Thai trứng là thai bất thường không thể phát triển thành thai nhi khỏe mạnh và sinh ra bình thường. Đa phần thai trứng là lành tính, được chữa khỏi sau khi nạo hết nhau thai hoặc cắt tử cung, song vẫn có nguy cơ là ác tính. Những xét nghiệm cần làm sau khi điều trị thai trứng sẽ giúp phát hiện sớm biến chứng và kịp thời xử lý.
15/07/2021 | Khám thai tuần 22 gồm những gì - Vì sao không nên bỏ qua mốc khám này? 28/04/2021 | Là mẹ bầu nhất định phải nhớ các mốc khám thai quan trọng 18/03/2021 | Bạn đã biết gì về thai trứng hay chửa trứng chưa?
1. Tìm hiểu về thai trứng và phương pháp điều trị
Thai nhi bình thường sẽ phát triển từ 1 noãn kết hợp với 1 tinh trùng bình thường, nhưng nếu noãn bất thường hoặc noãn bình thường thụ tinh với tinh trùng bất thường sẽ gây hình thành thai trứng. Thay vì phát triển thành thai, các tế bào nhau thai của thai trứng sẽ dần phù nề, thoái hóa trở thành những bọc nước dính lại với nhau thành chùm.
Thai trứng là thai hỏng cần phải hút bỏ sớm
Hình dạng của các túi nước do thoái hóa này giống với các bọc trứng nên được gọi là thai trứng. Vì không thể phát triển thành thai và dần thoái hóa nên thai trứng cần được loại bỏ sớm, tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe người mẹ. Tùy theo mong muốn của người mẹ mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Cụ thể, nếu có mong muốn mang thai, bác sĩ sẽ chỉ định nạo hút thai trứng để ngừa nguy cơ sảy thai gây bong huyết. Sau nạo hút lần đầu, cần kiểm tra nếu vẫn còn nhau thai thì cần nạo hút tiếp tục cho đến khi hết hoàn toàn. Nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra nên bệnh nhân cần được dùng kháng sinh phù hợp để phòng ngừa.
Nếu phụ nữ không còn mong muốn mang thai, cách điều trị đơn giản nhất là cắt bỏ tử cung toàn phần mà không cần nạo hút thai trứng trước. Cách điều trị này cũng giúp ngăn ngừa thai trứng biến chứng thành ung thư.
Điều trị thai trứng bằng việc nạo hút nhau thai ra ngoài
Thai trứng ác tính thì điều trị khó khăn hơn, có thể điều trị độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp giống với điều trị ung thư như: hóa trị, xạ trị, phẫu thuật. Mục đích là loại bỏ hoàn toàn nhau thai, thai trứng và các tế bào ác tính đi kèm, phòng ngừa di căn gây nguy hiểm cho các cơ quan khác.
2. Biến chứng có thể gặp do thai trứng và điều trị thai trứng
Khoảng 80% thai trứng là lành tính và không gây vấn đề gì sau khi được nạo lấy hết nhau thai hoặc cắt bỏ hoàn toàn tử cung. Tuy nhiên cần phát hiện và loại bỏ sớm, thai trứng tiến triển sẽ gây những biến chứng nguy hiểm như:
-
Sảy thai trứng gây băng huyết nặng.
-
Ung thư nhau thai với tỉ lệ khoảng 2 - 3%, diễn tiến nhanh, dễ lan rộng và di chuyển đến nhiều cơ quan khác như não, gan, âm đạo, phổi,…
-
Thủng tử cung do thai trứng ăn sâu vào lớp thành cơ tử cung.
-
Ung thư tế bào nuôi chiếm khoảng 10 - 30% do tế bào thai trứng xâm lấn gây hoại tử lớp cơ tử cung, di căn xa đến các cơ quan như não, gan, phổi.
Có khoảng 10 - 15% trường hợp thai trứng có tính chất ác tính và có thể xâm nhập vào các mô xung quanh, đặc biệt là ăn sâu vào thành tử cung gây chảy máu ổ bụng. Vì thế sau điều trị thai trứng, người bệnh cần theo dõi nghiêm ngặt trong thời gian đủ để đảm bảo không có biến chứng, sức khỏe của người bệnh là hoàn toàn tốt.
Thai trứng ác tính có thể xâm lấn như ung thư nguy hiểm
Triệu chứng của thai trứng khá khác với thai kỳ bình thường nên có thể nhận biết được như chảy máu âm đạo, người mẹ gầy sút, xanh xao, nôn nhiều, kích thước tử cung to bất thường,… Ngoài ra, trong những lần siêu âm thai thời kỳ đầu, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tình trạng thai và phát hiện thai trứng. Không nên trì hoãn việc điều trị, hút thai trứng vì có thể gây những biến chứng sức khỏe nặng nề.
3. Những xét nghiệm cần làm sau khi điều trị thai trứng
Sau điều trị loại bỏ thai trứng, bệnh nhân sẽ được theo dõi ngoại trú, bác sĩ sẽ yêu cầu khám định kỳ tối thiểu từ 12 - 18 tháng để kiểm tra. Trong những lần tái khám này, các xét nghiệm kiểm tra thường được thực hiện bao gồm:
Xét nghiệm máu để kiểm tra chỉ số thai kỳ - beta hCG đã trở về mức bình thường hay chưa. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm máu cũng cho biết có dấu hiệu nhiễm trùng hay không. Sau điều trị thai trứng, kết quả xét nghiệm máu với chỉ số beta hCG cần trở về mức âm tính, nghĩa là ở tình trạng không mang thai.
Xét nghiệm này sẽ thực hiện 2 lần/tuần cho đến khi kết quả beta hCG âm tính.
3.2. Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu cũng tương tự như xét nghiệm máu để kiểm tra chỉ số beta hCG đã trở về mức bình thường hay chưa và được thực hiện 2 lần/tuần sau điều trị.
Cần xét nghiệm beta hCG sau điều trị thai trứng để kiểm tra nhau thai đã loại bỏ hết hay chưa
Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm beta hCG trong nước tiểu hoặc máu riêng lẻ, trường hợp thực hiện kết hợp để theo dõi nguy cơ khác.
Khi chỉ số hCG đã trở về mức bình thường, xét nghiệm kiểm tra vẫn được thực hiện kéo dài đến 6 tháng. Nếu kết quả bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm khác và siêu âm để kịp thời phát hiện, xử lý biến chứng.
Tùy vào biến chứng hoặc nguy cơ, thai phụ sau điều trị thai trứng có thể phải tiếp tục điều trị. Quá trình theo dõi cần tiến hành trong ít nhất 2 năm sau điều trị để đảm bảo không có biến chứng, cơ thể người mẹ hoàn toàn khỏe mạnh cho một thai kỳ tốt. Ở lần có thai sau này, thai phụ vẫn cần được khám và theo dõi chặt chẽ.
Vẫn có thể quan hệ tình dục trong thời gian 2 năm theo dõi sau điều trị thai trứng, song để ngừa mang thai thì nên có biện pháp tránh thai phù hợp bằng việc: uống thuốc, dùng bao cao su,…
Nên theo dõi 2 năm sau phẫu thuật thai trứng trước khi mang thai lần tiếp theo
Những xét nghiệm cần làm sau khi điều trị thai trứng là rất quan trọng để theo dõi biến chứng và kịp thời xử lý, vì thế mẹ bầu nên thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Chỉ khi sức khỏe của người mẹ đảm bảo, không có biến chứng mới nên có thai trở lại mới đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
Nếu cần tư vấn thêm về điều trị và theo dõi sau điều trị thai trứng, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 hoặc Hệ thống Y tế MEDLATEC trên toàn quốc.