Tay chân miệng là bệnh do một chủng virus Enterovirus 71 (EV71) gây ra và lây lan theo đường tiêu hóa. Phương thức lây truyền trực tiếp từ người sang người, thường gặp ở trẻ nhỏ và dễ gây thành dịch. Biểu hiện ban đầu thường gặp đó là sốt, đau họng, nổi ban và bọng nước ở tay, chân, miệng. Bệnh diễn biến lành tính và hồi phục sau 5 - 10 ngày, nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể diễn biến nặng về thần kinh, hô hấp, tim mạch thậm chí có thể gây tử vong.
15/06/2020 | Những điều cha mẹ nên biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ 05/05/2020 | Enterovirus 71 nguyên nhân của bệnh tay chân miệng ở trẻ em 18/04/2020 | Ghi nhớ dấu hiệu bệnh tay chân miệng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ 17/04/2020 | Trẻ em mắc bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
1. Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng?
Tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ hơn người lớn, nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi đang đi nhà trẻ và có những sinh hoạt tập thể dễ lan truyền bệnh.
Khi trẻ có một trong các triệu chứng sau, bạn có thể nghĩ đến bệnh tay chân miệng và cho con thăm khám/ điều trị kịp thời:
Bệnh khởi phát với một số triệu chứng (không điển hình cho bệnh) kéo dài trong 1 - 2 ngày:
- Sốt nhẹ, đi ngoài phân lỏng vài lần trong ngày, không có máu.
- Trẻ quấy khóc, biếng ăn, nôn, đau họng.
Sau đó là xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh, với biểu hiện phát ban ở vị trí đặc hiệu:
- Loét miệng: loét ở vòm khẩu cái, niêm mạc má, lợi, lưỡi xuất hiện các chấm đỏ sau đó hình thành phỏng nước, mụn nước, khi phỏng nước vỡ để lại các vết loét đỏ.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng
Phát ban phỏng nước, mụn nước:
-
Ban có hình bầu dục hoặc hình tròn thường có màu vàng, nổi cộm trên da và không đau. Ban tự vỡ, tự khô và không để lại vết loét.
-
Xuất hiện ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.
-
Một số trường hợp không điển hình có thể chỉ loét miệng, có hồng ban dát đỏ ở tay, chân.
Bệnh cần phân biệt với các bệnh có phát ban da khác:
-
Sốt phát ban: hồng ban xen kẽ dạng sẩn, thường có hạch sau tai.
-
Thủy đậu: phỏng nước rải rác toàn thân.
-
Dị ứng: hồng ban, không có phỏng nước.
-
Sốt xuất huyết Dengue: chấm xuất huyết, xuất huyết niêm mạc.
+ Một số trường hợp có thể có các biến chứng nguy hiểm về thần kinh, hô hấp và tim mạch.
Biến chứng về thần kinh: viêm não, viêm màng não với một số biểu hiện như:
-
Ngủ gà, run chi, mắt nhìn ngược.
-
Yếu, liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não.
-
Rung giật cơ.
-
Tăng trương lực cơ.
-
Trẻ co giật, hôn mê,…
Biến chứng về tim mạch: mạch nhanh, da nổi vân tím, và mồ hôi, lạnh chi, tăng huyết áp.
Biến chứng về hô hấp: suy hô hấp cấp (thở nhanh, khò khè,…), phù phổi cấp (khó thở, tím tái, phổi nhiều ran ẩm,…).
2. Cần làm gì để phát hiện bệnh Tay chân miệng?
Như đã phân tích, khi em bé có các triệu chứng trên bạn cần đưa con đến cơ sở y tế tin cậy và uy tín để thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bước 1: Thăm khám bệnh
Ngoài một số thông tin hành chính thông thường (tên, tuổi, địa chỉ,…). Bạn cần mô tả rõ triệu chứng và và diễn biến bệnh của bé từ ngày có dấu hiệu nghi ngờ bệnh.
Nên cung cấp thông tin cho bác sĩ tiền sử bệnh hay bé đang mắc bệnh lý nào đi kèm (nếu có).
Bác sĩ thăm khám cho trẻ nhỏ
Bước 2: Xét nghiệm chẩn đoán
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tay chân miệng như:
Xét nghiệm cơ bản: Công thức máu, CRP, đường huyết, điện giải, khí máu,…
Xét nghiệm chẩn đoán:
+ Enterovirus 71 IgM (EV 71/ Anti-EV71 IgM): Phát hiện và định tính kháng thể loại IgM kháng Enterovirus type 71 (gây bệnh chân tay miệng) với bệnh phẩm huyết thanh, huyết tương.
+ Enterovirus 71-PCR: Chẩn đoán bệnh tay chân miệng do nhiễm Enterovirus 71 bằng kỹ thuật Real-time PCR với bệnh phẩm: dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng,...
+ Nuôi cấy phân lập virus gây bệnh: là kỹ thuật khó và tốn kém nên chỉ sử dụng trong nghiên cứu.
Bước 3: Điều trị theo phác đồ của bác sĩ (nếu bé mắc bệnh).
3. Cách chăm sóc khi con bị tay chân miệng?
- Thực hiện cách ly theo đường tiếp xúc, hạn chế cho trẻ ra ngoài để tránh lây nhiễm cho trẻ khác.
- Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho bé (theo lứa tuổi): cho bé ăn lỏng, chia làm nhiều bữa.
- Nếu bé sốt cao thì hạ sốt bằng Paracetamol 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6h hoặc chườm ấm nếu sốt nhẹ.
- Vệ sinh răng miệng, bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Khi tiếp xúc với trẻ cần đeo khẩu trang, rửa tay và sát khuẩn khi chăm sóc.
- Rửa sạch đồ chơi, đồ dùng cá nhân của bé.
- Lau sàn nhà bằng dung dịch có tính sát khuẩn.
- Theo dõi sát triệu chứng, phát hiện sớm và để điều trị biến chứng kịp thời.
+ Cho bé đi bệnh viện khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng: sốt cao ≥ 390C, khó thở, quấy khó, lơ mơ, nôn nhiều,…
Trẻ sốt cao, quấy khóc, khó thở cần được nhập viện
+ Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng nặng như: co giật, hôn mê, sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt,... cần đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
4. Biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng?
Hiện tại chưa có vaccin phòng bệnh đặc hiệu vì vậy cần phòng tránh các nguy cơ lây nhiễm.
- Khi có trẻ bị mắc bệnh, cần cách ly trẻ tại nhà, không đến nhà trẻ, trường học (đặc biệt là tuần đầu tiên).
- Vệ sinh các nhân, rửa tay bằng xà phòng.
- Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của trẻ nhiễm bệnh.
Vệ sinh cá nhân thường xuyên cho trẻ
- Vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm.
- Ngăn ngừa nhiễm theo đường lây:
+ Xử lý phân của trẻ bị bệnh.
+ Đeo khẩu trang khi tiếp xúc.
+ Tránh tiếp xúc với nốt phỏng hay dùng chung bát đũa với trẻ mắc bệnh.
Hãy lựa chọn cơ sở y tế tin cậy để sức khỏe con bạn được chăm sóc tốt nhất. Phát hiện sớm và kịp thời các dấu hiệu bệnh giúp rút ngắn thời gian điều trị. Hãy liên hệ sớm với chúng tôi qua số 1900565656 để được tư vấn và sử dụng những dịch vụ y tế chất lượng hàng đầu miền bắc. Nhanh chóng, tiện lợi và chính xác.
Bạn có thể đặt lịch qua phần mềm ICNM để lấy mẫu xét nghiệm, tư vấn hay đặt lịch khám,… và MEDLATEC chúng tôi sẽ lựa chọn cho bạn những dịch vụ tốt nhất, phù hợp nhất với sức khỏe của bạn và gia đình bạn.