Bệnh chấy ở trẻ em và những điều ba mẹ cần lưu ý | Medlatec

Bệnh chấy ở trẻ em và những điều ba mẹ cần lưu ý

Bệnh chấy ở trẻ em rất dễ bắt gặp ở các bạn nhỏ từ 3 tuổi đến 10 tuổi. Đối với trẻ nhỏ, việc sinh hoạt ở trường lớp với những giờ ngủ trưa cùng nhau khiến cho chấy lây lan từ bé này sang bé khác. Chấy sống kí sinh ở trên da đầu gây nên tình trạng ngứa ngáy và có thể khiến da bị nhiễm khuẩn hoặc bị chàm hóa. Chính vì vậy, những cách điều trị chấy ở trẻ em hiện đang là mối bận tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh.


07/10/2022 | Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có sao không, khi nào cần đi bệnh viện?
07/10/2022 | Những cách dạy trẻ mất tập trung đạt hiệu quả lâu dài
07/10/2022 | Viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
07/10/2022 | Sốt siêu vi ở trẻ: Triệu chứng, cách chăm sóc và phòng ngừa

1. Làm thế nào để phát hiện bệnh chấy ở trẻ em?

Chấy hay còn được gọi bằng một cái tên khác là chí (Pediculus humanus capitis). Đây là một loại động vật có kích thước rất bé chỉ bằng hạt thanh long, thường sống ký sinh ở da đầu. Chấy có màu nâu hoặc màu xám. Chúng sinh trưởng và tồn tại bằng cách bám chặt vào trong từng sợi tóc và hút màu ở trên da đầu. Khi chấy cắn sẽ gây ra tình trạng ngứa trên da đầu, làm cho nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn và bị chàm hóa tăng cao hơn. 

Phát hiện bệnh chấy ở trẻ em với những bước đơn giản

Phát hiện bệnh chấy ở trẻ em với những bước đơn giản

Chấy cái thường sinh sản với tốc độ rất nhanh. Tính trong một vòng đời, chúng có thể sinh sản được đến 150 trứng. Nếu không kịp thời loại bỏ, trứng chấy sẽ nở ra thành con chỉ trong khoảng từ 7 ngày đến 10 ngày. Tình trạng chấy xuất hiện ở trẻ em không phải là do ba mẹ gội đầu cho con không sạch mà có thể là do bé bị lây từ các bạn cùng lớp khi đi học. Tỷ lệ bị mắc chấy cao nhất thường ở trẻ có độ tuổi từ 3 đến 10. Các bé có thể lây chấy cho nhau khi chơi, ngủ hoặc để chung đồ với nhau. 

Nếu bé thường xuyên gãi ngứa ở trên đầu thì ba mẹ có thể thực hiện cách sau để phát hiện xem bé có đang bị chấy không. Khi thực hiện, bạn nên tìm khu vực có nguồn ánh sáng tốt và sử dụng kính lúp hoặc kính phóng to để phát hiện bệnh chấy ở trẻ em được dễ hơn. 

1.1. Bước 1: Nhận diện các dấu hiệu bé bị nhiễm chấy

Thông thường, các bé khi bị nhiễm chấy sẽ có các triệu chứng sau:

  • Da đầu bị nhột nhột, bé sẽ cảm nhận được có cái gì đó đang di chuyển ở trên tóc.

  • Bé thường xuyên sử dụng tay để gãi hoặc chà xát vùng da đầu, nhất là các khu vực ở phía sau đầu và quanh tai. 

  • Các vết loét xuất hiện ở trên da đầu thường là do trẻ gãi quá nhiều.

  • Trẻ hay bị cáu gắt và khó chịu nhiều hơn trước. 

1.2. Bước 2: Tìm chấy cho bé khi tóc khô

Mẹ có thể chia tóc ra thành từng phần nhỏ để dễ dàng nhìn thấy chấy ở trên đầu bé. Mẹ nên kiểm tra kỹ phần tóc ở phía sau đầu và vùng quanh tai của bé. Chấy rất khó phát hiện vì kích thước của chúng khá nhỏ và tốc độ di chuyển cũng rất nhanh. Tuy nhiên, trong quá trình đó, mẹ có thể phát hiện trứng chấy rất dễ dàng. 

Bắt chấy cho bé khi tóc đang khô

Bắt chấy cho bé khi tóc đang khô

Trứng chấy thường có hình dạng túi nhỏ giọt nước màu trắng hoặc hơi vàng. Chúng sẽ bám vào các sợi tóc ở gần sát da đầu. Trứng chấy thường bám khá chắc vào các sợi tóc nên mẹ sẽ gặp khó khăn khi loại bỏ chúng. Thông thường, trứng chấy khi còn sống sẽ bám vào phần tóc ở sát da đầu còn trứng đã nở sẽ nằm ở phần tóc xa da đầu.

1.3. Bước 3: Tìm chấy khi tóc đang ướt

Mẹ cũng có thể sử dụng các loại lược chải chấy chuyên dụng để tìm chấy cho bé khi tóc của con đang ướt. Loại lược này có được thiết kế với phần răng lược đặt sát nhau. Để thực hiện cách làm này, đầu tiên mẹ cần làm ướt tóc bé từ phần chân tóc cho đến phần ngọn. Nếu trên đầu bé có chấy, khi chải trứng chấy sẽ bám vào trên răng lược. Sau khi chải một lượt, mẹ nên lắc lượt ra bát nhựa trắng để có thể phát hiện được chấy một cách dễ dàng hơn. 

Khi mẹ xác định được bé đang bị chấy thì cần phải kiểm tra tất cả các thành viên khác vì bé có thể lây chấy qua cho mọi người. Điều trị chấy cho các thành viên ở trong gia đình sẽ giúp bé điều trị chấy nhanh chóng và hiệu quả hơn. 

Tìm chấy cho con khi tóc ướt

Tìm chấy cho con khi tóc ướt

2. Những phương án điều trị bệnh chấy ở trẻ em

Bệnh chấy ở trẻ em là một vấn đề mà các ba mẹ thường rất quan tâm. Khi con nhỏ đi học, sinh hoạt chung cùng các bạn ở trên trường sẽ rất dễ lây cho nhau. Một số giải pháp sau đây sẽ giúp mẹ giải quyết vấn đề này cho các bé:

2.1. Sử dụng các sản phẩm điều trị chấy chuyên dụng

Trên thị trường hiện có rất nhiều dòng sản phẩm chuyên dụng điều trị bệnh chấy ở trẻ em. Những sản phẩm này có thể là thuốc điều trị dạng kem bôi, dầu gội hoặc dầu xả. Trước khi mua và sử dụng, mẹ cần đọc kỹ bảng thành phần và cả cách sử dụng. 

Các loại thuốc trị chấy chuyên dụng không kê đơn

Các loại thuốc trị chấy chuyên dụng không kê đơn

Khi sử dụng thuốc bôi, mẹ cần chuẩn bị thêm một chiếc khăn quấn ở xung quanh vai của bé và lấy thêm một chiếc khăn che mặt lại để thuốc không dính vào vùng mắt của con. Mẹ cần đeo thêm găng tay cao su khi bôi thuốc nếu trên tay có các vết thương hở. Sau khi bôi thuốc, mẹ massage da đầu cho bé thật nhẹ nhàng đẻ thuốc có thể thấm đều từ chân cho đến ngọn tóc và trên toàn bộ da đầu. 

Trong quá trình đó, mẹ có thể thấy được chấy bị rơi ra khỏi tóc của con. Nên để thuốc ở trên tóc của bé khoảng 10 phút rồi mới gội sạch lại với nước tùy theo hướng dẫn của từng dòng sản phẩm để đạt hiệu quả tốt nhất. Khi sử dụng những loại thuốc trị chấy không kê đơn, mẹ cần lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Không nên sử dụng thuốc điều trị thường xuyên hoặc nhiều hơn so với hướng dẫn đi kèm.

  • Trong quá trình điều trị, không sử dụng nhiều loại thuốc trị chấy khác nhau.

  • Không sử dụng thuốc ở trên phần lông mi, lông mày hoặc những khu vực ở gần mắt.

  • Không dùng thuốc khi da đầu đang có vết thương hở.

  • Không dùng cho các bé dưới 2 tháng tuổi.

2.2. Sử dụng lược chải chấy chuyên biệt

Bên cạnh thuốc điều trị bệnh chấy ở trẻ em thì lược chải chấy cũng là một phương pháp được các bà và các mẹ áp dụng khá phổ biến. Mẹ có thể sử dụng lược chải chấy cùng với những sản phẩm điều trị chuyên dụng khác để tăng hiệu quả. Đây được xem là một phương pháp khá an toàn nếu mẹ lo lắng các hóa chất có ở trong thuốc có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con. 

bệnh chấy ở trẻ em

Lược chải chấy thường được các bà và các mẹ sử dụng

Một lưu ý quan trọng nhất chính là mẹ cần phải tìm được một chiếc lược chải chấy thật tốt. Mẹ nên ưu tiên chọn thiết kế lược chải chấy chuyên dụng được làm từ kim loại. Mẫu lược này được thiết kế với các răng lược khá dài và mịn được đặt xếp cạnh nhau. Thời gian cho mỗi lần chải chấy trên đầu bé sẽ tùy thuộc vào chất tóc hiện tại của con. 

Sau khi hoàn tất quá trình chải chấy cho con, mẹ hãy gội sạch đầu bé. Sau đó, mẹ vệ sinh lược chải chấy vừa sử dụng và giặt sạch quần áo của hai mẹ con mặc trong quá trình chải. Mẹ có thể áp dụng phương pháp này hàng ngày hoặc 2 ngày/lần cho đến khi không còn chấy ở trên da đầu của con trong khoảng hai tuần.

Những nội dung cơ bản có liên quan đến bệnh chấy ở trẻ em đã được MEDLATEC nêu rõ ở trên. Đây không phải là một vấn đề nguy hiểm nhưng sẽ khiến cho bé khó chịu và kém vệ sinh hơn. Vậy nên, ba mẹ cần quan tâm và chú ý khi con có những dấu hiệu kể trên để giúp con điều trị chấy kịp thời. Nếu áp dụng những phương pháp trên vẫn không thấy cải thiện, ba mẹ nên cho bé đến chuyên khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và điều trị. Ba mẹ có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của bệnh viện để đặt lịch khám. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp