Biotin là một trong số những loại vitamin có vai trò hết sức quan trọng đối với sự sản sinh enzyme cho cơ thể. Thông thường, hàm lượng biotin có thể được tìm thấy trong một số loại loại thực phẩm như chuối, đậu, bông cải xanh, nấm,... Đặc biệt, đây là nhóm vitamin có tác dụng giảm thiểu tình trạng móng giòn, rụng tóc,... Vậy tác dụng của biotin là gì? Nhóm vitamin biotin có ý nghĩa gì với cơ thể?
16/01/2021 | Thiếu vitamin B12 gây ra bệnh gì, có nguy hiểm không? 17/12/2020 | Vitamin C là gì, công dụng với cơ thể và cách bổ sung hiệu quả 12/12/2020 | Tìm hiểu vai trò của Vitamin K đối với con người 23/09/2020 | Thiếu men Biotinidase (BTD) là gì và dấu hiệu điển hình của bệnh?
1. Biotin là nhóm vitamin gì?
Biotin hay còn được biết đến với một tên gọi khác là vitamin B7 hoặc vitamin H. Đây là một trong số vitamin nằm trong nhóm B phức tạp với vai trò chuyển đổi toàn bộ thức ăn thành nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động. Theo tiếng Hy Lạp, biotin còn có nghĩa là dưỡng chất hoặc “cuộc sống”. Bởi lẽ, nhóm vitamin này có khả năng giúp da mềm mại, mắt sáng, tóc mượt, gan hoạt động tốt và hệ thần kinh phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, đối với phụ nữ đang trong quá trình mang thai, biotin còn là dưỡng chất không thể thiếu cho sự hình thành và phát triển của thai nhi.
Biotin là nhóm vitamin rất cần thiết cho cơ thể
Theo bác sĩ, việc ăn đủ bữa trong ngày cũng có thể giúp cơ thể thu nạp đủ hàm lượng vitamin B cần thiết. Bởi lẽ, nguồn vitamin này thường có trong nhiều thực phẩm quen thuộc đối với bữa ăn của mỗi người. Ngoài ra, tác dụng của biotin còn giúp cơ thể cân bằng đường huyết, móng tay - chân chắc khỏe, tóc mọc nhiều hơn, làn da khỏe mạnh. Đối với mẹ bầu thì loại vitamin này giúp đứa bé sinh ra được khỏe mạnh hơn.
2. Tác dụng của biotin
Nhiều người cho rằng, biotin chỉ là một loại vitamin và không cần thiết đối với sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên, đó lại là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm vì sự thiếu hụt vitamin H sẽ khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề hoặc khiến cho bệnh tình nghiêm trọng hơn. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, sau đây là một số tác dụng của biotin:
2.1. Tốt cho người bệnh tiểu đường
Dựa trên kết quả của một vài bài nghiên cứu cho thấy, vitamin B7 rất có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường. Bởi lẽ, loại vitamin này có chức năng cân bằng hàm lượng đường tồn tại trong máu và khôi phục khả năng chuyển hóa Glucose của cơ thể. Ngoài ra, vitamin B7 còn giúp giảm thiểu những tổn thương ở thận cho bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1. Đối với những bệnh nhân bị thần kinh ngoại biên, biotin còn có tác dụng hỗ trợ và cải thiện tình trạng bệnh.
Người bị tiểu đường nên bổ sung thêm vitamin B7
2.2. Móng, tóc và da khỏe mạnh
Khi cơ thể được bổ sung vitamin B7 thường xuyên thông qua các sản phẩm chức năng hoặc đồ ăn thì có thể giảm bớt triệu chứng rụng tóc hay kể cả những nốt ban màu đỏ kèm vảy. Ngoài ra, sự thiếu hụt vitamin B7 còn thể hiện qua việc móng yếu, giòn và dễ gãy. Ở trẻ sơ sinh thường dễ bị viêm da tiết bã và có thể khắc phục bằng cách bổ sung Biotin.
2.3. Hỗ trợ cho thai nhi phát triển
Mặc dù, tình trạng thiếu hụt vitamin B7 không thường gặp ở phụ nữ mang thai nhưng các mẹ bầu vẫn nên bổ sung thêm để giúp thai nhi được khỏe mạnh. Do đó, các bác sĩ thường khuyến khích mẹ bầu uống thêm axit folic và vitamin, nhất là vitamin thuộc nhóm B. Tuy nhiên, một số trường hợp lạm dùng nhiều vitamin B7 cũng có thể khiến sức khỏe thai nhi bị đe dọa. Chính vì thế, tốt nhất mẹ bầu nên bổ sung loại vitamin này theo chỉ dẫn của bác sĩ.
2.4. Tim mạch khỏe mạnh
Đối với tim mạch, vitamin B7 nói riêng và các loại vitamin thuộc nhóm B có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ có nguồn vitamin này mà tim mạch được bảo vệ và ngăn ngừa một số bệnh lý liên quan. Chẳng hạn như xơ vữa động mạch, đau tim, viêm nhiễm hoặc đột quỵ. Ngoài ra, sự kết hợp giữa crom và vitamin B7 còn hỗ trợ cho sự cải thiện nồng độ cholesterol của cơ thể.
Tác dụng của biotin là duy trì sức khỏe tim mạch
2.5. Một số lợi ích khác cho sức khỏe
Biotin là một trong những thành phần không thể thiếu đối với quá trình sản sinh enzyme và kích thích sự trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra, loại vitamin này còn có ý nghĩa rất quan trọng với sự hoạt động của một vài hệ thống tồn tại trong cơ thể. Điển hình như hệ tiêu hóa, hệ thần kinh hoặc tế bào. Đồng thời, vitamin H còn có vai trò hỗ trợ sản xuất Glucose và axit béo. Trong khi đó, đây là những nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể vận động.
3. Hàm lượng Biotin như thế nào là đủ?
Biotin là một loại vitamin rất cần thiết cho sức khỏe cũng như sự phát triển của thể chất. Tuy nhiên, ngoài những hữu ích từ tác dụng của Biotin thì việc quá thừa hoặc quá thiếu cũng ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoạt động của các bộ phận trong cơ thể. Vậy hàm lượng vitamin H như thế nào là đủ, thiếu hoặc thừa đối với từng người? Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, sau đây là một số chia sẻ cụ thể nhất:
3.1. Hàm lượng đủ
Theo bác sĩ, những đối tượng từ 18 tuổi trở lên, mỗi ngày nên cung cấp cho cơ thể từ 30 - 100mcg. Đặc biệt, với những trường hợp đang mang thai hoặc có con nhỏ còn bú sữa mẹ thì hàm lượng cần đạt được ít nhất là 35mcg. Đối với trẻ em thì hàm lượng vitamin H được xem là đủ khi:
-
Trẻ sơ sinh (tức từ 0 đến 12 tháng tuổi): khoảng 5 - 6 mcg.
-
Trẻ em từ 1 - 3 tuổi: khoảng 8mcg.
-
Trẻ em từ 4 - 8 tuổi: khoảng 12mcg.
-
Trẻ em từ 9 - 13 tuổi: khoảng 20mcg.
-
Thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 14 đến 18: khoảng 25mcg.
3.2. Thiếu biotin
Đến thời điểm hiện tại, trong y khoa vẫn chưa tìm được một xét nghiệm nào có thể phát hiện được chỉ số vitamin H thấp hay cao. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn có thể dựa trên một số triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán tình trạng của bệnh nhân. Cụ thể gồm các biểu hiện như:
-
Tóc ít, thường xuyên rụng tóc, rụng tóc nhiều.
-
Móng tay, móng chân thường rất giòn, dễ gãy.
-
Cơ bắp đau nhức.
-
Khi thời tiết thay đổi, cơ thể thường có biểu hiện phát ban màu đỏ kèm theo vảy xung quanh mắt, miệng và mũi.
Cơ thể phát ban đỏ khi thời tiết thay đổi
-
Lưỡi thường có màu đỏ tươi, kèm theo biểu hiện đau và sưng.
-
Thường xuyên bị khô mắt.
-
Quan sát vùng xung quanh khóe miệng thường thấy có nhiều vết nứt.
-
Có biểu hiện trầm cảm và thường xuyên cảm thấy chán ăn, mệt mỏi.
-
Khó ngủ, mất ngủ và xuất hiện ảo giác.
-
Tay và chân có biểu hiện ngứa ran.
Thông thường, người mắc bệnh cần phải truyền thức ăn vào cơ thể thông qua ống dài hạn và phụ nữ đang mang thai là đối tượng có khả năng thiếu vitamin B7. Theo bác sĩ, chỉ số nồng độ của vitamin này thấp còn xuất hiện ở những người bị suy dinh dưỡng, đang thực hiện chế độ giảm cân nhanh chóng hay bị di truyền từ cha mẹ. Đặc biệt, bệnh nhân bị tiểu đường và người hút thuốc lá thường có chỉ số hàm lượng vitamin B7 rất thấp.
3.3. Thừa Biotin
Biotin có đặc tính tan trong nước, do đó khi cơ thể có nồng độ vitamin này quá cao sẽ tự đào thải ra bên ngoài thông qua đường tiểu. Do quá trình hấp thụ vitamin B7 diễn ra rất dễ dàng nên hiện tượng dư thừa cũng không làm mất tác dụng của biotin. Tuy nhiên, trước sự dư thừa này, cơ thể một số người sẽ xuất hiện những triệu chứng như buồn nôn hoặc gặp phải một số vấn đề về đường tiêu hóa.
Tình trạng thừa biotin không gây nguy hiểm
Đối với cơ thể, những tác dụng của biotin mang lại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Do đó, mỗi người cần cung cấp đủ hàm lượng vitamin này cho cơ thể. Đặc biệt, những bệnh nhân bị tiểu đường, hệ tiêu hóa kém hấp thu nên bổ sung nhiều hơn.