Bệnh tay chân miệng trẻ em có lây không và các vấn đề liên quan | Medlatec

Bệnh tay chân miệng trẻ em có lây không và các vấn đề liên quan

Bệnh tay chân miệng trẻ em rất dễ lây nhiễm và bùng dịch, gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Hơn nữa nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể diễn tiến phức tạp, triệu chứng đa dạng, biến chứng nặng nề đe dọa sức khỏe và tính mạng trẻ. Hiểu về con đường lây nhiễm cũng như các kiến thức cơ bản về bệnh là việc vô cùng cần thiết.


14/07/2020 | Nhận biết các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em sớm
18/06/2020 | Bạn cần làm gì khi con bị tay chân miệng
05/05/2020 | Enterovirus 71 nguyên nhân của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

1. Bệnh tay chân miệng trẻ em lây nhiễm như thế nào?

Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm do 2 loại virus gây bệnh chính là Enterovirus, Coxsackievirus gây ra. Mỗi loại virus này lại có đặc điểm sinh trưởng, gây bệnh và phân bố khác nhau. Tuy nhiên đặc điểm chung là các loại virus này đều rất dễ lây lan, khiến Bệnh tay chân miệng dễ bùng phát thành dịch với số lượng trẻ mắc lớn. Những năm gần đây, hầu hết năm nào nước ta cũng xảy ra dịch tay chân miệng, trong đó bệnh do virus chủng Enterovirus phổ biến hơn.

Bệnh tay chân miệng trẻ em  Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đối tượng thường mắc bệnh tay chân miệng là trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Lúc này, theo độ tuổi phát triển, trẻ đã bắt đầu tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh như: Đi mẫu giáo, đi nhà trẻ, đi khu vui chơi tập trung đông người. Hơn nữa trẻ cũng thích bò trườn, đi lại khám phá, tập ăn dặm nên không tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm cao. 

Con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng chủ yếu là qua đường tiêu hóa và hô hấp:

Lây nhiễm qua đường hô hấp

Virus gây bệnh tay chân miệng có thể tồn tại trong dịch hắt hơi, sổ mũi, dịch nước trên da và niêm mạc, nước bọt,… Hơn nữa khi mắc bệnh, những loại virus này hoành hành và khiến cơ thể tiết dịch nhiều hơn. Việc trẻ chảy mũi, ngậm mút đồ chơi chung hoặc hắt hơi khiến bệnh lây truyền nhanh chóng.

Lây nhiễm qua đường tiêu hóa

Tương tự, virus gây bệnh có thể có trong dịch tiết nước bọt bám vào bát thìa hoặc tay khi trẻ ăn. Việc tiếp xúc gần, sử dụng chung vật dụng ăn uống cho trẻ khiến nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Bệnh tay chân miệng trẻ em

Virus gây bệnh dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp

Một yếu tố khác khiến bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan vô cùng nhanh chóng đó là loại virus gây bệnh có khả năng sống và tồn tại ngoài môi trường khá lâu, có thể bám vào quần áo, đồ chơi, đồ dùng của trẻ. Trẻ lành không mắc bệnh nếu cùng sinh hoạt trong môi trường nhỏ với trẻ nhiễm bệnh thì cũng rất dễ bị lây nhiễm.

Nguy cơ trẻ ở nhóm tuổi này dễ bị lây nhiễm bệnh tay chân miệng bởi hệ miễn dịch đang dần phát triển hoàn thiện trong khi không còn nhận được kháng thể từ sữa mẹ nữa. Vì thế hàng năm, có hai khoảng dịch tay chân miệng mà bất cứ phụ huynh nào cũng lo lắng là:

- Đợt dịch 1: Từ tháng 2 đến tháng 4.

- Đợt dịch 2: Từ tháng 9 đến tháng 12.

Trong những đợt dịch này, không những tần suất mắc bệnh của trẻ cao hơn mà còn tiềm ẩn nhiều ổ dịch bùng phát, những ca bệnh biến chứng nặng do chữa trị không kịp thời, đúng cách. 

Ngoài ra, bệnh tay chân miệng trẻ em còn có thể lây lan sang cả người trường thành qua việc tiếp xúc với nguồn lây nhiễm virus khi chăm sóc trẻ. 

Bệnh tay chân miệng trẻ em

 Điều trị sớm tay chân miệng giúp phòng ngừa biến chứng

2. Dấu hiệu phát hiện sớm bệnh tay chân miệng trẻ em

Hầu hết trường hợp cha mẹ phát hiện sớm bệnh tay chân miệng ở trẻ và điều trị tích cực, theo dõi thường xuyên thì trẻ có thể hồi phục sau 7 - 10 ngày và ít có biến chứng. Vì thế cha mẹ cần trang bị kiến thức về dấu hiệu sớm và cách xử lý khi trẻ chẳng may mắc bệnh.

Thông thường sau khi nhiễm virus, bệnh nhân sẽ trải qua thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3 - 7 ngày¸ lúc này chưa có triệu chứng nào nên không thể nhận biết. Sau đó triệu chứng đầu tiên thường là sốt kéo dài từ 24 - 48 giờ, kèm theo đó là tình trạng khó chịu, kém ăn, đau họng. 

Sau đó 1 - 2 ngày, cha mẹ sẽ thấy các nốt mụn lở sẽ xuất hiện trong miệng. Ban đầu chúng chỉ là những nốt phồng rộp màu đỏ, sau đó mới phát triển thành vết loét. 

Loét miệng: đường kính vết loét khoảng 2 - 3mm, thường xuất hiện ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi. Các vết loét này khiến trẻ bị đau, có thể bỏ ăn bỏ bú. Tay chân rất hiếm khi gặp loét.

Phát ban dạng phỏng nước: những ban này thường mất sau khoảng dưới 7 ngày, hay xuất hiện nhất là ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, mông. Cha mẹ không cần quá lo lắng bởi chúng hiếm khi bị loét và bội nhiễm, thường chỉ để lại vết thâm.  

Những vết loét này khiến trẻ khó chịu, đau đớn, bú kém, dễ bứt rứt cùng các triệu chứng tương tự nhiễm trùng đường hô hấp như: Hắt hơi, chảy mũi, ho, rối loạn tiêu hóa. 

Ở một số trẻ bệnh tay chân miệng không gây triệu chứng rõ ràng, chỉ thấy vết phát ban hoặc loét miệng. Nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sỹ để được hướng dẫn điều trị tại nhà bằng: Bú thêm sữa, nước, uống thuốc hạ sốt và chăm sóc da bị tổn thương.

Bệnh tay chân miệng trẻ em

Sốt cao là triệu chứng sớm bệnh tay chân miệng

Cha mẹ cần lưu ý theo dõi trẻ, nhất là khi tay chân miệng tiến triển nặng với các dấu hiệu như:

- Sốt cao liên tục và không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

- Ngủ nhiều, đi đứng loạng choạng, ngủ gà, vẻ lừ đừ li bì.

- Dễ giật mình khi ngủ.

Những dấu hiệu này cho thấy rất có thể virus đã tấn công gây tổn thương thần kinh trung ương. Lúc này trẻ cần được nhập viện và được các bác sĩ thăm khám, theo dõi. Nếu xuất hiện dấu hiệu sốc hay biến chứng nặng, trẻ cần được điều trị cách ly tích cực tại phòng cấp cứu hồi sức. Việc tự ý chăm sóc và điều trị cho trẻ tại nhà rất có thể dẫn tới biến chứng nặng, đe dọa đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ.

Hiện nay bệnh tay chân miệng chủ yếu được điều trị triệu chứng và phòng ngừa biến chứng bởi vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị hay vaccine phòng bệnh. Vì thế việc thường xuyên theo dõi, phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh ở trẻ là việc làm cần thiết nhất. Bên cạnh đó, khi trẻ mắc bệnh cần được cách ly, nghỉ học để điều trị tại nhà hoặc theo dõi tại các bệnh viện. Việc cho trẻ tiếp tục đến trường có thể gây lây nhiễm và bùng dịch rất cao. 

Bệnh tay chân miệng trẻ em

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng.

Tốt nhất, nếu nghi ngờ trẻ mắc chân tay miệng, cha mẹ nên đến các cơ sở y tế để được thăm khác.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với chuyên khoa Nhi là địa chỉ tin cậy của nhiều quý phụ huynh. Bệnh viện sở hữu các ưu điểm nổi bật mà không phải cơ sở y tế nào cũng có là:

- Đội ngũ y bác sĩ nhiều năm trong nghề, chẩn đoán chính xác bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

- Hệ thống máy móc hiện đại giúp nâng cao hiệu quả tiên lượng và điều trị bệnh.

- Quy trình, thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian chờ đợi của bệnh nhân.

Ngoài chân tay miệng, Khoa Nhi của MEDLATEC còn khám chữa các bệnh lý khác như:

- Bệnh lý hô hấp: viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm tai giữa,...

- Bệnh lý tiêu hóa: rối loạn hấp thu, táo bón, trào ngược dạ dày thực quản,...

- Bệnh lý dinh dưỡng: suy dinh dưỡng thấp còi, béo phì, thiếu vi chất, ...

Nếu cần tư vấn, khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, hãy liên hệ trực tiếp tới hệ thống y tế MEDLATEC toàn quốc hoặc qua hotline 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp