Bệnh mạch vành thuộc nhóm bệnh lý tim mạch nguy hiểm thường gặp, ngày càng gia tăng số lượng và rất nguy hiểm thậm chí là có thể gây tử vong trong thời gian ngắn. Vậy nên, việc kiểm tra và chẩn đoán bệnh mạch vành khi bệnh nhân có những triệu chứng nhẹ là rất quan trọng và cần thiết để có chẩn đoán và đưa ra lộ trình điều trị phù hợp để hạn chế những rủi ro nguy hiểm xảy ra
29/04/2022 | Di chứng hội chứng mạch vành cấp hậu Covid và cách điều trị 28/04/2022 | Hội chứng mạch vành hậu Covid - Vấn đề được cả thế giới quan tâm 22/03/2022 | Cảnh giác với các triệu chứng bệnh mạch vành 05/03/2022 | Tìm hiểu về biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành
1. Bệnh mạch vành
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, bệnh nhân mắc bệnh mạch vành ở Việt Nam hiện nay đang có xu hướng tăng và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.
Bệnh tim mạch vành là tên gọi của một số bệnh tim do mạch máu vành tim bị nghẽn như bệnh động mạch vành, bệnh tim do xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ. Bệnh này xảy ra là bởi các mảng xơ vữa dẫn đến cơ tim bị thiếu dưỡng khí. Do vậy, lượng máu và oxy cung cấp cho tim bị giảm gây các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và tổn thương vĩnh viễn ở tim.
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh mạch vành là cơn đau thắt ngực. Bệnh nhân có thể có những cơn đau thoáng qua, gây khó thở nhưng có khi bị bó chặt, thắt nghẹt, đè ép trong lồng ngực. Đau ở vùng sau xương ức, tim, giữa ngực hoặc lan lên vai, cổ cánh tay trái. Những biểu hiện này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn từ 10-30 giây hoặc vài phút. Ngoài ra, người bệnh còn có thể có các triệu chứng như hồi hộp, hụt hơi, chóng mặt, hoảng hốt, mệt ở ngực và xuất hiện các cơn đau kèm theo buồn nôn.
Cơ đau thắt ngực là triệu chứng thường gặp của người mắc bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời sẽ để nhiều di chứng mãn tính như:
- Suy tim: Đây là di chứng nguy hiểm nhất, do thiếu máu cơ tim trong thời gian dài hoặc hoại tử tim xảy ra ngay sau khi cơn nhồi máu cơ tim. Người bệnh thường kèm theo những biến chứng như ho khan, phù, mệt mỏi, khó thở,..
- Rối loạn nhịp tim: cơn rung nhĩ khiến tim loạn nhịp, có khi đạp phá nhanh hoặc quá chậm, hỗn hợp đe dọa đến tính mạng
- Đau thắt ngực: có 2 loại đau thắt ngực: đau thắt ngực ổn định do người bệnh gắng sức quá nhiều trong một khoảng thời gian ngắn và cơn đau thắt ngực không ổn định và đau thắt ngực không ổn định có nguy cơ chuyển sang nhồi máu cơ tim và tột tử cao nếu không điều trị đúng cách.
Rung nhĩ là một biến chứng của bệnh mạch vành
2. Ý nghĩa của chụp mạch vành trong chẩn đoán bệnh mạch vành
Do đây là một căn bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều cơ quan trọng của cơ thể. Vì vậy việc kiểm tra và chẩn đoán quan trọng. Nó quyết định đến mức độ bệnh có bệnh nhân. Phát hiện càng sớm thì nguy cơ tử vong càng thấp và hạn chế những di chứng nguy hiểm.
Hiện nay, chụp mạch vành là một thủ thuật được sử dụng với mục đích đánh giá về mặt hình thái hệ thống động mạch vành. Nhờ có phương pháp này mà bác sĩ có thể xác định được những tổn thương của hệ mạch vành để có những định hướng chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Hiện nay, chụp mạch vành được tiến hành bằng cách sử dụng các ống thông chuyên dụng để đưa thuốc phản quang vào trong lòng động mạch vành, nhờ vậy hình ảnh của hệ động mạch được thể hiện rõ và tăng sáng. Do đó mà bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác những tổn thương, nguyên nhân, mức độ để có lộ trình điều trị hợp lý
Ý nghĩa của chụp mạch vành trong chẩn đoán bệnh mạch vành rất quan trọng và góp phần khắc phục những di chứng nguy hiểm và hỗ trợ người bệnh cải thiện sức khỏe.
3. Các phương pháp chụp đánh giá mạch vành
Hiện nay có nhiều phương pháp chụp mạch vành phổ biến mà bất cứ cơ sở y tế nào cũng có. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ của người bệnh, bác sĩ sẽ có những chỉ định khác nhau và phù hợp để xác định được nguyên nhân và có lộ trình điều trị kịp thời.
Trong những năm gần đây, chụp MSCT mạch vành hay còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính được sử dụng phổ biến và hình ảnh quan trọng để phát hiện nhiều bệnh lý trong đó có bệnh bệnh lý tim mạch nói chung.
Chụp MSCT động mạch vành bao gồm đánh giá mức độ vôi hóa mạch vành và tiêm thuốc cản quang để đánh giá mức độ hẹp mạch vành. Phương pháp này giúp phát hiện và đo mảng bám chứa canxi trong lớp nội mạc động mạch, qua đó xác định bệnh động mạch vành trước khi bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng
Ưu điểm
-
Thời gian chụp ngắn, hình ảnh sắc nét giúp bác sĩ chẩn đoán
-
Bệnh nhân sẽ nhận được kết quả nhanh chóng mà không cần ở lại bệnh viện
-
Cho kết đúng lên đến 90%
Nhược điểm
- Bệnh nhân cần phải nín thở được ít nhất trong 1 giây và có nhịp tim đều
- Tiềm ẩn nguy cơ nhất định liên quan đến thuốc phản quang hoặc phơi nhiễm tia xạ
- Vì những nhược điểm này mà bác sử sẽ có những chỉ định riêng đối với từng trường hợp cụ thể:/Người có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành như tiểu đường, huyết áp cao
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh này
- Người có triệu chứng đau ngực, điện tâm đồ gắng sức nhưng không xác định được bất thường
- Người bị suy tim không xác định nguyên nhân, bệnh nhân cần xác định các bệnh lý cơ tim.
Hình ảnh chụp MSCT mạch vành tại bệnh viện MEDLATEC
Phương pháp chụp CT thì DSA cũng hỗ trợ để xác định bệnh mạch vành. Chụp DSA là sự kết hợp giữa kỹ thuật xử lý hình ảnh bằng máy vi tính và chụp mạch máu thông thường theo kỹ thuật Seldinger. Nguyên lý của kỹ thuật chụp mạch máu kỹ thuật số hóa xóa nền là sử dụng tia X- Quang và ánh sáng huỳnh quang để chụp mạch máu ở những vị trí cần thiết vào thời điểm trước và sau khi bơm thuốc cản quang vào mạch máu cần chụp. Sau đó, máy tính sẽ xóa mờ hình ảnh nền, thu được hình ảnh đầy đủ của tim và hệ thống mạch máu.
Ưu điểm của phương pháp này là cung cấp những thông tin chính xác trong quá trình lưu thông máu khi đi qua các bộ phận của cơ thể được khảo sát đặc biệt là quá trình cung cấp máu cho não và tim. Kỹ thuật này giúp phát hiện sớm những bất thường của mạch máu, tạo điều kiện thuận lợi để chẩn đoán chính xác bệnh lý liên quan đến tim từ đó đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp.
Hình ảnh chụp DSA mạch vành
Bên cạnh chụp CT và chụp DSA thì chụp mạch vành tiêu chuẩn Coronary Angiogram cũng là phương pháp được chỉ định để chẩn đoán bệnh mạch vành. Với phương pháp này, tia X được sử dụng để ghi hình ảnh của mạch máu tim và các tình trạng liên quan đến mạch máu. Cách thức hoạt động đó là dùng một ống thông nhỏ vào động mạch gần cổ tay hoặc bẹn rồi sau đó đưa đến động vành để thực hiện bơm thuốc cản quang nhằm làm nổi bật các mạch vành trong cơ thể. Khi thuốc phản quang vào đến mạch vành, X-quang chiếu và ghi lại hình ảnh ở khu vực trái tim trong lồng ngực. Nhờ vào những hình ảnh này, bác sĩ có thể xác định đặc điểm bất thường, hạn chế việc chẩn đoán sai.
Hình ảnh mô tả phương pháp Coronary Angiogram đi từ động mạch
Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bệnh nhân những thông tin cơ bản liên quan đến bệnh mạch vành và ý nghĩa của chụp mạch vành trong chẩn đoán bệnh mạch vành. Mỗi một phương pháp sẽ có những đặc điểm nổi bật riêng và phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Do vậy, để được chẩn đoán và phát hiện kịp thời, hãy đến ngay MEDLATEC để được tư vấn và kiểm tra kịp thời. Hoặc có thể liên hệ tới tổng đài: 1900 56 56 56 để đặt lịch khám nhanh nhất!