không thể khẳng định bệnh. Vì thế, xét về PCR có độ nhạy cao hơn xét nghiệm kháng thể.
- Nuôi cấy virus Varicella-zoster
Có thể phân lập virus gây bệnh bằng nuôi cấy nhưng kết quả cho thấy khả năng phát hiện thấp, thời gian nuôi cấy lâu và kém nhạy so với xét nghiệm PCR. Vì vậy xét nghiệm này ít được áp dụng thực tế vào chẩn đoán bệnh mà chỉ sử dụng trong nghiên cứu.
Cách phòng tránh bệnh và những hiểu biết về tiêm phòng vaccine Thủy đậu
Bệnh thủy đậu thường gặp vào mùa đông xuân từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Vì thế, đây là khoảng thời gian chúng ta cần chú ý nâng cao sức khỏe, tăng cường vệ sinh cá nhân vào thời điểm giao mùa đặc biệt đối với trẻ nhỏ.
Thông thường những người chưa từng bị mắc bệnh dễ dàng nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người nhiễm bệnh thông qua các mụn nước, giọt bắn từ mũi miệng của người bệnh trong không khí. Vì vậy người bệnh cần hạn chế tiếp xúc đi lại cũng như đeo khẩu trang tránh làm lây lan dịch bệnh.
Tiêm vaccine phòng tránh bệnh
Việc tiêm phòng vaccine là phương pháp hiệu quả và lâu dài giúp chống lại virus thủy đậu, một số lưu ý khi tiêm phòng như sau:
+ Trẻ 12 - 18 tháng tuổi bắt buộc tiêm 1 mũi.
+ Trẻ 19 tháng đến 13 tuổi chưa từng mắc nên tiêm 1 mũi.
+ Trẻ 13 tuổi và người lớn chưa từng mắc nên tiêm 2 mũi cách nhau 4 - 8 tuần.
+ Một người chưa từng được tiêm phòng nếu có tiếp xúc gần với bệnh nhân nhưng được tiêm phòng trong 3 ngày sau tiếp xúc thì vaccine vẫn có khả năng phòng ngừa virus.
+ Tuy việc tiêm phòng rất hiệu quả và cho tác dụng phòng bệnh lâu dài, nhưng vẫn có một số trường hợp bị bệnh sau tiêm. Nếu bị bệnh sau tiêm phòng thì chỉ bị nhẹ và không gây biến chứng.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cam kết về chất về lượng xét nghiệm, thời gian trả kết quả nhanh chóng và chính xác. Các dịch vụ lấy mẫu tại nhà, tổng đài chăm sóc sức khỏe luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp thắc mắc nhằm đem đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Hãy gọi ngay 1900565656 để chúng tôi tư vấn cho bạn về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.