Bại não là một trong những bệnh lý xuất phát từ tổn thương của não và để lại nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh cũng như người thân. Mặc dù, bệnh vẫn có phương pháp điều trị nhưng hầu hết bệnh nhân đều phải gắn bó suốt đời với căn bệnh này. Điều đó cũng khiến cho cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn và có thể trở thành gánh nặng cho gia đình.
12/12/2020 | Tư vấn: Chụp MRI não có ảnh hưởng gì không? 10/12/2020 | Xuất huyết não ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân và cách điều trị 26/11/2020 | Phát hiện u màng não vì biểu hiện đau đầu 1 năm
1. Bệnh bại não và sự nguy hiểm
Đây không phải là căn bệnh lạ, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này cũng như những ảnh hưởng mà người bệnh phải gánh chịu.
Bệnh bại não có liên quan đến thần kinh không?
Bại não là tên gọi chung của một nhóm bệnh lý xuất phát từ những tổn thương về mặt não bộ tồn tại trong thời gian dài. Cụ thể hơn là tình trạng không phát triển của não bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể xảy ra từ lúc mang thai, trong hoặc sau khi sinh. Tuy nhiên, căn bệnh này chỉ xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Do não bộ có những tổn thương nên việc điều khiển vận động các cơ rất kém, gây ra những ảnh hưởng, khó khăn trong đi lại, cầm nắm,... Bên cạnh đó, phần lớn trẻ bị bệnh thường kèm theo những bệnh lý liên quan đến trí tuệ. Chẳng hạn như chậm phát triển trí tuệ, những rối loạn về mặt hành vi, những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ, quan sát và lắng nghe.
Mặc dù, căn bệnh này không gây ra nguy hiểm về mặt tính mạng nhưng để lại những ảnh hưởng nặng nề liên quan đến sức khỏe, đời sống của người bệnh, người thân và xã hội. Theo thống kê của bộ y tế thì cứ 1.000 trẻ được sinh ra sẽ có 2 trẻ mắc bệnh. Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai cao hơn so với bé gái.
Ảnh hưởng của bệnh bại não đối với người bệnh?
2. Những nguyên nhân gây bệnh
Theo các bác sĩ, bệnh bại não ở trẻ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân này có thể xuất hiện trong thời kỳ mang thai của mẹ hoặc trong quá trình sinh nở. Ngoài ra, một số ít nguyên nhân khác còn xuất hiện ở thời điểm sau sinh. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, sau đây là những nguyên nhân cụ thể được chia theo từng thời điểm:
2.1. Các nguyên nhân trước sinh
Những nguyên nhân gây bệnh từ lúc trước sinh tức chúng nảy sinh trong quá trình mang thai của người mẹ. Chẳng hạn như:
-
Nhiễm trùng trong thai kỳ: trong khi mang thai (nhất là thời gian 3 tháng đầu thai kỳ) nếu mẹ bầu bị nhiễm virus Rubella hoặc những loại virus nguy hiểm khác thì có thể dẫn đến những tổn thương trong não bộ của bé từ khi còn trong bụng mẹ. Tùy vào mức độ tổn thương mà khi sinh ra, bé có thể mắc bệnh bại não bẩm sinh. Ngoài ra, những nhiễm trùng khác liên quan đến bộ phận sinh dục của mẹ cũng có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc mắc bệnh ở trẻ.
Mẹ bị nhiễm virus Rubella trong quá trình mang thai
-
Não bào thai bị thiếu Oxy: nếu bào thai không được cung cấp đầy đủ oxy thì não bộ hoạt động kém, dễ dẫn đến bại não. Nguyên nhân khiến oxy trong bào thai bị suy giảm có thể xuất phát từ sự giảm sút chức năng của bào thai hoặc nhau thai bung sớm (bung non) do bong tách khỏi thành tử cung của mẹ quá sớm. Ngoài ra, tình trạng chảy máu do rau tiền đạo bám vào tử cung trong giai đoạn cuối thai kỳ cũng là một nguyên nhân.
-
Một số nguyên nhân khác: một số trẻ được xác định bị bệnh là do hệ thần kinh có cấu trúc bất thường ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, nếu mẹ mắc một số bệnh như đái tháo đường, tuyến giáp, tiền sản giật,... thì nguy cơ trẻ bị bệnh sẽ cao hơn so với những trẻ khác. Mặt khác, việc mẹ bầu tiếp xúc hoặc ngửi phải mùi hóa chất nhiều cũng là một yếu tố tác động.
-
Di truyền: mặc dù nguyên nhân này không phổ biến nhưng cũng là một tác nhân ảnh hưởng đến thai nhi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
2.2. Các nguyên nhân trong khi sinh
Trong quá trình sinh nở, nếu gặp phải khó khăn hoặc vì một nguyên nhân nào đó ảnh hưởng đến mẹ bầu. Những điều này cũng khiến cho giai đoạn sinh đẻ gặp nhiều khó khăn và tác động đến trẻ, đồng thời gây ra những căn bệnh ngoài ý muốn. Bệnh bại não được xác định xuất phát trong khi sinh vì một trong những nguyên nhân sau đây:
-
Sinh non: những trẻ được sinh ra mặc dù chưa đủ tuần tuổi, tức được sinh trước tuần thứ 37 của thai kỳ thì được xem là sinh non. Trong đó, một số trẻ sinh non khi chỉ mới ở tuần thứ 32 hoặc trước tuần thứ 28 của thai kỳ thì khả năng mắc bệnh khá cao. Lý giải điều này, các bác sĩ cho rằng việc sinh thiếu tháng so với bình thường rất dễ dẫn đến tình trạng xuất huyết não hoặc phù não. Chính những tổn thương này của não bộ, tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.
Trẻ sinh non khi chưa đủ tháng tuổi
-
Cân nặng quá thấp: một số nghiên cứu cho thấy, thai nhi được sinh ra với trọng lượng quá thấp, dưới 1.5kg thì nguy cơ mắc bệnh bại não thường cao hơn 30 lần so với trẻ được sinh bình thường.
-
Trong lúc chuyển dạ hoặc sinh trẻ bị ngạt: theo thống kê, trong tổng số trẻ bị bệnh khi sinh ra thì có đến 10% trẻ mắc bệnh do bị ngạt trong lúc sinh. Đặc điểm nhận biết trẻ bị ngạt là khi lọt ra khỏi tử cung của mẹ, cơ thể tím tái, không la khóc ngay và cần phải cấp cứu kịp thời.
-
Sang chấn sản phụ: một số sản phụ sinh khó nên cần được bác sĩ can thiệp bằng một số biện pháp hỗ trợ như kỹ thuật đặt Forceps, sinh con bằng giác hút,... Mặc dù, các biện pháp này giúp sản phụ dễ dàng sinh con nhưng nếu không được thực hiện tỉ mỉ hoặc xảy ra bất trắc thì khả năng trẻ bại não rất cao.
2.3. Các nguyên nhân sau sinh
Một số trẻ trong quá trình mang thai vẫn phát triển tốt, khi sinh cũng không gặp bất kỳ khó khăn nào nhưng sau sinh lại được xác định là bại não. Tức nguyên nhân gây ra bệnh xuất phát từ sau khi sinh. Cụ thể như:
-
xuất huyết não: đối với trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin K hoặc bị xuất huyết não thì khả năng gây ra những tổn thương về mặt não bộ rất lớn. Nếu ba mẹ, bác sĩ không phát hiện và can thiệp kịp thời thì nguy cơ trẻ mắc phải những di chứng ở não là rất cao.
-
Vàng da nhân: thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong khoảng 2 đến 4 ngày tuổi. Biểu hiện của căn bệnh này là tình trạng da của trẻ có màu vàng nhạt (vàng bệnh lý). Căn bệnh này xuất phát từ chức năng gan chưa được hoàn thiện, sắc tố bilirubin cao hơn bình thường và có thể lắng đọng trong não, gây ra những tổn thương cho não.
Bệnh vàng da làm tăng nguy cơ mắc bệnh bại não
-
Hạ đường huyết sau sinh: tình trạng trẻ bị hạ đường huyết sau sinh ngày một nhiều hơn, do lượng đường trong máu quá thấp. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cho cơ quan hô hấp của trẻ bị suy giảm chức năng khiến trẻ bị hôn mê, gây ra những tổn thương trên não do thiếu oxy.
-
Bại não mắc phải: trong những năm đầu tiên, trẻ mắc phải một số căn bệnh xuất phát từ sự tổn thương của thần kinh và kéo dài trong suốt thời gian thơ ấu (trước 5 tuổi). Điển hình như viêm não, đuối nước, chấn thương sọ não,...
Trên đây là một số thông tin xoay quanh bệnh bại não ở trẻ mà các bậc phụ huynh cần cân nhắc để phòng tránh bệnh cho con trẻ. Mặc dù, căn bệnh này không gây tử vong nhưng những ảnh hưởng để lại cũng tác động rất lớn đến đời sống của người bệnh, người thân và xã hội.