Tuy bệnh cường giáp không thể chữa khỏi bằng chế độ dinh dưỡng song những bữa ăn lành mạnh với thực phẩm tốt có thể hỗ trợ điều trị bệnh, giảm triệu chứng và biến chứng tốt hơn. Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề bệnh cường giáp nên ăn gì và kiêng gì.
12/12/2020 | Góc tư vấn: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì? 12/12/2020 | Chuyên gia tư vấn: cao huyết áp không nên ăn gì và nên ăn gì? 21/04/2020 | Triệu chứng bệnh cường giáp và phương pháp điều trị
1. Giải đáp: Bệnh cường giáp nên ăn gì?
Những thực phẩm sau giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng tốt hơn.
1.1. Hoa quả cung cấp chất oxy hóa
Ăn uống khoa học, đúng cách sẽ hỗ trợ kiểm soát Bệnh cường giáp
Các loại rau củ quả là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tự nhiên rất phong phú, chúng rất cần thiết với hệ miễn dịch của con người. Hơn nữa, bổ sung tăng cường chất chống oxy hóa còn hỗ trợ cân bằng hormone tuyến giáp - điều mà người bệnh cường giáp mong muốn.
Những loại rau củ sau giàu chất oxy hóa và bạn nên sử dụng bổ sung hàng ngày:
-
Các loại quả: cam, quýt, dâu tây,...
-
Các loại rau củ: ớt chuông, cải xoăn, rau chân vịt, rau bina, bí đỏ.
Hai nhóm dinh dưỡng này là bộ đôi quan trọng trong việc điều hòa hoạt động của tuyến giáp và tăng cường sức khỏe nói chung cho cả cơ thể lẫn tuyến giáp. Hấp thu Vitamin D giúp con người sử dụng Canxi tốt hơn, phòng ngừa loãng xương - một trong những biến chứng cường giáp thường gây ra.
Loại thực phẩm chứa nhiều cả Vitamin D lẫn Omega 3 là cá hồi, người bệnh cường giáp nên tăng cường ăn. Ngoài ra, các loại nấm, trứng, hạt óc chó, dầu hạt lanh, dầu ô liu,… cũng rất giàu dinh dưỡng.
Sữa và sản phẩm từ sữa cung cấp Canxi giúp ngừa biến chứng loãng xương
1.3. Sữa và chế phẩm từ sữa
Triệu chứng rối loạn chuyển hóa canxi ở người cường giáp sẽ được khắc phục, giảm nguy cơ biến chứng loãng xương, giòn xương với dinh dưỡng có từ sữa. Bạn có thể sử dụng rất nhiều sản phẩm từ sữa thơm ngon, dễ hấp thu như: sữa ít béo, sữa chua, phô mai,…
Một số bệnh nhân thiếu enzyme tiêu hóa có thể bị đầy hơi, khó tiêu khi uống sữa hoặc ăn sản phẩm từ sữa, nguồn thực phẩm thay thế để bổ sung canxi là từ rau xanh.
1.4. Thực phẩm giàu kẽm
Tuyến giáp hoạt động quá mức thường khiến cơ thể thiếu hụt kẽm, vấn đề này sẽ gây cản trở sự phân chia tế bào, phân hủy carbohydrate,… Vì thế, người bệnh cường giáp cần bổ sung tăng cường kẽm từ các loại thực phẩm như: hạt óc chó, hạnh nhân, hạt lanh, hạt bí ngô,…
1.5. Đạm thực vật
Nhiều người cho rằng, thịt động vật mới là nguồn giàu đạm mà cơ thể cần. Thế nhưng với người mắc bệnh cường giáp, thịt các loại là thực phẩm nên hạn chế nên nguồn đạm thay thế sẽ là nguồn thực vật. Một loại rau chứa lượng đạm rất lớn đó là đậu hạt, nó đã được y học chứng minh an toàn với người cường giáp, hơn nữa còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.
Các loại rau họ cải làm giảm hoạt động của tuyến giáp
1.6. Các loại rau họ cải
Ăn nhiều rau họ cải như bắp cải, bông cải xanh làm giảm hoạt động của tuyến giáp và hormone mà tuyến giáp sản xuất ra, vì thế triệu chứng bệnh cũng được ngăn chặn tốt hơn.
Cần lưu ý không nên sử dụng quá nhiều loại thực phẩm này, nhất là những người bị suy giáp có thể tiến triển bệnh nặng hơn.
2. Bệnh cường giáp không nên ăn gì?
Ngoài nắm được bệnh cường giáp nên ăn gì, bệnh nhân cũng cần tránh một số thức ăn.
Những loại thực phẩm sau sẽ kích thích tuyến giáp hoạt động mạnh hơn, tăng nguy cơ biến chứng bệnh. Vì thế cần hạn chế tối đa hoặc dừng hoàn toàn trong thời gian điều trị bệnh này.
2.1. Caffein
Caffeine rất tốt cho tinh thần, giúp chúng ta làm việc hiệu quả. Thế nhưng với bệnh nhân tuyến giáp, Caffeine lại vô cùng có hại, nó khiến cơ thể hoạt động nhanh hơn bình thường, tỏa ra nhiều nhiệt và kích thích tuyến giáp tăng tiết hormone Thyroxin.
Thay vào sử dụng cà phê hay trà, bạn nên chọn uống nước lọc hoặc nước ép trái cây.
2.2. Thực phẩm nhiều Iot
Iot là chất làm tăng hoạt động của tuyến giáp - điều không hề tốt với bệnh nhân cường giáp. Vì thế người bệnh nên tránh những loại thực phẩm giàu Iot như: hải sản, rong biển, tảo bẹ,…
Người cường giáp nên hạn chế nạp iot
2.3. Đường
Đường nên hạn chế là đường tinh luyện, đường múa, đường Fructose từ thực phẩm, nó làm tăng mức độ triệu chứng và diễn tiến bệnh cường giáp.
2.4. Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa
Cơ thể bệnh nhân nếu nạp vào lượng chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa quá lớn thì bệnh càng diễn tiến trầm trọng hơn. Vì thế, cần hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo này như: thịt đỏ, thức ăn nhanh, bánh ngọt, thực phẩm chiên xào, thức ăn chế biến rán nhiều lần,…
2.5. Rượu bia
Cồn nói chung làm giảm sự hấp thu Canxi của cơ thể, điều này rất nguy hiểm với người bệnh cường giáp bởi nó có thể gây loãng xương, gãy xương, xương thủy tinh,…
3. Gợi ý thực đơn cho người bệnh cường giáp
Chế độ ăn uống sau cần kết hợp với tích cực điều trị mới đem lại kết quả tốt nhất cho tình trạng bệnh cường giáp.
Bữa sáng
Bữa sáng bạn có thể bổ sung canxi bù lại lượng thiếu hụt do cường giáp gây ra bằng ngũ cốc ăn kèm với sữa.
Bữa phụ buổi sáng
Bữa ăn nhẹ nạp năng lượng này người bệnh cường giáp nên chọn hoa quả để bổ sung chất chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch và sức khỏe chung.
Bữa trưa là bữa bổ sung Protein cho bệnh nhân cường giáp
Bữa trưa
Đây là bữa mà bạn cần bổ sung nhiều protein và năng lượng đảm bảo cho hoạt động cơ thể. Thực phẩm được gợi ý là loại thực phẩm giàu Protein như: đậu nành, đậu hà lan, thịt nạc, cá,…
Ngoài ra, có thể chế biến chúng với những loại rau gia vị như hương thảo, húng quế, kinh giới,… có khả năng cải thiện chức năng tuyến giáp, kháng viêm và phục hồi bệnh tốt.
Bữa phụ buổi chiều
Khi tuyến giáp hoạt động quá mức khiến lượng kẽm trong cơ thể thấp xuống mức báo động thì bữa ăn này được dùng để bổ sung. Bạn nên ăn quả óc chó hoặc hạnh nhân, kết hợp với sữa chua, sinh tố hoặc hạt lanh để đảm bảo dinh dưỡng tốt hơn.
Bữa tối
Bữa tối phù hợp cho người bệnh cường giáp là 1 bát bông cải xanh hoặc hoặc 1 bát bắp cải, 1 bát súp cùng 2 miếng bánh. Bạn nên đảm bảo mỗi ngày có thể ăn ít nhất 1 bữa với bông cải xanh, súp lơ để giảm hoạt động quá mức của tuyến giáp.
Nắm được bệnh cường giáp nên ăn gì và kiêng gì sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn. Hãy tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia y tế hoặc bác sĩ nếu cần hỗ trợ cụ thể hơn để xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày.