Ung thư cổ tử cung đứng trong top 3 bệnh lý ung thư nguy hiểm và thường gặp nhất ở nữ giới. Tỉ lệ tử vong bệnh cao chủ yếu do phát hiện bệnh muộn khi tế bào ung thư đã phát triển ăn sâu, lan rộng đến nhiều cơ quan. Những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung cũng không rõ ràng, khó phát hiện và chẩn đoán.
25/12/2020 | Điểm danh 8 triệu chứng bệnh ung thư cổ tử cung điển hình nhất 25/12/2020 | Chích ngừa ung thư cổ tử cung đã quan hệ có hiệu quả không? 21/12/2020 | Điều kiện chích ngừa ung thư cổ tử cung và lưu ý cần biết
1. Kiến thức cơ bản về bệnh ung thư cổ tử cung
Cổ tử cung là một cơ quan chức năng đặc biệt ở phái nữ, nó nằm giữa tử cung và âm đạo, dài khoảng 5cm. Cổ tử cung có nhiệm vụ đưa dẫn tinh trùng từ âm đạo vào tử cung, cũng ngăn ngừa tác nhân gây bệnh tử âm đạo xâm nhập vào tử cung gây vô sinh, ảnh hưởng đến thai nhi,…
Những biểu hiện của ung thư cổ tử cung giai đoạn ban đầu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác
Bệnh có mối liên hệ đặc biệt với virus HPV. Giới khoa học đã phát hiện virus HPV tuyp 16, 18 xuất hiện trong 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên không phải ai nhiễm virus này cũng mắc bệnh, song họ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Cơ chế tác động được nhiều người ghi nhận đó là virus HPV gây bệnh lâu dài, làm thay đổi tế bào cổ tử cung sau nhiều năm.
Ung thư cổ tử cung có 2 loại là ung thư tử cung biểu mô dạng biểu bì và ung thư tử cung biểu mô dạng biểu mô tuyến, trong đó, 90% là ung thư dạng biểu bì.
2. Những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung điển hình nhất
Nhận thấy dấu hiệu bệnh bất thường mới đi thăm khám và điều trị là thói quen của rất nhiều người, chúng ta vẫn ít người thực hiện khám sức khỏe định kỳ, sàng lọc ung thư và các bệnh lý thường gặp khác. Tuy nhiên dấu hiệu của ung thư cổ tử cung rất mờ nhạt, không đặc trưng, khiến nhiều người bệnh không hề hay biết dù bệnh đã tiến triển nặng.
Ung thư cổ tử cung phát triển với 4 giai đoạn, phát hiện và điều trị bệnh càng muộn thì khả năng điều trị khỏi càng thấp.
2.1. Những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung giai đoạn khởi phát
Đây là giai đoạn mà tế bào ung thư mới xuất hiện trên lớp bề mặt biểu mô cổ tử cung, chưa phát triển sâu và hình thành khối u lớn. Vì thế các trường hợp này kể cả đi khám phụ khoa thông thường cũng không phát hiện được bệnh.
Triệu chứng đôi khi có thể gặp khi tế bào ung thư ăn sâu vào các mô phía dưới của cổ tử cung đó là tình trạng xuất huyết âm đạo bất thường. Nó có thể gây chảy máu kể cả trong kì kinh nguyệt song khó phát hiện. Tình trạng máu chảy do tổn thương cổ tử cung này xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào, số lượng ít và không kèm theo triệu chứng kinh nguyệt.
Chảy máu âm đạo do tổn thương cổ tử cung ở các mức độ khác nhau
2.2. Dấu hiệu bệnh giai đoạn tiến triển
Bệnh tiến triển sang giai đoạn càng muộn, khối u ung thư có kích thước càng lớn, lan rộng đến cả những cơ quan bên cạnh hoặc xa hơn theo đường máu thì triệu chứng bệnh càng rõ ràng.
Những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung giai đoạn này là:
Đau vùng chậu
Người bệnh tự nhiên thấy xuất hiện những cơn đau vùng chậu bất thường: đau không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, đau khi giao hợp,… Đây là triệu chứng cảnh báo khá rõ ràng của căn bệnh ung thư cổ tử cung.
Dịch âm đạo có màu lạ
Thay vì có màu trắng và không mùi như bình thường, dịch tiết âm đạo của người ung thư cổ tử cung thường có màu sắc lạ như: xanh, vàng, chứa mủ, màu đỏ tươi hoặc sậm do lẫn máu,… Ngoài ra, dịch âm đạo cũng có mùi hôi bất thường.
Triệu chứng này thường gây nhầm lẫn với viêm nhiễm âm đạo, viêm vòi trứng,… Vì thế cần dựa trên triệu chứng khác để nghi ngờ bệnh, thực hiện xét nghiệm chẩn đoán.
Thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng thường xảy ra ở người bệnh ung thư cổ tử cung tiến triển, khi lượng tế bào bạch cầu tăng cao thay thế cho tế bào hồng cầu. Việc này khiến bệnh nhân sụt cân nhanh, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt không rõ lý do.
Thiếu máu khiến bệnh nhân mệt mỏi, sụt cân không rõ lý do
Chảy máu âm đạo bất thường
Các trường hợp chảy máu bất thường sau có thể do ung thư cổ tử cung: kì kinh kéo dài bất thường, chảy máu ngoài kỳ kinh với số lượng ít,… Mức độ triệu chứng này ở mỗi người là khác nhau, có bệnh nhân còn không xuất hiện biểu hiện này.
Bất thường tiểu tiện
Nếu thấy bạn bị són tiểu khi hắt hơi, nước tiểu có màu, thay đổi thói quen đi tiểu như đi tiểu nhiều hơn, đau xót khi đi tiểu,… thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Điều trị càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao, càng hạn chế được biến chứng và sự lan rộng của bệnh.
3. Yếu tố nguy cơ liên hệ với bệnh ung thư cổ tử cung
Người nhiễm virus HPV có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn, bên cạnh đó còn 1 số yếu tố khác như:
-
Hút thuốc lá.
-
Quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn.
-
Thừa cân, béo phì.
-
Suy giảm hệ miễn dịch hoặc sử dụng thuốc điều trị có tác dụng ức chế hệ miễn dịch.
-
Mắc bệnh lý lây nhiễm tình dục như: Giang mai, lậu, sùi mào gà, nhiễm Chlamydia,…
-
Mang thai nhiều lần hoặc mang thai khi dưới 17 tuổi.
-
Sử dụng biện pháp tránh thai can thiệp như đặt vòng âm đạo.
-
Yếu tố di truyền.
Mang thai sớm làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung
Để phòng bệnh hiệu quả, cách tốt nhất là tầm soát định kỳ 3 - 5 năm 1 lần. Các xét nghiệm thường quy dùng để sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là HPV, PAP-Smear.
Nếu phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần làm các xét nghiệm để chẩn đoán như bấm sinh thiết cổ tử cung gửi giải phẫu bệnh, nạo ống cổ tử cung gửi giải phẫu bệnh,…
Trên đây là những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung, hy vọng sẽ giúp bạn đọc có nhiều kiến thức hơn về căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ ngay với MEDLATEC qua hotline 1900565656. Các bác sĩ chuyên khoa của MEDLATEC sẽ giải đáp thắc mắc tận tình cho bạn.