Bảo vệ chức năng gan bằng xét nghiệm GOT | Medlatec

Bảo vệ chức năng gan bằng xét nghiệm GOT

Hiện nay, một trong những phương pháp xét nghiệm có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đánh giá chức năng gan là xét nghiệm GOT. Thực hiện xét nghiệm này thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý về gan để từ đó có hướng điều trị kịp thời, mang lại hiệu quả cao. Vậy bạn đã biết gì về phương pháp này?


07/02/2020 | Xét nghiệm GOT giúp phát hiện những bất thường của gan
12/08/2019 | Xét nghiệm GOT giúp đánh giá chức năng gan

1. Chỉ số GOT là gì?

GOT vốn được biết đến là một loại enzym chuyên trao đổi các amin trong cơ thể. Người ta tìm thấy GOT tại nhiều cơ quan khác nhau. Tuy nhiên sự có mặt của enzym này được ghi nhận chủ yếu ở các mô có tính chuyển hóa cao như gan, tim và xương. Nó có góp phần trong nhiều hoạt động chuyển hóa cũng như tổng hợp trong cơ thể. 

Chỉ số GOT là một trong những chỉ số thể hiện sức khỏe của gan quan trọng nhất hiện nay

Cơ thể chúng ta mỗi khi gặp các tổn thương tế bào sẽ giải phóng các men này vào máu làm cho chỉ số tăng cao. Y học hiện nay căn cứ vào nguyên lý này để có thể nhận biết các bệnh lý. GOT đã vượt qua rất nhiều enzym khác để trở thành enzym được ứng dụng trong xét nghiệm là khám bệnh lâm sàng vì khả năng hoạt động tốt của mình. Xét nghiệm dùng chỉ số enzym này gọi là xét nghiệm GOT.

2. Thế nào là xét nghiệm GOT?

Đây là một trong những xét nghiệm sinh hóa phổ biến nhất hiện nay để đánh giá chức năng gan. 

Xét nghiệm này dựa theo nguyên lý hoạt động của gan. Cụ thể là các enzym trong gan có nhiệm vụ tổng hợp và chuyển hóa được cơ quan này kiểm soát rất tốt, tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Tuy nhiên nếu gan của chúng ta đang gặp các tổn thương, thì các enzym này sẽ giải phóng vào máu. Lúc này men gan sẽ tăng cao đột biến và trở thành dấu hiệu cảnh báo rõ nhất.

Theo đó xét nghiệm định lượng GOT sẽ lấy huyết thanh hoặc huyết tương của người bệnh để tiến hành đo lường. Nồng độ enzym GOT sẽ được bác sĩ chuyên khoa đọc và chẩn đoán các bệnh lý và mức độ tổn thương của tế bào gan nếu có. Xét nghiệm định lượng GOT vẫn có thể được thực hiện đồng thời cùng với các xét nghiệm sinh hóa khác để đánh giá chính xác nhất chức năng gan.

Chỉ số GOT ở mức bình thường là 20 - 40 UI/L. Nếu chỉ số này cao hơn hoặc thấp hơn ngưỡng bình thường này thì có nghĩa là gan của bạn đang gặp vấn đề. 

3. Các dấu hiệu cảnh báo bạn cần sớm thực hiện xét nghiệm GOT

Các bệnh lý về gan thường không biểu hiện tụt giảm sức khỏe nhanh như nhiều bệnh lý khác, tuy nhiên bạn vẫn có thể tự nhận ra các biểu hiện lâm sàng để làm xét nghiệm định lượng GOT kịp thời. Việc chậm trễ làm xét nghiệm đồng nghĩa với việc bạn sẽ phát hiện bệnh muộn và khả năng điều trị dứt điểm sẽ thấp hơn rất nhiều.

Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được làm xét nghiệm định lượng GOT nếu phát hiện các triệu chứng thể hiện rối loạn hoặc giảm chức năng gan sau:

  • Thường xuyên bị đau vùng bụng bên phải tại khu vực mạn sườn bên phải. Các cơn đau có thể là dạng co thắt hoặc âm ỉ.

  • Cảm thấy cơ thể mệt mỏi kéo dài, không rõ nguyên nhân. Do gan có chức năng chuyển hóa glucose để cung cấp năng lượng đến các tế bào. Như vậy khi gan bị suy giảm chức năng thì cơ thể sẽ mất đi phần năng lượng cơ bản này và khiến các cơ quan rệu rã, mệt mỏi, thiếu sức sống.

  • Ăn không ngon miệng, thường xuyên nôn và buồn nôn.

  • Da bị vàng hoặc thường xuyên nổi mẩn, ngứa không rõ nguyên nhân. Vì gan có chức năng thải độc cho cơ thể nên khi gan không còn hoạt động tốt trong thời gian dài thì trên da sẽ xuất hiện các tình trạng kể trên.

  • Nước tiểu màu đậm bất thường, có thể ngả đỏ. Tuy nhiên phân lại có màu nhạt, bạc màu.

  • Người mắc bệnh tiểu đường.

  • Người sử dụng rượu, bia trong thời gian dài.

  • Người thuộc gia đình có tiền sử bị các bệnh liên quan đến gan.

  • Người đã tiếp xúc dài ngày trong môi trường có virus viêm gan các loại.

  • Người sử dụng trong thời gian dài các loại thuốc gây độc cho gan.

Những người thường xuyên sử dụng bia rượu nên làm xét nghiệm GOT định kỳ

Những người thường xuyên sử dụng bia rượu nên làm xét nghiệm GOT định kỳ

4. Xét nghiệm GOT có thể được thực hiện trong quá trình trị liệu hay không?

Nếu bệnh nhân đang trong giai đoạn trị liệu hoặc đang điều trị theo phác đồ dùng thuốc dài ngày thì bác sĩ hoàn toàn có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm định lượng GOT. 

Lúc này xét nghiệm định lượng GOT sẽ phục vụ cho mục đích theo dõi và đánh giá tiến trình điều trị cho bệnh nhân. Việc thực hiện xét nghiệm có thể diễn ra với tần suất dày hơn nhằm đánh giá sát sao hiệu quả sử dụng thuốc và điều chỉnh liều lượng thuốc nếu cần để bảo vệ chức năng gan.

5. Làm xét nghiệm GOT có cần nhịn ăn không?

Về cơ bản khi thực hiện xét nghiệm định lượng GOT thì bác sĩ sẽ không yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn. Tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác cho kết quả xét nghiệm thì bạn nên đến bệnh viện sau bữa ăn vài giờ đồng hồ. Việc này sẽ giúp cho huyết thanh của bạn không bị đục, giúp cho kết quả xét nghiệm được khách quan hơn.

Ngoài ra bạn cũng nên báo trước với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng. Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tạm thời dừng loại thuốc đó để thuận lợi cho việc tiến hành xét nghiệm.

6. Cách đọc chỉ số xét nghiệm GOT

  • Nếu bạn bị viêm gan virus cấp hoặc đợt cấp của viêm gan mạn thì chỉ số GOT trong huyết tương sẽ cao hơn hẳn so với mức bình thường, nhiều trường hợp đã ghi nhận chỉ số ở ngưỡng lớn hơn 1000 UI/L. Bên cạnh đó hoạt độ GOT tăng hơn 10 lần thể hiện tế bào mô gan đang bị tổn thương cấp tính.

  • Trường hợp bị viêm gan do nhiễm độc thì chỉ số GOT sẽ tăng khoảng 7 - 8 lần. Đặc biệt có thể tăng rất cao nếu bệnh nhân bị nhiễm độc rượu hoặc chất độc hóa học. Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định lấy cả chỉ số GGT kết hợp trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

  • Trường hợp viêm gan mạn hoặc xơ gan thì GOT chỉ tăng khoảng 2 - 5 lần. 

Bác sĩ vẫn có thể kết hợp thêm các chỉ số khác để đọc kết quả GOT

Bác sĩ vẫn có thể kết hợp thêm các chỉ số khác để đọc kết quả GOT

Ngoài các trường hợp trên thì chỉ số GOT có thể đột nhiên tăng cao bất thường rồi giảm dần trong vòng vài ngày sau đó, đây thường là biến chứng do một số bệnh lý đem lại. Các bệnh lý này có thể kể đến như tắc mật, nhiễm khuẩn huyết,... Một số loại thuốc tránh thai hoặc chống đông máu cũng có thể ảnh hưởng đến chỉ số GOT.

Trên đây là các kiến thức cơ bản liên quan đến việc đánh giá chức năng gan thông qua xét nghiệm GOT. Khách hàng có nhu cầu làm xét nghiệm có thể liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để đặt lịch thăm khám trực tiếp tại bệnh viện hoặc sử dụng dịch vụ lấy máu tại nhà tiện lợi. Đến với chúng tôi bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành trong lĩnh vực hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến suy giảm chức năng gan. Hãy để chúng tôi giúp bạn có một lá gan khỏe mạnh.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Một phút chủ quan, suýt “mất toi” công 17 năm ròng rã điều trị viêm gan B mạn tính

“Chung sống hòa bình” 17 năm với viêm gan B mạn tính nhờ tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị, thế nhưng, sau 1 tháng chủ quan tự ý bỏ thuốc, người đàn ông lập tức phải nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, ăn uống kém, vàng mắt, vàng da. Từ đó, chuyên gia đưa ra “lời cảnh tỉnh” những bệnh nhân mắc bệnh cần tuyệt đối tuân thủ dùng thuốc nếu không muốn để lại những hậu quả khôn lường.
Ngày 26/05/2023

Thuốc gan: phân loại, tác dụng và cách dùng hiệu quả

Khi mắc phải các bệnh lý về gan thì điều mà người bệnh quan tâm hàng đầu đó chính là các phương pháp giúp phục hồi, thải độc và bồi bổ gan. Bên cạnh việc thay đổi lối sống thì sử dụng thuốc gan là cách hiệu quả nhất để hồi phục sức khỏe cho cơ quan này. 
Ngày 10/04/2023

Bệnh não gan: Triệu chứng và phương pháp điều trị

Bệnh não gan còn được gọi là hôn mê gan, là biến chứng rất dễ gặp phải ở những trường hợp suy gan nhưng không được xử trí hiệu quả. Tình trạng não gan nguy hiểm nhưng nếu được điều trị kịp thời sẽ có tiên lượng tốt. Cùng tham khảo thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh. 
Ngày 10/04/2023

HBV cccDNA: sự dai dẳng của nó trong nhân tế bào gan bị nhiễm là một thách thức đối với sự điều trị khỏi chức năng nhiễm HBV mạn

Nhiễm virus viêm gan B (HBV) là một gánh nặng lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Góp phần vào mục tiêu loại trừ viêm gan virus vào năm 2030 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật đã có bài viết trình bày về cấu trúc phân tử, sự hình thành, vai trò chức năng, các đích tác động của các thuốc kháng HBV cccDNA mới và các thách thức đối với sự điều trị khỏi chức năng HBV.
Ngày 30/03/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp