Chắc hẳn không bậc làm cha làm mẹ nào không băn khoăn về sự phát triển của bé yêu trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai của mình. Hầu hết cha mẹ sẽ tò mò không biết bé yêu có đang lớn lên khỏe mạnh không, đang hoạt động như thế nào, cân nặng có đạt chuẩn không,... Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ về bảng cân nặng thai nhi theo tuần mới nhất theo chuẩn WHO giúp cha mẹ theo dõi, kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình để bé yêu phát triển khỏe mạnh.
1. Bảng cân nặng thai nhi theo tuần mới nhất dành cho cha mẹ
1.1. Vì sao cha mẹ nên theo dõi cân nặng của thai nhi?
Sức khỏe của mẹ và bé luôn là yếu tố được các gia đình quan tâm hàng đầu trong suốt thai kỳ. Bên cạnh những mẹ bầu có sự gia tăng cân nặng nhanh, khó kiểm soát cũng có không ít những mẹ bầu tăng cân chậm và ít. Vì thế, tâm lý lo lắng của mỗi thai phụ về cân nặng của thai nhi trong từng tuần tuổi là điều dễ hiểu. Vậy thực tế, cân nặng của mẹ có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hay không?
Đối với thai nhi, cân nặng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Việc mẹ bầu quan tâm theo dõi cân nặng thai nhi theo tuần tuổi sẽ giúp họ hiểu sự phát triển của con mình, kịp thời có những điều chỉnh hợp lý về chế độ sinh hoạt, ăn uống, luyện tập trong suốt thai kỳ để bé yêu lớn lên một cách tốt nhất; đồng thời giúp mẹ có được sức khỏe ổn định, tránh được những biến chứng không đáng có trong quá trình chuyển dạ và sinh đẻ.
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi
Nhiều nghiên cứu cho thấy bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, trong đó, điển hình có thể kể đến:
Chế độ dinh dưỡng của người mẹ là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi
- Chế độ dinh dưỡng của người mẹ
Do suốt thai kỳ bé lớn lên trong bụng mẹ nên sự phát triển cơ thể của bé phụ thuộc rất nhiều vào dinh dưỡng có ở cơ thể mẹ. Chính vì thế chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến bé, bé sẽ được phát triển khỏe mạnh và toàn diện hơn khi mẹ có chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và hợp lý. Ngược lại, khi cơ thể của mẹ không có đầy đủ dưỡng chất cung cấp cho thai nhi thì bé cũng dễ bị phát triển chậm, thiếu chất, mắc các loại bệnh lý khác,...
- Sức khỏe của mẹ
Cân nặng của thai nhi ở những thai phụ mắc bệnh béo phì và tiểu đường thường cao hơn so với các bé có mẹ không mắc loại bệnh lý này. Điều ấy khiến cho trẻ sinh ra dễ bị béo phì từ nhỏ, thể chất không được tốt như các bé bình thường. Mặt khác, những thai nhi có mẹ bầu bị nghén nặng, huyết áp cao, thường xuyên chịu áp lực,... có thể bị thiếu cân hoặc mắc một số bệnh lý nào đó.
- Thời điểm người mẹ sinh nở
Những trẻ được sinh đủ ngày đủ tháng thường khỏe mạnh và có cân nặng đạt chuẩn hơn so với các bé sinh non.
- Giới tính của thai nhi
Cân nặng theo tuần tuổi của bé trai và bé gái thường có sự chênh lệch đáng kể. Các bé trai thường nặng cân hơn so với bé gái.
- Thể chất của người bố và người mẹ
Yếu tố di truyền ảnh hưởng khá lớn đến chiều cao và cân nặng của thai nhi. Những trẻ ra đời có chiều cao và cân nặng đạt chuẩn thường là do cha mẹ có vóc dáng và cân nặng đầy đủ. Ngược lại, trẻ ra đời nhẹ cân, thấp bé, thường do cha mẹ thấp và nhẹ cân. Tuy nhiên điều này chỉ có tính chất tương đối chứ không phải lúc nào cũng đúng.
Ngoài những yếu tố chính trên đây thì độ tuổi mang thai của người mẹ, số lượng bào thai, thứ tự sinh con,... cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ở từng tuần tuổi.
1.3. Bảng cân nặng thai nhi theo tuần theo chuẩn mới nhất của WHO
Cân nặng của thai nhi về cơ bản sẽ được tính từ tuần mang thai thứ 8 vì thời kỳ trước đó em bé còn rất nhỏ. Vậy bắt đầu từ thời điểm này, mẹ có thể theo dõi bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi theo chuẩn mới nhất của WHO dưới đây để biết được sự phát triển của con mình:
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần mới nhất theo chuẩn WHO
2. Lưu ý dành cho cha mẹ
2.1. Cách đo cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần tuổi
Tùy từng tuổi thai mà cân nặng và chiều dài của bé sẽ được đo theo cách sau:
- Tuần thứ 8 - 19: đo các chỉ số sinh trắc học và đưa ra dự kiến chỉ số cân nặng cho thai nhi.
- Tuần thứ 20 - 42: đo các chỉ số sinh trắc học, quan trọng nhất là chu vi bụng và chiều dài xương đùi, ảnh hưởng nhiều đến cân nặng.
2.2. Thai nhi thừa hay thiếu cân ở từng tuần tuổi có sao không?
Thực tế cho thấy những thai nhi thiếu hoặc thừa cân quá nhiều so với ngưỡng chuẩn sẽ có các ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả bé lẫn mẹ:
- Thai nhi bị thừa cân
Thai nhi thừa cân sẽ khiến cho quá trình sinh nở của thai phụ gặp nhiều khó khăn: đường sinh dục bị tổn thương, vỡ tử cung khi chuyển dạ,... Những trẻ sơ sinh bị thừa cân thường có nguy cơ mắc phải nhiều loại bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như: suy tim, suy hô hấp, thân nhiệt hạ,...
- Thai nhi bị thiếu cân
Tình trạng thai nhi thiếu cân có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu bị suy nhược cơ thể. Trẻ sinh ra thiếu cân dễ bị giảm chỉ số thông minh, chỉ số vận động, mắc một số loại bệnh lý như: viêm phổi, hạ đường huyết,...
2.3. Làm cách nào để thai nhi đạt chuẩn về cân nặng?
Cha mẹ theo dõi bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi trên đây, có thể thực hiện một số biện pháp sau để điều chỉnh cân nặng cho bé:
Gặp bác sĩ chuyên khoa tư vấn là cách tốt nhất giúp mẹ khỏe, bé phát triển tốt
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện khoa học.
- Không để tâm lý hoang mang, lo lắng, mệt mỏi, căng thẳng,... ảnh hưởng đến quá trình mang thai.
- Gặp bác sĩ chuyên khoa để có được những tư vấn hữu ích cho sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi mà chúng tôi chia sẻ trên đây chỉ có tính chất tham khảo, nếu cân nặng của thai nhi nhỏ hoặc lớn hơn chỉ số trong bảng với mức độ chênh lệch không quá lớn thì các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng. Mọi thắc mắc khác về sức khỏe sinh sản hay các vấn đề liên quan đến thai kỳ bạn đọc có thể liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 để được các chuyên viên tư vấn của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp cặn kẽ hơn.