Mang thai là một quá trình đặc biệt với sự hình thành và phát triển kỳ diệu của một đứa trẻ từ một hợp tử kích thước vô cùng nhỏ đến một cơ thể hoàn thiện. Vì thế, hẳn bất cứ ông bố bà mẹ tương lai nào cũng hồi hộp, mong ngóng sự phát triển và ra đời của trẻ. Vậy các giai đoạn phát triển của thai nhi như thế nào?
19/05/2021 | Điểm danh 6 yếu tố dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi phổ biến 22/04/2021 | Hở eo tử cung là bệnh gì? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? 20/04/2021 | TORCH - Các nhiễm trùng từ mẹ có thể gây nguy hiểm cho thai nhi
Thai nhi bình thường phát triển theo 3 giai đoạn tương ứng từ tam cá nguyệt thứ nhất đến tam cá nguyệt thứ 3. Trong mỗi giai đoạn này, từng cơ quan trong sẽ được hình thành và phát triển, hoàn thành khi trẻ chuẩn bị chào đời. Tuổi thai được tính dựa trên chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, mẹ hãy tính theo cách này để biết con đang phát triển kỳ diệu như thế nào.
Thai nhi bình thường sẽ phát triển trong 42 tuần
1. Thai nhi phát triển ở tam cá nguyệt thứ nhất - một trong các giai đoạn phát triển của thai nhi quan trọng
14 tuần thai đầu tiên của tam cá nguyệt thứ nhất là những sự hình thành cơ bản nhất để tạo nên hình hài của một đứa bé. Những cơ quan quan trọng nhất mới bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này, cụ thể như sau:
Tuần 1
Trong ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, quá trình mang thai sẽ bắt đầu mặc dù chưa xảy ra sự thụ thai. Ở tuần này, tử cung của bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để thụ tinh.
Tuần 2
14 - 16 ngày sau kỳ kinh thì việc rụng trứng sẽ diễn ra.
Sự thụ thai ở tuần thứ 3
Kể từ kỳ kinh cuối cùng, bạn sẽ rụng trứng vào đầu tuần thứ 3 và tinh trùng sẽ xâm nhập và thụ tinh trong vòng 12 - 24 giờ. Trứng thụ tinh thành công sẽ di chuyển dần xuống ống dẫn trứng để vào làm tổ ở niêm mạc tử cung. Thời điểm này đánh dấu sự hình thành đầu tiên của thai nhi.
Sự cấy thai ở tuần thứ 4
Sang đến tuần thứ 4, tế bào trứng đã nằm ổn định bên trong lớp niêm mạc tử cung, sự phân chia tế bào không ngừng xảy ra khiến kích thước chúng lớn dần. Phôi thai này sẽ sản sinh hormone HCG đầu tiên để ngăn chặn sự rụng trứng, đảm bảo môi trường niêm mạc tử cung cho sự phát triển của phôi thai.
Hình thành phôi thai ở tuần thứ 5
Thời điểm này đánh dấu sự hình thành phôi thai chính thức, lúc này cơ thể mẹ đã xuất hiện một vài dấu hiệu mang thai. Phôi thai phát triển trong nhiều lớp: ngoại bì, nội bì, trung bì. Mặc dù đã là phôi thai song kích thước thai lúc này vô cùng nhỏ, không thể cảm nhận cũng như quan sát.
Tuần thai thứ 5 đánh dấu mốc hình thành phôi thai chính thức
Không ngừng tăng kích thước ở tuần thai 6
Sự phân chia tế bào vẫn không ngừng diễn ra, kích thước thai phát triển vô cùng nhanh. Chiều dài phôi thai lúc này khoảng 0.15cm. Hình ảnh phôi thai lúc này trông giống con nòng nọc, kích thước khoảng bằng một hạt táo tây. Hệ tuần hoàn và trái tim của thai sẽ bắt đầu hình thành và có nhịp đập thai. Tay, chân cũng như cơ quan khác của phôi thai đang bắt đầu được hình thành.
Xuất hiện nhịp đập tim thai ở tuần thứ 7
Kích thước phôi thai khoảng 0.85, tay và chân tiếp tục phát triển. Cơ thể mẹ lúc này sẽ xuất hiện những triệu chứng ốm nghén. Nếu đi kiểm tra, bác sĩ có thể siêu âm và nghe được nhịp đập tim thai. Bên cạnh đó, các bộ phận cơ bản đang bắt đầu hình thành và phát triển như: mũi, miệng, ruột, não bộ,…
Đuôi tiêu biến ở tuần thai 8
Kích thước thai nhi lúc này đã lớn tương đương với quả việt quất, cùng với đó theo sự tiến hóa của loài người, đuôi sẽ tiêu biến. Nhịp tim của phôi thai bắt đầu có độ rung, các ngón tay bắt đầu phát triển, chân bắt đầu có bàn chân. Khuôn mặt có sự thay đổi với các bộ phận như mắt, chóp mũi, tai, ruột cũng bắt đầu phát triển hơn.
Bắt đầu có cử động ở tuần thai 9
Bé yêu đã có những cử động đầu tiên, tuy nhiên do kích thước quá nhỏ nên mẹ chưa cảm nhận được. Tuần thai này cũng đánh dấu sự hình thành quan trọng của các ống thần kinh.
Đuôi thai biến mất hoàn toàn ở tuần thai 10
Dù bắt đầu tiêu biến ở tuần thai 8 song sau đó 2 tuần, đuôi mới biến mất hoàn toàn. Cùng với đó, trọng lượng thai trong giai đoạn này sẽ bắt đầu tăng rất nhanh, các cơ quan cơ bản đã hình thành và nằm đúng vị trí.
Phát triển chi tiết nhỏ ở tuần thai 11
Phôi thai đã thành hình và những chi tiết nhỏ hơn bắt đầu từ tuần thai này sẽ được hoàn thiện.
Thai nhi 12 tuần tuổi đã gần như hoàn thiện cấu tạo cơ bản
Thai nhi tuần thai 12 đã lớn bằng quả chanh ta
Cơ thể thai nhi lúc này đã gần như hoàn thiện, trong vô thức bé còn thực hiện những động tác vươn người, đá, nấc,… song mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được.
Xuất hiện phản xạ khi thai 13 tuần tuổi
Do đã hình thành phản xạ, thai nhi 13 tuần tuổi có thể cử động ngón tay, chân như xòe ra, co hay gập lại. Thậm chí trẻ còn có những động tác bú mút.
Có vân tay khi kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất
Vân tay là dấu hiệu đặc trưng của mỗi người, thai nhi 14 tuần tuổi đã bắt đầu có vân tay. Ở bé gái, buồng trứng cũng đã xuất hiện với hơn 2 triệu trứng.
2. Thai nhi phát triển thế nào trong tam cá nguyệt thứ 2?
Khi qua tam cá nguyệt thứ nhất là giai đoạn nhạy cảm nhất, mẹ có thể yên tâm hơn vì thai đã ổn định và các triệu chứng mang thai khó chịu cũng giảm bớt.
Phát triển xung não ở tuần 15
Khi xung não phát triển ở tuần thai này, cơ mặt của bé đã bắt đầu có cử động, nhiều trẻ khi siêu âm còn thấy đang thực hiện mút ngón tay.
Mắt cảm nhận ánh sáng ở tuần 16
Dù chưa mở được mắt nhưng thai nhi lúc này đã cảm nhận được ánh sáng, bên cạnh đó cũng phát hiện được giới tính thai nếu siêu âm.
Trẻ bắt đầu đạp từ tuần 17
Đây là tuần thai mà các cơ quan trong cơ thể phát triển hoàn thiện, chi tiết hơn. Điểm nhấn là bắt đầu từ tuần thai này, mẹ có thể cảm nhận trẻ đạp hàng ngày.
Dây rốn phát triển hơn ở tuần 18
Cùng với sự phát triển của khớp và khung xương, để đảm bảo dinh dưỡng dây rốn sẽ phát triển chắc, dày hơn.
Hình thành dây thần kinh ở tuần 19
Hệ thần kinh phức tạp của con người sẽ bắt đầu hoàn thiện từ tuần thai này, bắt đầu là sự xuất hiện của bào thần kinh myelin.
Phát triển các giác quan ở tuần 20
5 giác quan cơ bản sẽ phát triển trẻ thai tuần 20 gồm: khứu giác, thị giác, vị giác, thính giác và xúc giác.
Các giác quan sẽ hình thành và phát triển khi thai 20 tuần tuổi
Hoạt động của hệ tiêu hóa tuần thai 21
Mặc dù vẫn tiếp nhận dinh dưỡng từ mẹ song từ giai đoạn này, thai có thể nuốt nước ối và tạo ra phân su màu đen.
Cảm nhận cử động nhỏ của thai tuần 22
Không chỉ là những cú đạp mà mẹ còn cảm nhận được cả những cử động tay chân nhỏ hàng ngày của thai.
Hoàn chỉnh chi tiết ở tuần thai 23
Các bộ phận cơ thể về cơ bản đã hoàn thiện ở tuần thai này, thai trông giống trẻ sơ sinh song vẫn còn nhỏ chỉ bằng khoảng quả dừa.
Cảm nhận âm thanh ở tuần thai 24
Mẹ có thể kể chuyện, cho trẻ nghe nhạc bởi giai đoạn này, thai nhi đã bắt đầu nghe được âm thanh.
Hoàn thiện da ở tuần thai 25
Tuần thai này, chủ yếu phần da của trẻ sẽ phát triển hoàn thiện hơn dù còn khá mỏng và mờ.
Làn da căng mỡ ở tuần thai 26
Thay cho làn da nhăn nheo, sự xuất hiện của lớp mỡ bên trong da sẽ giúp da căng hơn.
Phát triển hệ thống hô hấp ở tuần thai 27
Khi hệ hô hấp phát triển, trẻ bắt đầu tập thở bằng việc vào thải ra nước ối.
Có lịch trình ngủ và thức rõ ràng từ tuần thai 28
Lúc này thai đã phát triển khá hoàn thiện, nếu ra khỏi bụng mẹ thai vẫn có thể sống song yếu ớt và cần sự trợ giúp của y học.
3. Sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ 3
Trong các giai đoạn phát triển của thai nhi, ở giai đoạn này thai đã có kích thước tương đối lớn, giai đoạn này là sự hoàn thiện phát triển cuối cùng để trẻ chào đời khỏe mạnh.
Phát triển thị giác ở tuần thai 29
Thị giác của thai sẽ phát triển hoàn thiện hơn, không chỉ cảm nhận ánh sáng mà bé còn có thể chớp mắt.
Tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn phát triển hoàn thiện cuối cùng của thai
Phát triển não bộ ở tuần thai 30
Đầu trẻ sẽ gia tăng kích thước nhanh chóng để tạo không gian cho bộ não phát triển.
Phát triển kích thước ở tuần thai 31
Trẻ lúc này sẽ phát triển kích thước rất nhanh, tương đương với quả bí ngòi bao bọc bởi 1,5 lít nước ối.
Hình thành chất béo ở tuần thai 32
Lớp chất béo bảo vệ cơ thể sẽ hình thành giúp trẻ trông bụ bẫm hơn.
Thay đổi cân nặng nhanh chóng ở tuần thai 33
Từ tuần thai này, mỗi tuần trẻ có thể tăng từ 0,5 kg trọng lượng cho đến khi chào đời.
Từ giai đoạn này cho đến tuần thai 42 cuối cùng, các cơ quan sẽ tiếp tục phát triển hoàn thiện để trẻ ra đời bụ bẫm, khỏe mạnh, thích ứng với môi trường nhanh nhất.
Các giai đoạn phát triển của thai nhi vô cùng diệu kỳ, điều này giúp cha mẹ có động lực hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ thai, chờ mong ngày con chào đời.